Nắm bắt kỹ thuật trồng lúa vụ hè thu


Là vụ mùa có thời tiết diễn biến khá phức tạp, việc nắm bắt kỹ thuật trồng lúa vụ hè thu sẽ giúp bà con nông dân triển khai canh tác thuận lợi, tránh được hán hán, mưa lũ, đảm bảo năng suất vụ mùa.

trong-lua-cho-vu-he-thu

Đầu vụ khô hạn, cuối vụ mưa bão khắc nghiệt nên kỹ thuật trồng lúa vụ hè thu cần phải dựa vào diễn biến thời tiết để có biện pháp ứng phó hợp lý.

Chuẩn bị đất trồng cho vụ hè thu

Trong kỹ thuật trồng lúa vụ hè thu, giai đoạn chuẩn bị đất được xem là giai đoạn nền tàng hết sức quan trọng. Sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân cần tiến hành cắt rạ và đánh đều rơm khắp bề mặt, phơi 01 ngày sau đó tiến hành đốt để diệt các mầm bệnh, sâu.

Tiếp đó, tiến hành cày xới đất đúng kỹ thuật và phơi đất khoảng từ 7 đến 10 ngày.

Trước khi chuẩn bị gieo sạ, tiến hành bơm nước vào, san bằng mặt ruộng và đánh luống, tạo rãnh thoát nước cho ruộng. Một điểm quan trọng cần lưu ý là trước khi gieo sạ 1 ngày nên tiến hành phun thuốc diệt ốc bưu vàng.

Chuẩn bị giống lúa và tiến hành gieo sạ vụ hè thu

Đối với vụ hè thu, nên chọn các giống lúa chất lượng cao, có thời gian sinh trưởng ngắn như: Đài Thơm 8, Nàng hoa 9, OM429, OM11735, OM 4900, OM 7347, OM9921, OM18, OM380, OM99582…

Đối với khâu ngâm ủ hạt giống, cần thực hiện đúng kỹ thuật qua các bước: xử lý hạt giống trước khi ngâm ủ – phá ngủ, kích mầm – ngâm, ủ. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật sẽ thu được mẻ giống mạ có rễ mầm và thân mầm bằng 1/3 – 1/2 chiều dài hạt giống sau khoảng 30 – 36 tiếng với giống lúa thuần, 18 – 24 tiếng với giống lúa lai. Hạt giống nảy mầm tỷ lệ cao, đảm bảo sinh trưởng, phát triển tốt khi gieo sạ.

Có 2 cách sạ thường dùng là sạ lan và sạ theo hàng. Sạ lan (còn được gọi là gieo thẳng, gieo vãi) là dùng tay gieo sạ thẳng hạt lúa đã nãy mầm xuống ruộng, khi mọc lên không có hàng lối phân biệt. Lượng lúa giống để sạ lan thường từ 180-200 kg/ha.

Sạ lúa theo hàng là dùng dụng cụ đã thiết kế sẵn các hàng lỗ kéo ngang qua mặt ruộng, hạt lúa giống sẽ rơi qua các lỗ trải đều xuống, nhờ vậy lúa sẽ mọc đều đặn và thẳng hàng. Ưu điểm của phương pháp này là có thể điều chỉnh các vòng cao su che các dãy lỗ của trống trên dụng cụ để điều chỉnh mật độ gieo sạ. Lượng lúa giống để sạ hàng thường ở 3 mức: 50 – 75 – 100 kg/ha. Kỹ thuật trồng lúa vụ hè thu thường sử dụng phương pháp sạ theo hàng để đảm bảo mật độ phát triển hợp lý cho cây lúa có thời gian sinh trưởng ngắn.

Quản lý nước, phân bón, sâu bệnh

Quản lý tốt nước trong ruộng lúa sẽ giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, ít chịu tác động của phèn, ngộ độc hữu cơ, giảm thất thoát dinh dưỡng và hạn chế được sự phát triển của các loại sâu bệnh hại lúa vụ hè thu. Để quản lý nước, áp dụng kỹ thuật tưới “ướt khô xen kẽ” của Viện lúa Quốc tế IRRI: cho nước ngập ruộng tùy giai đoạn và nước chỉ sâu tối đa 5cm.

Về phân bón có 2 loại: phân bón gốc và phân bón lá. Tùy giai đoạn phát triển, mục tiêu bón để có phương pháp bón phù hợp: phân bón gốc thì rải đều trên mặt ruộng, phân bón lá thì phun đều trên cả 2 mặt lá.

Cây lúa thường gặp các loại sâu bệnh chủ yếu sau: bọ trĩ, sâu cuốn lá, sâu đục thân, nhện gié,… bệnh đạo ôn, bệnh vàng lùn, xoắn lá, bệnh đốm vằn,… Do đó, cần có phương pháp phun thuốc phòng ngừa phù hợp tùy theo giai đoạn phát triển. Thời gian gần đây, máy bay phun thuốc là một biện pháp kỹ thuật mới được ứng dụng trong bón phân, phun thuốc cho lúa mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm nhân công, thời gian, chi phí.

Trên đây là các kỹ thuật trống lúa vụ hè thu cơ bản được AgriDrone Việt Nam tóm tắt để bà con nông dân nắm bắt nhanh và áp dụng thực tiễn vào sản xuất, có được những vụ mùa bội thu.

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM
NHẬN TƯ VẤN