Kỹ thuật gieo cấy lúa vụ mùa đạt năng suất cao


Kỹ thuật gieo cấy lúa vụ mùa như thế nào để đạt năng suất cao khi thu hoạch? Sau đây AgriDrone chia sẻ kỹ thuật gieo cấy lúa vụ mùa và một số lưu ý khi chăm sóc cho lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

Để vụ mùa thắng lợi, bà con cần chú ý đến các khâu: chọn giống, ngâm ủ thóc giống, gieo cấy mạ, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

Lưu ý khi chọn giống cho vụ mùa

Bà con cần chọn các giống lúa có khả năng chống chịu những loại sâu bệnh hại lúa vụ mùa, đặc biệt là chống bệnh bạc lá và chống đổ. Bà con nên sử dụng giống lúa tại các cơ sở uy tín, không tự để giống, không lấy thóc ở vùng từ những vụ trước đã xuất hiện cỏ để làm giống cho vụ sau.

ky thuat gieo cay lua vu mua 2

Về khối lượng thóc giống gieo cấy cho vụ mùa, tùy thuộc vào loại giống và kích cỡ hạt giống mà bà con dùng với khối lượng phù hợp. Với lúa lai, bà con gieo khoảng từ 0,8-1 kg/sào, lúa thuần từ 1-1,5 kg/sào. Trà cuối thì nên gieo tăng 5-10% để làm mạ dự phòng khi gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi xảy ra.

Kỹ thuật ngâm ủ thóc giống cho vụ mùa

Bà con tiến hành việc ngâm ủ thóc giống theo hướng dẫn của nhà sản xuất có trên bao bì sản phẩm. 

Trong thời gian ngâm hạt giống, bà con cần chú ý thay nước, rửa chua cứ 6 – 8 tiếng/lần. 

Ngoài ra, bà con có thể sử dụng một số chế phẩm để xử lý hạt giống trước khi gieo nhằm chống bệnh lùn sọc đen như: Enado 40FS, Gaucho 600FS, CruiserPlus 312.5FS, Kola 600FS,…

Cách ngâm ủ lúa giống vụ mùa hiệu quả cao

Kỹ thuật gieo cấy lúa vụ mùa đúng chuẩn

Gieo cấy

Nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu do nắng nóng và ngập úng đầu vụ mùa, bà con nên ưu tiên gieo mạ cấy, không nên gieo thẳng, tăng diện tích cấy máy. Bà con có thể gieo mạ nền cứng, mạ dày xúc, mạ khay cấy máy, mạ lốc (mạ vườn) hoặc mạ dược. Việc lựa chọn phương pháp gieo cấy tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương.

Gieo mạ

Nếu bà con gieo mạ nền cứng hoặc mạ dày xúc thì nên sử dụng bùn ở những nơi có nguồn nước lưu thông, không dùng bùn ở những nơi ao tù, nước đọng, chỗ bóng cây có nhiều lá rụng. Lấy bùn sớm để loại bỏ các khí độc ảnh hưởng đến mạ, có thể trộn thêm trấu mục vào bùn để tạo độ xốp cho bùn, dễ ra mạ khi cấy. 

ky thuat gieo cay lua vu mua 3

Cách gieo mạ: Bà con tiến hành làm bùn nhuyễn, san phẳng mặt luống và rải lớp bùn mỏng khoảng 1 – 1,5 cm (mạ nền cứng) và 2,5 – 3 cm (mạ dày xúc), khi bùn se mặt tiến hành gieo mạ đều với mật độ vừa phải, đảm bảo cứ 3 – 4 m2/sào (mạ nền cứng) và 8 – 10 m2/sào (mạ dày xúc). Khi mạ có 2,5 – 3 lá thật là tốt nhất.

Gieo mạ lốc (mạ vườn)

Phương pháp gieo mạ lốc có ưu điểm là tương đối dễ làm, cây mạ cao, đanh dảnh, khi cấy không bị chột mạ.

Cách làm: Bà con chọn chân ruộng cao hoặc vườn có đất cát pha. Tiến hành làm sạch cỏ dại, làm đất tơi, lên luống như gieo hạt rau, sau đó bà con tiến hành gieo mạ với diện tích 15 – 20 m2. Sau khi gieo, bà con tưới đẫm nước rồi phủ kín hạt bằng đất bột hoặc cát. Khi mạ được 10 – 12 ngày tuổi là có thể nhổ mạ đi cấy, thậm chí có thể để đến 18-20 ngày tương tự như mạ dược.

Mạ khay cấy máy

Chuẩn bị dụng cụ: khay nhựa và giá thể gieo mạ (khoảng 6-8 khay mạ/sào). Giá thể gieo mạ gồm đất bột, mùn cưa hoặc trấu mục xay mịn với tỉ lệ 5:2, có thể mua từ những cơ sở chuyên bán giá thể gieo mạ khay. 

Cách làm: Cho giá thể vào 2/3 chiều cao khay, san phẳng tưới nước đẫm sau đó tiến hành gieo mạ đều trên khay rồi phủ đất kín. Sau khi đã gieo xong mạ vào khay, bà con hãy xếp chồng các khay lên nhau và phủ kín khoảng 1 ngày đêm khi mạ ra mũi chông, sau đó xếp rải như luống mạ và chăm sóc như mạ nền cứng.

Chăm sóc mạ

Trong kỹ thuật gieo cấy lúa vụ mùa, bà con cần chú ý chăm sóc mạ. Do giai đoạn gieo mạ thường có nắng nóng nên bà con cần chú ý thực hiện biện pháp chống nóng cho mạ bằng cách dùng lưới đen để che bớt nắng, tưới nước thường xuyên cho đủ ẩm, không tưới vào lúc đang trưa nắng nóng.

Khi mạ ngoài 3 lá thật, bà con cần bổ sung dinh dưỡng cho cây mạ bằng cách pha loãng lân supe hoặc NPK có hàm lượng lân cao để tưới cho luống mạ. 

Ngoài ra bà con cần chú ý phun thuốc bảo vệ thực vật trừ rầy trước khi đưa mạ ra ruộng cấy từ 2 – 3 ngày.

Kỹ thuật chăm sóc lúa vụ mùa sau khi gieo cấy

Phân bón

Trong cách chăm sóc lúa vụ mùa, bà con cần tiến hành bón lót sâu, bón thúc sớm, bón phân cân đối hợp lý, hạn chế bón đạm đơn, giai đoạn đón đòng và nuôi hạt thì không sử dụng đạm đơn.

ky thuat gieo cay lua vu mua 1

Tham khảo lượng phân bón cho 1 sào: 20 – 25 kg/sào đối với phân bón NPK chuyên lót loại 5:10:3, 6:11:2,.. và 12 – 15 kg/sào NPK chuyên thúc loại 12:5:10, 16:5:17,… hoặc 15 – 17 kg phân bón NPK 16:16:8/sào (bón lót 5-6 kg/sào, bón thúc lượng còn lại).

Điều tiết nước

Áp dụng chế độ điều tiết nước “Nông – Lộ – Phơi” theo kinh nghiệm trồng lúa cho suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa.

Phòng trừ sâu bệnh

Đối với lúa vụ mùa, bà con cần chú ý một số đối tượng hại lúa như: ốc bươu vàng, bệnh ngộ độc hữu cơ, cỏ dại và các bệnh thường gặp trên cây lúa khác. Bà con nên kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh sớm và thực hiện các biện pháp phòng trừ theo hướng dẫn của cơ quan ban ngành chuyên môn.

Với giải pháp máy bay xịt thuốc sạ lúa rải phân của AgriDrone Việt Nam như: DJI Agras T30, DJI Agras T20P, DJI Agras T40, T50, T25, quá trình phun thuốc, gieo sạ lúa, bón phân cho cây lúa sẽ đơn giản hơn rất nhiều nhờ khả năng phun/rải chính xác, tự động, tiết kiệm nước, tiết kiệm thuốc trừ sâu, giảm chi phí sản xuất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bà con nông dân.

Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật gieo cấy lúa vụ mùa. Chúc bà con mùa vàng bội thu.

0/5 (0 Reviews)
NHẬN TƯ VẤN