Bệnh xì mủ trên cây sầu riêng & cách phòng trừ hiệu quả


Bệnh xì mủ trên cây sầu riêng là một trong những bệnh thường gặp gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, làm giảm năng suất và chất lượng quả. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh xì mủ trên cây sầu riêng như thế nào?

Cùng AgriDrone Việt Nam tìm hiểu về bệnh xì mủ trên cây sầu riêng và các biện pháp phòng trừ trong bài viết sau.

Nguyên nhân gây bệnh xì mủ trên cây sầu riêng

Trong số các bệnh thường gặp trên cây sầu riêng, bệnh xì mủ là bệnh hay gặp trên cây trưởng thành, bệnh do nấm Phytopthora gây ra. Nguồn bệnh có sẵn trong vườn do nền đất trồng cây sầu riêng đã từng trồng các loại cây như cao su, hồ tiêu, dừa…

Điều kiện thuận lợi để nấm bệnh xâm nhập là nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa nhiều, gió nhiều, mật độ trồng cây quá dày lại không tỉa cành tạo tán…Ngoài ra, nếu vườn sầu riêng trồng thấp hơn so với vườn khác, nước mưa chảy tràn lan từ vườn trên xuống, tích tụ mầm bệnh vào đất và khi bị ngập trong nước, sầu riêng sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Nếu bà con không kiểm tra vườn thường xuyên, không phát hiện bệnh sớm để thực hiện các biện pháp điều trị thì bệnh sẽ càng nghiêm trọng và khó điều trị.

Còn một loại bệnh xì mủ trên cây sầu riêng mà người dân hay gọi là xì mủ khô, nguyên nhân gây bệnh là do mọt đục thân, cành gây tổn thương cho phần vỏ, vết bệnh khô ráo, có lỗ nhỏ li ti trên vết bệnh. Trong trường hợp này, bà con cần cạo bỏ phần ngoài và dùng thuốc diệt côn trùng + thuốc trị nấm mới trị được triệt để.

Cây sầu riêng bị bệnh xì mủ có triệu chứng thế nào?

Cây sầu riêng khi bị bệnh xì mủ có những triệu chứng như sau:

Trên thân cành: Thân cành của cây sầu riêng khô ráo nhưng có vết nứt hoặc chảy nhựa, trong trường hợp này bà con dùng dao cạo bỏ phần mô mặt bị chết phía trên, nếu thấy có màu nâu, thâm đen, hư hại thì đây chính là dấu hiệu của bệnh xì mủ.

Trên lá: lá cây sầu riêng bị bệnh sẽ có những chấm đỏ màu nâu, sung nước và lan rộng nhanh nếu gặp điều kiện không khí có độ ẩm cao, cuối cùng trở thành những chấm tròn màu nâu đen, sủng nước và rìa chuyển sang màu vàng nhạt nhỏ.

Trên quả: Quả sầu riêng bị bệnh sẽ xuất hiện những đốm đen nhỏ sủng nước và lan rộng nhanh, nấm tạo thành một lớp màu trắng xám với nhiều bào tử bên trên bề mặt của quả và có thể lây lan qua gió mưa.

Tác hại của bệnh xì mủ trên cây sầu riêng

Bệnh xì mủ trên cây sầu riêng bắt đầu gây hại từ cuống lá, cành non khiến cho phần phía trên bị héo nhanh, rũ và chết dần. Khi bệnh tấn công quả thì trên quả sẽ hình thành vết thối lan rộng và sâu làm hỏng phần ruột quả. Trên vỏ cây triệu chứng thường khó phát hiện sớm, chỉ khi có hiện tượng chảy nhựa từ vết loét thì mới dễ nhận biết, nếu vết loét còn nhỏ và được phát hiện sớm thì việc phòng trừ sẽ nhanh và hiệu quả hơn; trong trường hợp vết loét rộng, nhiều vết loét nối lại với nhau khiến vỏ cây bị hủy hoại thì việc điều trị sẽ khó khăn và tốn kém, cây suy yếu, khó hồi phục, thậm chí cây có thể chết do không thể vận chuyển chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Phòng trừ bệnh xì mủ trên cây sầu riêng như thế nào?

Để phòng trừ bệnh xì mủ trên cây sầu riêng, bà con cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Chọn những giống sầu riêng sạch và có khả năng chống chịu với nấm bệnh Phytophthora, chẳng hẹn như sầu riêng lá quéo, sầu riêng tứ quý, bà con có thể dùng những giống này làm gốc ghép để tăng khả năng chống chịu bệnh cho cây sầu riêng.
  • Vườn trồng sầu riêng cần đảm bảo độ cao so với mực nước từ 70-100 cm, có hệ thống tưới tiêu và thoát nước tốt, hạn chế độ ẩm cao cho vườn, đặc biệt là mùa mưa.
  • Mật độ trồng cây vừa phải để vườn được thông thoáng, tỉa cành, tạo tán sau mỗi vụ, đảm bảo đủ ánh sáng tránh mầm bệnh sinh sôi, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển.
  • Loại bỏ những bộ phận bị bệnh của cây sầu riêng, lưu ý không nên vứt bừa bãi, cần nhanh chóng tiêu hủy triệt để, tránh mầm bệnh lây lan.
  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun tán cây với các loại thuốc có hoạt chất Metalaxyl, Mancozeb, Phosphonate, các loại gốc Đồng (Ridomil, Aliette,…) Trên thân cành, bà con dùng dao cạo bỏ hết phần vỏ bị thối nâu rồi dùng thuốc bôi lên vết bệnh. Bà con có thể dùng phương pháp chích thuốc bằng ống tiêm sẽ đưa ra hiệu quả điều trị tốt hơn, cây nhanh hồi phục và nhanh khỏi bệnh. Loại thuốc đang được sử dụng rộng rãi cho phương pháp này là Phosphonate.
  • Đảm bảo cho đất vườn tơi xốp, bổ sung thêm dinh dưỡng giúp cây khỏe mạnh và khả năng chống chịu bệnh tốt hơn bằng cách bón phân cho cây sầu riêng đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh. Lượng phân vi sinh có thể sử dụng là 100kg phân hữu cơ/cây/năm.

Khắc phục khó khăn khi phun thuốc cho cây sầu riêng bằng cách dùng máy bay

Việc phun thuốc phòng và trị bệnh cho cây sầu riêng gặp khó khăn sầu riêng là loại cây ăn quả có thân cao to, tán lá dày. Để khắc phục những khó khăn khi phun thuốc cho cây sầu riêng, hiện nay nhiều nơi bà con đã ứng dụng máy bay phun thuốc trừ sâu bệnh không người lái với nhiều ưu điểm như thuận tiện, vận hành dễ dàng, tính tự động cao, hiệu quả phòng trừ đạt trên 90%, thời gian phun thuốc nhanh giúp bà con nhanh chóng dập dịch hại và ngăn chặn bệnh hại lây lan.

Với công nghệ máy bay phun thuốc trừ sâu cho cây sầu riêng, bà con tiết kiệm được chi phí nhân công, chi phí nguyên liệu, giải quyết tình trạng thiếu nhân công, bảo vệ sức khỏe con người, giảm ô nhiễm môi trường đất và nước xung quanh.

Bà con có nhu cầu tư vấn giải pháp phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây sầu riêng bằng máy bay không người lái xin vui lòng liên hệ đến số HOTLINE của AgriDrone Việt Nam để được hỗ trợ.

NHẬN TƯ VẤN