Kỹ thuật trồng lúa Đài Thơm 8


Giống lúa Đài Thơm 8 là giống cảm ôn, có thể gieo trồng được cả hai vụ trong năm. Trong bài viết dưới đây, AgriDrone sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng lúa Đài Thơm 8 và cách chăm sóc phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, cho năng suất cao.

Giống lúa Đài Thơm có chiều cao cây khoảng 95 – 100 cm, có khả năng đẻ nhánh khỏe, bộ lá đứng, xanh, hạt thon dài, màu vàng sáng. Hạt gạo trong, không bạc bụng, cơm trắng bóng, dẻo, thơm và có vị đậm.

Giống lúa này có khả năng chống chịu trung bình với một số loại sâu bệnh hại chính trên lúa, có khả năng chịu thâm canh, đứng cây, chống đổ tốt. Năng suất trung bình của giống lúa Đài Thơm 8 đạt khoảng 6,5 – 7,0 tấn/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 8 – 9 tấn/ha.

Để đạt được năng suất cao, bà con cần tuân thủ kỹ thuật trồng lúa Đài Thơm 8 như sau:

Kỹ thuật làm đất trước khi trồng

Giống lúa Đài Thơm 8 thích hợp gieo trồng trên nhiều chân đất, vàn, vàn cao và vàn hơi thấp.

ky thuat trong lua dai thom 8 3

Trước khi tiến hành gieo cấy, bà con cần tiến hành khâu làm đất kỹ càng. Theo đó, bà con thực hiện việc xới trục đất và trang khỏa mặt bằng thật kỹ, sau đó đào mương đánh rãnh thoát nước thật tốt rồi cho nước vào ngâm đất khoảng 2 – 3 đêm để phun thuốc diệt ốc bươu vàng, khi nào hạt giống nảy mầm thì mới tháo nước ra để tiến hành gieo sạ.

Thời vụ gieo cấy giống lúa Đài Thơm 8

Mỗi địa phương sẽ có lịch thời vụ khác nhau, bà con cần tuân thủ gieo cấy theo lịch thời vụ của địa phương mình để hạn chế sâu bệnh. Lịch thời vụ tham khảo như sau:

  • Khu vực Bắc Bộ: Vụ Xuân gieo trong khoảng thời gian 20/1 – 10/2, gieo mạ dày xúc hoặc mạ nền, cấy tuổi mạ 3 – 3,5 lá; nếu gieo mạ dược (cấy tuổi mạ 4 – 4,5 lá); vụ Mùa gieo trong tháng 6, cấy khi mạ được khoảng 12 – 15 ngày.
  • Khu vực Bắc Trung Bộ: Vụ Xuân tiến hành gieo trong khoảng thời gian 10/1 – 31/1 gieo mạ dày xúc hoặc mạ nền, cấy khi mạ được 3 – 3,5 lá; nếu gieo mạ dược thì bà con cấy khi mạ được khoảng 4 – 4,5 lá; vụ Hè Thu tiến hành gieo trong khoảng 15/5 – 5/6, cấy khi mạ được 12-15 ngày. 
  • Khu vực Nam Trung Bộ: Gieo sạ trong thời gian 20/12 – 15/1 (đối với vụ Đông Xuân) hoặc từ 10/5 – 10/6 (đối với vụ Hè Thu).
  • Khu vực Tây Nguyên: Thời gian gieo sạ khoảng 15/11 – 15/12 (vụ Đông Xuân) hoặc 1/5 – 25/5 (vụ Hè Thu).
  • Khu vực Nam bộ: Gieo sạ từ 10 – 20/12 (đối với vụ Đông Xuân), từ 10/5 – 20/5 (đối với vụ Hè Thu) hoặc từ 10/9 – 20/9 (đối với vụ Thu Đông).

Lượng giống và cách ngâm ủ

Lượng giống sạ khoảng 100 – 120kg/ha. 

Cách ngâm ủ như sau:

  • Ngâm hạt giống trong 24 tiếng bằng nước sạch, rửa giống 2 lần vào lúc ngâm được 12 tiếng và 24 tiếng sau khi ngâm.
  • Rửa hết nước chua và để cho ráo vỏ hạt, sau đó đem đi ủ. Bà con ủ giống trong khoảng 24 – 48 tiếng ở nhiệt độ khoảng 30 – 35 độ C tùy theo hình thức sạ hàng hay sạ lan.
  • Xử lý hạt giống bằng thuốc Cruise trong thời gian ủ giống theo đúng hướng dẫn trên nhãn thuốc để phòng ngừa rầy di trú và bọ trĩ ở giai đoạn đầu.

Mật độ gieo cấy lúa Đài Thơm 8

Với phương pháp cấy, bà con cấy với mật độ khoảng 40 – 45 khóm/m2, cấy 2 – 3 dảnh/khóm, cấy nông tay.

ky thuat trong lua dai thom 8 2

Với kỹ thuật gieo sạ lúa, bà con gieo với một lượng khoảng 40 – 45 kg/ha (đối với các tỉnh phía Bắc), hoặc 80 – 100 kg/ha (đối với các tỉnh miền Trung và miền Nam).

Hướng dẫn bón phân cho lúa Đài Thơm 8

Trong kỹ thuật canh tác lúa Đài Thơm 8, khâu bón phân có vai trò rất quan trọng. Bà con cần bón phân cân đối, hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho lúa theo từng giai đoạn. Lượng bón phân tùy theo từng vùng đất, mùa vụ và phương pháp gieo cấy.

Bà con có thể tham khảo cách bón phân như sau:

Đối với lúa gieo sạ

Bà con có thể tham khảo lượng bón cho 1 ha là: 150 kg Urea + 100 kg DAP +100 kg KCl. Lượng phân bón này chia ra thành các đợt như sau:

  • Bón lót (bón vào thời điểm ngay trước khi sạ lúa, có kéo ván để lấp phân): 50 kg DAP
  • Bón thúc 1 (bón khi sau khi sạ được 7 – 8 ngày): 50 kg DAP + 30 kg Urea
  • Bón thúc 2 (bón sau khi sạ được 18 – 20 ngày): 60kg Urea + 40 kg KCl
  • Bón đón đòng (bón sau khi sạ 35 – 38 ngày): 30 kg Urea + 30 kg KCl/ha.
  • Bón nuôi hạt (bón sau khi lúa trổ đều 5 – 7 ngày nhằm mục đích cho lúa tăng tỉ lệ hạt chắc): 30 kg Urea + 30 kg KCl/ha.

Đối với lúa cấy

Bà con nên sử dụng phân bón tổng hợp NPK. Trên chân đất trung bình, bà con có thể tham khảo lượng bón như sau:

 + Đối với phân tổng hợp NPK Lâm Thao:

  • Bón lót (tiến hành bón trước khi bừa cấy): Lượng phân bón khoảng 7-8 tấn phân hữu cơ (hoặc 1200 – 1500 kg phân vi sinh) + 560 – 700 kg/ha phân NPK (5:10:3).
  • Bón thúc (bón vào giai đoạn lúa bén rễ hồi xanh): Lượng phân bón khoảng 220-250 kg/ha phân NPK (12:5:10) + 30 kg phân đạm urê. Khi bón phân, bà con kết hợp với làm cỏ sục bùn.
  • Bón thúc (bón khi lúa đứng cái): Giai đoạn này, bà con bón khoảng 200 kg/ha phân NPK (12:5:10).

+ Đối với phân đơn:

Bà con tham khảo lượng phân bón cho diện tích 1ha như sau:

  • Vụ Xuân 7 – 8 tấn phân hữu cơ (nếu sử dụng phân vi sinh thì bón khoảng 1200 – 1500 kg phân vi sinh) + 200 – 220 kg đạm Urê + 450 – 500 kg Super lân + 140 – 160 kg Kaliclorua. 
  • Vụ Mùa, Hè Thu giảm 10% lượng phân đạm, đồng thời tăng 15% kali so với vụ Xuân

Cách bón: 

  • Trước khi bừa cấy, bà con bón lót bằng toàn bộ phân hữu cơ (hoặc phân vi sinh), phân lân + 40% phân đạm + 20% phân kali; 
  • Bón thúc lần 1 (lúc cây lúa bén rễ hồi xanh): 50% phân đạm + 30% phân Kali; 
  • Bón thúc lần 2 (bón khi lúa đứng cái): Dùng nốt lượng phân còn lại.

Chăm sóc lúa Đài Thơm 8 sau khi gieo cấy

Đối với lúa gieo sạ

Với ruộng lúa canh tác bằng cách gieo sạ, bà con cần chú ý theo dõi và phòng trừ ốc bươu vàng, đồng thời phun thuốc Sofit trừ cỏ dại. Ngoài ra, bà con cần chú ý cấy dặm để đảm bảo mật độ.

ky thuat trong lua dai thom 8 1

Giữ đất ẩm trong vòng 3 – 5 ngày sau khi sạ, sau đó bà con tiến hành cho nước chảy vào đều khắp ruộng, mực nước khoảng 3 – 5 cm khi lúa giáp tán. Sau giai đoạn này, bà con áp dụng chế độ tưới ngập khô xen kẽ cho đến khi lúa bắt đầu trổ, khi lúa vàng đuôi tháo cạn nước. 

Đối với lúa cấy

Bà con cần giữ đủ nước trong ruộng, tiến hành tỉa dặm kịp thời, nên bón thúc sớm cho lúa phát triển cân đối, đẻ sớm, đẻ tập trung, cho nhiều bông hữu hiệu và hạn chế sâu bệnh hại.

Cách phòng trừ sâu bệnh cho lúa Đài Thơm 8

Giống lúa Đài Thơm 8 có khả năng kháng tốt với bệnh vàng lùn, đạo ôn, rầy nâu. Tuy nhiên, bà con vẫn cần phải kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh hại phát sinh.

Để phun xịt thuốc trừ sâu cho lúa, bà con nên áp dụng giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái của AgriDrone. AgriDrone là đơn vị uy tín hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp giải pháp phun thuốc trừ sâu bằng drone (máy bay không người lái) với những thiết bị tiên tiến hàng đầu hiện nay như: máy bay phun thuốc DJI Agras T50, DJI Agras T25… Ngoài chức năng phun thuốc, những thiết bị này còn có thể thực hiện các công việc khác như gieo sạ lúa, bón phân rất hiệu quả và tiện lợi.

may bay phun thuoc t25 gia bao nhieu 2

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực này, cùng với đội ngũ chuyên gia giỏi, tận tâm, công nghệ tiên tiến, AgriDrone mang đến cho bà con giải pháp canh tác tiết kiệm chi phí, hiệu quả, năng suất cao và tiết kiệm công sức lao động.

Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa Đài Thơm 8. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bà con những kiến thức bổ ích để canh tác giống lúa này hiệu quả. Chúc bà con thành công.

48
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM

Tôi là Thiên Vũ hiện là CEO AgriDrone Việt Nam là một kỹ sư trẻ với mong muốn luôn phát triển, ứng dụng công nghệ mới và mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm cùng niềm đam mê với DRONEs, UAM, MetaVerse và AI, tôi hy vọng những kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.

NHẬN TƯ VẤN