Cây sầu riêng ruột đỏ là giống sầu riêng đặc biệt với phần thịt đỏ tươi, hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Để trồng sầu riêng ruột đỏ thành công, bà con cần chú ý chăm sóc và phòng trừ các loại sâu bệnh thường gặp. Đọc bài viết này của AgriDrone để nắm rõ một số kỹ thuật cơ bản để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mục lục
Sầu riêng ruột đỏ là gì?
Sầu riêng ruột đỏ có nguồn gốc từ Malaysia, cụ thể là ở bang Sabah, có tên khoa học là Sukang hay Tabelak.
Sầu riêng ruột đỏ được du nhập vào Việt Nam từ khoảng những năm 2010 và được trồng thử nghiệm tại một số tỉnh thành như Đồng Nai, Tiền Giang, Đắk Lắk,…
Giống sầu riêng này cũng đang được trồng thử nghiệm tại một số quốc gia khác như Trung Quốc, Singapore, Campuchia,…
Giống sầu riêng này không chỉ cho trái thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong 100gram sầu riêng ruột đỏ cung cấp khoảng 147Kcal năng lượng, gần chiếm khoảng 7% lượng năng lượng cho các hoạt động của cơ thể mỗi ngày.
Giá của sầu riêng ruột đỏ nhập khẩu từ Malaysia thường cao hơn so với sầu riêng ruột đỏ trồng tại Việt Nam. Cụ thể, sầu riêng ruột đỏ Malaysia có giá từ 250.000 – 400.000 đồng/kg, trong khi sầu riêng ruột đỏ Việt Nam có giá từ 150.000 – 300.000 đồng/kg.
Đặc điểm của cây sầu riêng ruột đỏ
Bề ngoài của trái sầu riêng ruột đỏ không khác gì trái sầu riêng thông thường. Cây sầu riêng ruột đỏ cao khoảng 5 – 6m, lá có hình thuôn dài và nhọn, mặt trên lá có màu xanh đậm bóng, bên dưới lá có màu vàng đồng khác đặc biệt.
Điểm đặc biệt nằm ở bên trong quả, trong khi sầu riêng thông thường khi bổ phần vỏ ngoài ra sẽ lộ ra lớp cơm vàng óng nhưng loại sầu riêng ruột đỏ lại có phần cơm đỏ rực như màu gấc. Hạt của sầu riêng ruột đỏ gần giống hạt mít còn phần cơm hơi khô và khi ăn sẽ có vị ngọt ngọt chua dịu khác lạ miệng.
Cách trồng sầu riêng ruột đỏ cho nhà nông
Cây sầu riêng ruột đỏ tuy chưa phổ biến ở Việt Nam nhưng không khó trồng nếu bạn biết các kỹ thuật cơ bản. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để bạn có thể trồng và chăm sóc cây sầu riêng ruột đỏ một cách hiệu quả.
Chọn giống cây sầu riêng ruột đỏ
Giống cây sầu riêng ruột đỏ hiện nay chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp vô tính.
Khi chọn cây giống, hãy chọn những cây có đường kính thân khoảng 3cm và chiều cao từ 50cm trở lên. Đây là các tiêu chuẩn để đảm bảo cây giống khỏe mạnh và phát triển tốt.
Quan trọng là bà con phải mua giống từ các nhà cung cấp uy tín, nơi đã có những cây đã cho quả để kiểm chứng chất lượng.
Đất trồng phù hợp cho cây sầu riêng ruột đỏ
Sầu riêng ruột đỏ có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất pha cát, đất đỏ bazan, đất thịt… Tuy nhiên, đất phải tơi xốp và thoát nước tốt. Các vùng trồng sầu riêng lý tưởng có độ pH của đất nên duy trì từ 5 đến 7 để cây phát triển tốt nhất.
Chuẩn bị hố trồng sầu riêng ruột đỏ
Hố trồng nên có kích thước tối thiểu là 60cm x 60cm x 60cm. Trước khi đào hố, làm sạch cỏ dại và chuẩn bị đất. Sau khi đào hố, bà con cần bón lót bằng phân chuồng hoai mục, vôi bột và phân lân. Trộn đều các loại phân này với đất rồi lấp vào hố và ủ trong vòng 1 tháng. Sau đó, mới tiến hành trồng cây giống.
Thời điểm trồng sầu riêng ruột đỏ
Thời điểm tốt nhất để trồng sầu riêng ruột đỏ ở Việt Nam là từ tháng 5 đến tháng 8, khi mùa mưa đến. Điều này giúp cây có đủ nước mà không cần tưới nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây.
Kỹ thuật bón phân cho sầu riêng ruột đỏ
Để cây có thể phát triển khỏe mạnh và nhanh ra quả, việc bón phân rất quan trọng. Nên sử dụng kết hợp cả phân hữu cơ và phân hóa học.
- Phân hữu cơ: Mỗi gốc cây 1 năm tuổi nên bón khoảng 5kg phân hữu cơ. Mỗi năm tăng lượng phân lên 20% so với năm trước.
- Phân hóa học: Sử dụng phân NPK 16-16-8-13S, bón phân theo từng giai đoạn phát triển của cây, đặc biệt là khi cây chuẩn bị ra đọt non.
Một số sâu bệnh thường gặp trên cây sầu riêng ruột đỏ
Bà con cần lưu ý phòng trừ sâu bệnh hại trên cây sầu riêng ruột đỏ. Một số loại sâu bệnh hại thường gặp gồm có:
Bệnh cháy lá, chết đọt ở cây sầu riêng con
Đây là bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra, khi cây con được trồng trong điều kiện thiếu sáng. Các loại nấm từ rơm rạ phủ gốc cây thường xuất hiện vào mùa mưa, cây con bị bệnh sẽ bị khô lá chết lá, chết ngọn. Bệnh nặng khiến cây bị rụng hết lá các đọt bị thối đen làm cây không sinh trưởng và phát triển được.
- Phòng trị bệnh cháy lá chết đọt trên cây sầu riêng:
Trồng cây mật độ vừa phải, tưới nước vừa đủ, loại bỏ các cây bệnh, dọn cỏ để vườn khô thoáng mát. Khi bị nặng có thể sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật như Validacin 5L, Copper B 75 WP, Benomyl 50 WP, Anvil 5 SC, Bononza 100 SL, Tilt Super 100 ND. Theo liều lượng định sẵn trên bao bì phun cho cây.
Bệnh thối rễ cây sầu riêng
Đây là bệnh do nấm Pythium Complectens có trong đất vườn ẩm ướt, bệnh làm cho bộ rễ cây không hút được chất dinh dưỡng các lá héo úa và rụng cây sẽ chết.
- Phòng trị bệnh thối rễ:
Cày tơi xốp đất khi trồng, khử trùng bằng vôi, cây bị nặng sau khi nhổ phải diệt sạch mầm bệnh tránh lây lan. Lưu ý tránh để cây bị ngập nước lâu ngày, khi cây bị bệnh, bà con có thể xử lý bằng một số loại thuốc như Ridomil Gold, Agrifos và Aliette, hay thuốc Actinovate. Ngoài ra bà con có thể bón phân vi sinh giúp tiêu diệt một số loại nấm.
Bệnh xì mủ chảy nhựa
Tác nhân gây bệnh là nấm Phytopthora có sẵn trong vườn là nấm một số cây như hồ tiêu, dừa… lây sang. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, mưa nhiều. Cây bị bệnh bị xì mủ ở thân cây làm cây mất sức và yếu dần sau đó chết.
- Phòng trị bệnh
Bà con cần sử dụng giống sạch bệnh, có khả năng kháng bệnh. Có hệ thống thoát nước tốt vào mùa mưa, trồng cây mật độ vừa phải sau mỗi vụ cần cắt tỉa cành và loại bỏ hết cành, cây bị bệnh không để lây lan.
Xử lý bằng một số loại thuốc bảo vệ thực vật như MZ-72 WP liều lượng 20-30g/10 lít nước, hoặc Aliette 80 WP, liều lượng 15-25g/10 lít nước hoặc Phosphonate với liều lượng 10-20 ml/10 lít nước phun đều khắp cây.
Sâu đục thân đục cành trên sầu riêng:
Sâu đục thân đục cành trên cây sầu riêng cũng là một trong những đối tượng hại sầu riêng ruột đỏ mà bà con cần chú ý. Loại sâu này thường đẻ trứng trên các vết nứt của vỏ cây, sau khi nở trứng chúng bắt đầu dùng miệng đục vào thân khiến cành cây sầu riêng bị tổn thương, chảy mủ, lâu dần làm cho cây bị khô héo đổ gãy gây hại đến quá trình sinh trưởng của cây.
- Biện pháp phòng trừ:
Bà con cần theo dõi quan sát thân cây, nếu thấy những dấu hiệu trên thân cây như: xuất hiện những lỗ tròn nhỏ bị xì mủ, có bã màu nâu thì chắc chắn lúc này đã bị các ấu trùng tấn công.
Khi phát hiện sâu bệnh, bà con cần nhanh chóng bằng cách phun thuốc trừ sâu, hoặc tẩm vào tăm bông nhét vào lỗ sâu đục hoặc tẩm thuốc vào vải thun quấn quanh thân cây nơi bị sâu đục. Phun thuốc định kỳ hàng tháng để tiêu diệt trứng và sâu bọ.
Giải pháp phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây sầu riêng ruột đỏ
Giải pháp phun thuốc trừ sâu sử dụng máy bay không người lái hiện nay được thay thế cho phương pháp phun xịt thủ công truyền thống. Máy bay xịt thuốc sâu là thiết bị bay không người lái được điều khiển từ xa thông qua thiết bị di động (smartphone, ipad) hoặc bộ điều khiển.
Máy bay phun thuốc trừ sâu được trang bị nhiều tính năng thông minh, hệ thống phun hiện đại, thiết kế gọn nhẹ để dễ vận chuyển, có các chức năng phun thuốc, rải hạt giống, bón phân, định vị GPS RTK chính xác.
Sử dụng máy bay phun thuốc cho cây sầu riêng giúp tiết kiệm 90% nước, 30% thuốc, tiết kiệm chi phí nhân công, hiệu quả phòng trừ sâu bệnh cao.
Các dòng máy bay xịt thuốc trừ sâu nổi tiếng như: máy bay xịt thuốc DJI Agras T50, DJI Agras T25, T20P, DJI Agras T40
AgriDrone Việt Nam tự hào là đơn vị tiên phong mang đến giải pháp máy bay xịt thuốc sâu mới nhất đến với bà con. Để được tư vấn, bà con vui lòng liên hệ AgriDrone Việt Nam theo thông tin dưới đây.
- Địa chỉ trụ sở chính: 4329 Nguyễn Cửu Phú, Tân Tạo A, Bình Tân, TP Hồ Chí Minh
- Hotline: 03 3838 9999
- Tổng đài hỗ trợ kỹ thuật: 1800 6255
- Website: https://agridrone.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/AgriDroneMaybayNongnghiepVietnam/
- Email: contact@agridrone.vn