Lúa nước là cây lương thực có vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp của nước ta. Để đạt năng suất cao, bà con cần nắm vững kỹ thuật canh tác lúa từ khâu chọn giống, gieo cấy, bón phân, trừ sâu bệnh đến khi thu hoạch.
Trong bài viết này, AgriDrone sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật canh tác lúa nước đạt năng suất cao chi tiết qua từng bước để bà con tham khảo.
Mục lục
Hướng dẫn chọn giống lúa
Giống lúa là yếu tố đầu tiên quyết định hiệu quả canh tác lúa, nó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất thu được.
Các chuyên gia khuyến cáo bà con nên lựa chọn những giống có thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 90 – 100 ngày), năng suất cao, có khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại lúa thường gặp, phẩm chất gạo tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Một số giống lúa đạt được các tiêu chí này như: VD95-20, AS996, OM3536, OM1490, OMCS2000, IR64, MTL250, Lúa thơm, v.v.
Hạt giống cần đảm bảo được các tiêu chí:
- Độ sạch (% khối lượng) > 99,0%
- Tạp chất (% khối lượng) < 1,0%
- Tỷ lệ nảy mầm (% số hạt) < 85%
- Độ ẩm (%) < 13.5 %
- Hạt khách giống phân biệt được (% hạt) < 0,25%
- Hạt cỏ (số hạt /kg) < 10 hạt
Kỹ thuật làm đất trước khi gieo trồng lúa
Với vụ Đông Xuân, bà con cần làm cỏ sạch sẽ, trục đánh bùn và san phẳng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng có dụng cụ trang phẳng kèm theo.
Với vụ Hè Thu, bà con cần tiến hành cày đất bằng máy với độ sâu từ 15 – 20 cm, phơi ải đất trong 1 tháng để loại bỏ mầm bệnh. Sau đó bừa trục, san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có trang kèm theo.
Khâu làm đất trước khi trồng cần đảm bảo ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thoát nước tốt, có thể tháo nước và cung cấp nước dễ dàng.
Tiến hành gieo sạ lúa
Gieo sạ lúa là một trong những kỹ thuật canh tác lúa được nhiều nơi lựa chọn. Trước khi tiến hành gieo sạ, bà con chuẩn bị hạt giống như sau:
- Trước khi mang lúa đi ngâm ủ, bà con cần làm sạch hạt giống bằng cách ngâm hạt trong nước muối 15% trong thời gian 5-10 phút, sau đó vớt bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp.
- Cho hạt giống đã làm sạch vào bao và ngâm trong nước sạch 30 giờ.
- Rửa lại hạt giống bằng nước sạch, để ráo nước, mang đi ủ hạt giống trong 24 giờ đảm bảo hạt vừa nhú mầm.
- Xử lý hạt giống trước khi mang đi gieo sạ bằng Regent hoặc Carban 3%.
Lưu ý: Trong vòng 6 tiếng trước khi gieo sạ, bà con không nên tưới nước cho hạt giống để việc gieo sạ lúa không gặp khó khăn.
Kỹ thuật gieo sạ lúa như sau:
Bà con gieo sạ bằng tay, sử dụng máy gieo sạ hoặc sử dụng máy bay sạ lúa DJI Agras T50.
Khối lượng hạt giống sử dụng khoảng 100 – 120 kg/ha. Gieo sạ với mật độ vừa phải (hàng cách hàng 20cm)
Kỹ thuật bón phân cho lúa
Công đoạn tiếp theo trong kỹ thuật trồng lúa nước đó là bón phân. Việc bón phân cho lúa cần đảm bảo cân đối giữa đạm, lân và kali.
Trong thời kỳ cây lúa đẻ nhánh (22-25 ngày sau sạ) và làm đòng (42-45 ngày sau sạ), bà con có thể sử dụng bảng so màu lá để điều chỉnh lượng phân đạm cần bón cho phù hợp với nhu cầu của cây.
Bà con có thể tham khảo loại phân, liều lượng bón và thời gian bón cho lúa (tính cho 1000 m2) trong bảng sau:
Loại đất | Thời kỳ bón | |||
Ra rễ
(7-10 ngày sau gieo) |
Đẻ nhánh
(22-25 ngày sau gieo) |
Đón đòng
(42-45 ngày sau gieo) |
Bón nuôi hạt
(55-60 ngày sau gieo) |
|
Vụ Hè thu | ||||
Đất phù sa | 15 kg NPK
20-20-15 |
4-5 kg DAP
7-8 kg Urê |
5-6 kg Urê
3 kg KCL |
Phun KNO3 trước và sau trỗ 7 ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình |
Đất phèn nhẹ và trung bình | 15 kg NPK
20-20-15 |
6-7 kg DAP
6-7 kg Urê |
4-5 kg Urê
3 kg KCL |
Phun KNO3 trước và sau trỗ 7 ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình |
Vụ Đông xuân | ||||
Đất phù sa | 10 kg NPK
20-20-15 và 4-5 kg Urê |
4-5 kg DAP
7-8 kg Urê |
7-8 kg Urê
3 kg KCL |
Phun KNO3 trước và sau trỗ 7 ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình |
Đất phèn nhẹ và trung bình | 15 kg NPK
20-20-15 |
5-6 kg DAP
6-7 kg Urê |
5-6 kg Urê
3 kg KCL |
Phun KNO3 trước và sau trỗ 7 ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình |
Điều tiết nước khi canh tác lúa
Điều tiết nước trên đồng ruộng cũng cần căn cứ theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Giai đoạn cây con (0 – 7 ngày sau gieo): Bà con rút cạn nước trước khi sạ và giữ cho mặt ruộng khô trong vòng 3 ngày sau sạ. Tới ngày thứ 4, bà con cho nước vào mặt ruộng sao cho mực nước chỉ láng trên mặt ruộng trong 1 ngày, sau đó tháo cạn nước, đảm bảo mặt ruộng đủ ẩm.
Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (tức 7 – 42 ngày sau gieo): Sau khi sạ lúa được 7 – 10 ngày, bà con tiến hành cho nước vào ruộng một cách từ từ, đảm bảo mực nước khoảng 5 – 7cm. Thay nước trong ruộng khoảng 2 – 3 lần, sau mỗi lần thay bà con giữ cạn khoảng 2 – 3 ngày.
Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (tức 42 – 65 ngày sau gieo): Đảm bảo mực nước trong ruộng ở mức 3-5 cm.
Giai đoạn chín (tức 65-95 ngày sau gieo): Đảm bảo mực nước trong ruộng từ 2-3 cm, đến khi lúa chín vàng (7-10 ngày trước khi thu hoạch) thì bà con tháo cạn nước để cho ruộng khô ráo.
Hướng dẫn phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa
Để phòng trừ cỏ dại, bên cạnh việc áp dụng đồng bộ các biện pháp từ làm đất, điều tiết nước cho tới bón phân, bà con có thể sử dụng hóa chất diệt cỏ một cách luân phiên gồm Sofit 300EC, Meco 60EC, Nominee 10SC, Tiller-s, Ronstar 25EC, Vigor 33EC, Sirius 10WP, OK 720DD, Facet 25SC, v.v.
Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại lúa
Phòng trừ sâu hại
Với các đối tượng sâu hại, khi cần thiết có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ:
- Rầy nâu: Bassa 50ND, Mipcin 25BHN, Applaud 10BHN, Actara 25WG và Trebon 10ND.
- Sâu cuốn lá: Fastac 5ND, DDVP 50ND, Padan 95SP và Trebon 10ND.
- Sâu dục thân: Basudin 10H, Padan 95SP, Regent hai lúa xanh 300WDG và Regent 10H.
- Sâu phao: Padan 95SP, Fastac 5ND và Regent hai lúa xanh 300WDG.
- Bù lạch: Fastac 5ND, Actara 25WG, Bassa 50ND, Regent 300WDG và Trebon 10ND.
- Bọ xít các loại: Bassa 50ND và Padan 10H.
Phòng trừ bệnh hại
Đối với bệnh đạo ôn, bà con áp dụng biện pháp phòng trừ như sau:
- Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên 5-7 ngày một lần để phát hiện bệnh kịp thời.
- Khi thấy dấu hiệu vết bệnh đạo ôn xuất hiện, bà con phun trừ bằng thuốc Tricyclazole hay Probenazole.
Đối với bệnh khô vằn, bà con phòng trừ bằng các biện pháp sau:
- Khi thu hoạch vụ trước, cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ bằng cách làm sạch cỏ và các tàn dư trên ruộng.
- Cày phơi ải đất hoặc cho đất ngập nước trong thời gian 15-30 ngày để loại bỏ mầm bệnh.
- Sử dụng thuốc hoá học: Phun cục bộ tại các vị trí có bệnh. Có thể phun bằng các loại thuốc như: Hexaconazol, Iprodione.
Đối với bệnh bạc lá, bà con phòng trị bệnh bằng cách sử dụng các giống kháng bệnh, đồng thời xử lý hạt giống trước khi gieo như đã khuyến cáo.
Giải pháp phun xịt thuốc trừ sâu bệnh cho lúa
Bà con có thể ứng dụng giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu cho lúa để tăng năng suất cũng như hiệu quả kiểm soát sâu bệnh. Hiện nay, AgriDrone là đơn vị uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp giải pháp máy bay xịt thuốc trừ sâu.
Với các dòng sản phẩm tiên tiến nhất như DJI Agras T25, DJI Agras T50, AgriDrone mang đến cho bà con giải pháp phun xịt thuốc cho cây trồng tiết kiệm chi phí, tiện lợi, giảm công sức lao động, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản khi thu hoạch.
Thu hoạch lúa
Sau khi lúa trổ bông được 28-32 ngày hoặc khi bà con quan sát thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng thì tiến hành thu hoạch. Nên sử dụng các loại máy gặt để thu hoạch nhanh chóng và tiết kiệm nhân công.
Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa cho năng suất cao. Mong rằng những thông tin trong bài viết đã cung cấp cho bà con những kiến thức hữu ích để canh tác lúa hiệu quả.
Chúc bà con mùa màng bội thu.