Giống lúa Nhật là giống lúa năng suất cao và được trồng rộng rãi ở nước ta. Vậy giống lúa Nhật là gì? Kỹ thuật trồng lúa Nhật như thế nào để thu hoạch được năng suất cao? AgriDrone xin chia sẻ một số thông tin cũng như kỹ thuật gieo trồng giống lúa này, bà con có thể tham khảo sau đây.
Mục lục
Giống lúa Nhật là gì?
Giống lúa Nhật (hay còn gọi là lúa Nhật J02) là giống lúa thuần, dòng Japonica, lần đầu tiên được phát hiện là tại Nhật Bản. Sau đó, Viện Di truyền nông nghiệp nhập giống lúa này về Việt Nam và bắt đầu quá trình tuyển chọn.
Năm 2011, giống lúa này được giao cho Công ty CP Giống – Vật tư nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam sản xuất và phân phối độc quyền. Phú Thọ là địa phương đầu tiên được chọn gieo trồng thử nghiệm giống lúa này. Năm 2013, giống lúa này được gieo trồng thử nghiệm tại Hải Phòng.
Sau những lần trồng thử nghiệm thành công, giống lúa Nhật J02 được đưa vào trồng và phát triển rộng rãi tại các địa phương trên cả nước.
Năm 2014, giống lúa Nhật J02 chính thức trở thành giống lúa quốc gia, được công nhận bởi Bộ NN&PTNT. Đây là một trong những giống lúa cho năng suất cao nhất hiện nay và được trồng trên khắp cả nước.
Đặc điểm của giống lúa Nhật J02
Tương tự như những giống lúa thuần khác như giống lúa OM18, giống lúa OM5451, OM380… giống lúa Nhật cũng sở hữu nhiều ưu điểm như:
- Thời gian sinh trưởng trung bình
- Chiều cao cây 90 – 100cm, thân cây cứng, có khả năng đẻ nhánh nhanh, chống đổ ngã, chịu rét tốt
- Góc lá đồng hẹp, lá xanh đậm, lá giữ được màu xanh cho đến khi thu hoạch
- Thâm canh tốt, gieo trồng được cả 2 vụ (phù hợp canh tác vào vụ Xuân hơn vụ mùa)
- Năng suất lúa trung bình đạt khoảng 7 tấn/ha; hạt thóc tròn bầu, vỏ trấu vàng, 1000 hạt có khối lượng từ 26 – 27 gram, tỷ lệ hạt chắc cao; hạt gạo to, cơm có độ mềm và dẻo
- Có khả năng kháng được các loài sâu bệnh phổ biến và chống bệnh bạc lá tốt.
Giống lúa Nhật không trồng được ở môi trường đất bị xâm nhập mặn, vì vậy, giống lúa này hiện chưa được gieo cấy ở các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Kỹ thuật trồng lúa Nhật năng suất cao
Khi canh tác giống lúa Nhật J02, bà con cần nắm được quy trình kỹ thuật gieo cấy để cây lúa có điều kiện sinh trưởng và phát triển thuận lợi, hạn chế sâu bệnh và thu được năng suất tối đa. Kỹ thuật trồng lúa Nhật J02 như sau:
- Thời vụ gieo mạ: Vì là giống lúa có nguồn gốc từ vùng ôn đới, ưa lạnh nên khi gieo mạ Nhật J02, bà con cần gieo từ 15 – 25/6, cấy xong trước 15/7 để lúa trổ vào thời tiết mát mẻ.
- Cấy lúa: Khi mạ được 12 – 15 ngày, bà con đem mạ đi cấy với mật độ cấy từ 30 – 35 khóm/m2. Khi cấy lúa cần nông tay, thẳng hàng để đảm bảo cây nhận được nhiều ánh sáng nhất có thể, giúp cho cây lúa đẻ nhánh khỏe, quang hợp tốt và dễ chăm sóc.
- Bón lót (trước cấy): Giai đoạn trước khi cây, bà con tiến hành bón lót với lượng phân bón khoảng 40 – 50kg phân bón hữu cơ vi sinh, 20kg phân bón lân supe, 30% đạm urê cho mỗi hecta. Lượng phân bón có thể điều chỉnh tùy thuộc vào từng loại đất.
- Bón thúc: Sau khi cấy 4 – 5 ngày, bà con bắt đầu bón thúc cho lúa bởi đây là thời điểm cây lúa cần nhiều dinh dưỡng để sinh trưởng và đẻ nhánh.
- Tỉa dặm: Nếu bà con canh tác bằng phương pháp gieo sạ thì cần tiến hành dặm tỉa khi cây mọc được từ 2 – 3 lá nhằm đảm bảo mật độ lúa phù hợp.
Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho giống lúa Nhật
Phòng trừ sâu bệnh là công việc không thể thiếu trong kỹ thuật canh tác lúa Nhật. Trên lúa Nhật, bà con cần chú ý phòng trừ một số loại sâu bệnh quan trọng như: Bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy các loại…
Để phòng trừ sâu bệnh hại lúa Nhật, bà con cần áp dụng kết hợp các biện pháp như sau:
- Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, làm sạch cỏ bờ và vùng lân cận để loại bỏ nơi trú ngụ của sâu bệnh.
- Điều tiết nước hợp lý, khi lúa đẻ nhánh nên tháo cạn nước đến rạn chân chim để lúa đẻ nhánh sớm, đẻ tập trung, rễ ăn sâu, chống đổ, hạn chế sâu bệnh, tăng tỉ lệ bông hữu hiệu…
- Bón phân cân đối và hợp lý, bón vừa đủ, không lai rai, tuyệt đối không bón phân (đặc biệt là đạm) khi cây lúa bị bệnh.
- Thăm đồng thường xuyên, nếu phát hiện sâu bệnh cần thực hiện biện pháp xử lý kịp thời, phun thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết.
Ứng dụng máy bay nông nghiệp trong kỹ thuật canh tác lúa Nhật
Ngoài các kỹ thuật canh tác thủ công và cơ giới thông thường, hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, các thiết bị máy bay nông nghiệp ra đời đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người nông dân trong canh tác lúa. Trong đó phải kể đến hai giải pháp máy bay nông nghiệp tiên tiến nhất hiện nay là DJI Agras T50 và DJI Agras T25.
Với các ứng dụng như phun thuốc, sạ lúa, rải phân bón, việc sử dụng giải pháp máy bay DJI Agras T50, T25 trong canh tác lúa mang lại nhiều lợi ích đáng kể như:
- Tiết kiệm thời gian và công sức: Máy bay Agras T50 và T25 có khả năng thực hiện các công việc như sạ lúa, rải phân và phun thuốc trừ sâu trên diện tích rộng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức so với việc thực hiện thủ công.
- Hiệu suất cao và chính xác: Máy bay được trang bị công nghệ cảm biến và hệ thống điều khiển thông minh, giúp nó hoạt động một cách chính xác và hiệu quả, giúp tăng hiệu suất và đạt được kết quả tốt hơn.
- Tiết kiệm nguồn tài nguyên: Sử dụng máy bay Agras T50 và T25 trong canh tác lúa giúp giảm lượng phân bón và thuốc trừ sâu cần sử dụng, nhờ khả năng điều chỉnh chính xác và phân phối đồng đều. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.
- An toàn và tiện lợi: Việc sử dụng máy bay nông nghiệp giúp giảm nguy cơ làm việc trong môi trường độc hại và nguy hiểm, như tiếp xúc với phân bón hoặc hóa chất trừ sâu. Ngoài ra, máy bay này có thể hoạt động ở những vùng địa hình khó khăn hay khu vực bị ngập nước, giúp nâng cao tiện lợi và an toàn trong quá trình canh tác lúa.
- Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm: Sử dụng máy bay Agras T50 trong canh tác lúa giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Việc phân bón và phun thuốc trừ sâu đúng cách giúp cây lúa phát triển mạnh mẽ và giảm thiểu tổn hại từ sâu bệnh, từ đó tăng năng suất và chất lượng của bội thu.
Là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp máy bay nông nghiệp tại Việt Nam, AgriDrone liên tục cập nhật những giải pháp công nghệ mới nhất, trong đó có máy bay nông nghiệp DJI Agras T50 và T25, giúp bà con có thể tiếp cận được với những công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp.
Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa Nhật hiệu quả. Nếu bà con quan tâm đến giải pháp máy bay phun thuốc, sạ lúa, rải phân, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúc bà con mùa vụ bội thu.