Cách ngâm ủ giống lúa hiệu quả cao


Để gieo cấy đạt hiệu quả cao, người nông dân cần nắm vững cách ngâm ủ giống lúa. Việc ngâm ủ đúng cách sẽ giúp loại bỏ các mầm bệnh, tăng tỉ lệ nảy mầm và đảm bảo tỉ lệ sống cao khi gieo sạ.

Dưới đây, AgriDrone Việt Nam xin chia sẻ cách ngâm ủ giống lúa hiệu quả và các điểm cần lưu ý trong quá trình thực hiện.

Xử lý hạt giống lúa trước khi ngâm ủ

Trước khi tiến hành ngâm ủ cần tăng sức hút nước và độ nảy mầm của hạt. Bằng cách phơi nắng từ 2 – 3 giờ dưới nắng nhẹ. Lưu ý là không được phơi trực tiếp trên nền gạch, xi măng.

Tiếp theo, phải loại bỏ nấm bệnh, tạp chất, hạt lép, hạt cỏ dại… bằng cách ngâm trước nóng hoặc nước muối. Đối với giai đoạn này, có thể xử lý hạt giống lúa bằng hai cách: bằng nước nóng 54 độ C hoặc nước muối 15%.

Xử lý hạt lúa giống dùng nước nóng 54 độ C: Pha 3 phần nước sôi với 2 phần nước lạnh (3 sôi, 2 lạnh), rồi đổ lúa giống từ từ vào. Dùng lượng nước nóng 54 độ C gấp 3 – 4 lần lượng lúa giống, ngâm trong vòng từ 10 đến 15 phút sau đó, dùng rá vớt bỏ những phần tử nổi trên mặt, lơ lửng trong nước. Phần chìm còn lại đem đãi sẽ được hạt giống sạch hoàn toàn.

Xử lý hạt giống lúa dùng nước muối 15%:  Cách làm tương tự như dùng nước nóng 54 độ C nhưng thay bằng dung dịch nước muối 15% (pha 1,5 kg muối ăn với 10 lít nước sạch) và sử dụng lượng nước gấp 3 lần lượng hạt giống.

Phá ngủ hạt giống, kích thích nảy mầm

Hạt giống lúa đang ngủ nghỉ lâu nếu không xử lý phá ngủ thì tỷ lệ nảy mầm sẽ rất thấp. Cách phá ngủ hạt giống: dùng 0,5 – 1kg supe lân Lâm Thao khuấy đều trong 10 – 15 lít nước sạch. Sau đó để lắng, gạn lấy nước trong rồi đổ thóc giống vào ngâm trong 10 – 12 giờ. Tỷ lệ sử dụng là 1kg giống lúa cần 1 – 1,5 lít dung dịch.

Cách ngâm ủ giống lúa

Ngâm giống lúa

Hạt giống lúa sau khi được làm sạch, phá ngủ cần được ngâm với nước sạch. Thời gian ngâm là khoảng 24 – 36 tiếng đối với các giống lúa liền vụ. Và từ 12 – 18 tiếng với các giống lúa khác.

Lưu ý khi ngâm: Sau 4 – 5 tiếng ngâm hạt giống lúa thì tiến hành thay nước, rửa chua 1 lần. Hạt giống sau khi ngâm hút no nước, hạt trong, nhìn thấy phôi hạt là đạt điều kiện để tiến hành ủ.

Ủ giống lúa

Hạt giống sau khi ngâm đạt điều kiện, đem đãi sạch và tiến hành ủ thúc mầm. Dùng các vật dụng bằng tre như thúng hoặc bao mỏng (loại bao dứa bằng sợi đan có khe hở). Bỏ hạt giống vào và đậy che phủ bề mặt. Với các giống lúa thuần, thời gian ủ là từ 24 đến 30 tiếng. Còn các giống lúa lai là từ 12 đến 16 tiếng.           

Sau thời gian ủ, hạt giống đạt yêu cầu sẽ nứt nanh. Chúng ta tiến hành điều tiết rễ mầm và thân mầm: đổ hạt giống chỗ thoáng cho hạ nhiệt từ từ. Và cho ngâm uống nước, để trên cạn chỗ râm mát với thời gian như nhau. Mỗi đợt khoảng 12 tiếng đối với giống lúa thuần và 6 tiếng đối với giống lúa lai.

Nếu thực hiện đúng cách ngâm ủ giống lúa. Chúng ta sẽ thu được mẻ giống mạ có rễ mầm và thân mầm bằng 1/3 – 1/2 chiều dài hạt giống sau khoảng 30 – 36 tiếng với giống lúa thuần, 18 – 24 tiếng với giống lúa lai. Hạt giống nảy mầm tỷ lệ cao, đảm bảo sinh trưởng, phát triển tốt khi gieo sạ.

Rải hạt sử dụng máy bay nông nghiệp

may-bay-rai-hat
Máy bay rải hạt và phân bón
Hệ thống rải hạt có dung tích lớn từ 13 – 16 lít. Chỉ cần tháo bình phun trên máy bay nông nghiệp ra và lắp nó vào là bạn có thể sử dụng để phân phối phân bón dạng hạt rắn, thức ăn, hạt giống lúa, …
Phù hợp cho các tình huống đa dạng như gieo hạt trực tiếp, gieo hạt cải, rải thức ăn và phân bón.
So với phương pháp truyền thống, hệ thống rải sử dụng máy bay nông nghiệp nhanh hơn, đồng đều hơn và nhẹ hơn, giúp tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và tiền bạc.
NHẬN TƯ VẤN