Sâu bệnh hại lúa mùa các biện pháp phòng trừ phổ biến


Thời tiết vụ mùa thường có những đợt nắng nóng xen kẽ mưa rào tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh hại phát sinh tấn công cây lúa. Bà con phát hiện sớm các loại sâu bệnh hại lúa mùa và phòng trừ kịp thời để đảm bảo năng suất mùa màng.

Tại Việt Nam, cây lúa có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực trong nước và phục vụ xuất khẩu. Đây cũng là loài cây phải đối mặt với nguy cơ nhiều sâu bệnh hại tấn công.

Các loại sâu bệnh hại lúa mùa

Bệnh khô vằn

Bệnh khô vằn là một trong những loại sâu bệnh hại lúa mùa thường gặp, bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm cao. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh khô vằn phát triển khoảng 24-32 độ C và ẩm độ bão hoà hoặc lượng mưa cao thì bệnh phát sinh phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh.

Bệnh khô vằn thường xuất hiện đầu tiên ở các bẹ và lá già sát mặt nước hoặc ở dưới gốc. Tốc độ lây lan lên các lá phía trên phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết mưa nhiều, lượng nước trên đồng ruộng quá cao, nhất là tại các ruộng nhiều nước, cấy quá dày, cấy nhiều sảnh. Bệnh khô vằn là một trong những bệnh hại khá thường gặp trên cây lúa và gây thiệt hại không nhỏ tới năng suất, phẩm chất lúa gạo khi thu hoạch.

Bệnh đạo ôn

sau benh hai lua 01

Bệnh đạo ôn do nấm với tên khoa học: Pyricularia oryzae gây ra. Trong điều kiện sản xuất lúa gạo ở nước ta, nguồn bệnh luôn có sẵn trên đồng, nếu trời nhiều mây, âm u, ít nắng, thời tiết mát, ẩm độ cao, kết hợp đêm có sương mù nhiều thì bệnh phát triển mạnh. Bệnh đạo ôn thường gây hại nặng trên những ruộng sử dụng giống lúa nhiễm bệnh, gieo sạ dày, bón phân thừa đạm…

Ốc bươu vàng

Ốc bươu vàng là một trong những đối tượng gây hại lúa mùa rất phổ biến, chúng ăn phiến lá và lá nõn lúa, ốc hoạt động cả ngày lẫn đêm, thời điểm chúng hoạt động mạnh nhất vào sáng sớm và chiều tối, ốc có thể cắn trụi tới tận gốc lúa, cây khó có khả năng phục hồi.

Sâu cuốn lá

Sâu cuốn lá là một trong những loại sâu bệnh hại lúa mùa phổ biến. Vào đầu vụ, sâu có thể cuốn cả khóm lúa thành một búi rồi cắn cụt các khóm. Chúng thường phát sinh ở những ruộng lúa xanh tốt, rậm rạp có bản lá rộng, ruộng gần bờ mương, đường đi, ruộng ven làng.

Sâu cuốn là phát sinh 6 – 7 lứa mỗi năm, chúng gây hại nặng nhất trong vụ mùa, tập trung nhất từ trung tuần tháng 8 đến đầu tháng 9 trên lúa mùa chính vụ.

Sâu đục thân 2 chấm

Sâu đục thân hai chấm thường gặp trên lúa vào vụ mùa, sâu non đục vào thân mạ, lúa cắn nõn lúa gây ra dảnh héo giai đoạn lúa đẻ nhánh hoặc cắn đứt ngang cuống đòng, cuống bông gây ra bông bạc giai đoạn lúa trổ.

Trong một vụ lúa thường có hai đợt sâu non tấn công và gây hại nặng. Bà con cần chú ý kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và điều trị kịp thời

Bệnh bạc lá

Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas Oryzae theo gió, nước xâm nhiễm vào lá lúa theo thuỷ khổng, khí khổng và nhất là qua vết thương cơ giới trên lá lúa. Bệnh thường lây lan gây hại mạnh sau các trận mưa bão.

Nếu không điều trị kịp thời để bệnh bùng phát thành dịch, nhất là trong giai đoạn làm đòng đến trỗ bông thì cây lúa dễ bị nghẹn đòng, bông bạc, hạt lép nhiều và làm giảm năng suất tới 55 – 70%. Bệnh bạc lá thường phát triển mạnh và có nguy cơ lây lan thành dịch trong điều kiện nhiệt độ cao (25 – 300C) và ẩm độ cao (95 – 100%). Bệnh cũng gây hại nặng ở những chân ruộng hẩu, ruộng trũng, chua, bón nhiều đạm, mất cân đối hoặc các diện tích bón đạm muộn, bón lai rai,…

Rầy nâu

sau benh hai lua 01

Đây là một trong những loài sâu bệnh hại lúa mùa nguy hiểm và dễ lây lan thành dịch ở nước ta hiện nay. Không chỉ gây hại trực tiếp, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, một bệnh đặc biệt nguy hiểm cho cây lúa, đã từng gây dịch trên diện rộng ở Việt Nam cách đây vài năm.

Rầy lưng trắng

Rầy lưng trắng là một trong những loài sâu bệnh hại trên lúa mùa phổ biến, rầy trưởng thành và rầy non đều hút nhựa cây từ dảnh và lá lúa. Nếu chúng tấn công vào thời kỳ lúa trỗ bông làm cho số lượng bông và chiều dài bông giảm, hạt lúa bị lép, lửng và làm chậm quá trình chín của hạt. Đối tượng này thường gây hại nặng trên các giống lúa nhiễm rầy, lúa lai; ruộng lúa cấy dày, bón nhiều đạm.

Bệnh lùn sọc đen

Môi giới truyền bệnh lùn sọc đen chính là rầy lưng trắng. Chính vì thế bà con cần đặc biệt chú ý phòng, trừ bệnh ở những vùng có nguy cơ cao. Đối với ruộng lúa bị gây hại ở mức độ nhẹ và rải rác thì tiến hành nhổ và tiêu hủy cây lúa, khóm lúa bị bệnh; tiến hành phun thuốc diệt trừ rầy lưng trắng (nếu có) để hạn chế lây lan nguồn bệnh sang ruộng khác.

Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa

Để hạn chế những thiệt hại do sâu bệnh hại lúa mùa gây ra, bà con cần thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo khuyến cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tại địa phương.

Theo đó, bà con cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện sâu bệnh và tiến hành phun thuốc phòng trừ kịp thời. Chẳng hạn như, với sâu cuốn lá nhỏ, bà con sử dụng một trong các loại thuốc sau để phun phòng trừ: Comda gold 5WG, Aremec 45EC, Gà nòi 95SP, Clever 150SC, 300WG,… Còn đối với sâu đục thân 2 chấm, bà con có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Aremec 45EC; Shepatin 90EC; Vinetox 18SL, 95SP; Neretox 18 SL, 95WP… để phun vào sáng sớm hoặc buổi chiều mát.

Sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu cho lúa

Sử dụng máy bay phun thuốc cho lúa là phương pháp được nhiều địa phương áp dụng hiện nay và cho hiệu quả rất tốt. Máy bay phun thuốc lúa giúp tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nhân công, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và chất lượng nông sản khi thu hoạch, bảo vệ sức khỏe con người và giảm ô nhiễm môi trường.

Hiện nay AgriDrone Việt Nam là đơn vị uy tín cung cấp giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu với nhiều trạm phun dịch vụ trên toàn quốc. Bà con quan tâm đến giải pháp phun thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái xin vui lòng liên hệ AgriDrone Việt Nam để được chúng tôi hỗ trợ.

0/5 (0 Reviews)
NHẬN TƯ VẤN