Giống lúa PC6: Nguồn gốc, đặc điểm và kỹ thuật canh tác


Giống lúa PC6 là một loại giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, gạo thơm ngon. Giống lúa này có đặc điểm gì và kỹ thuật canh tác như thế nào để đạt năng suất cao? Cùng AgriDrone tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nguồn gốc của giống lúa PC6

Giống lúa PC6 là giống lúa được chọn lọc từ tổ hợp lai N202/DT122, từ vụ xuân 2002, vụ xuân 2005 được đưa vào thí nghiệm so sánh, và đến vụ xuân 2006 được gửi khảo nghiệm quốc gia và được đặt tên là PC6. 

giong lua PC06 1

Phương pháp: Lai hữu tính, chọn lọc theo phương pháp phả hệ.

Tác giả và cơ quan tác giả: Lê Thị Thục, Nguyễn Tấn Hinh, Trương Văn Kính và Nguyễn Trọng Khanh – Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.

Giống lúa PC6 được Bộ NN&PTNT công nhận giống quốc gia vào năm 2011 theo quyết định số 70/QĐ-TT-CLT ngày 14 tháng 3 năm 2011, và là giống bản quyền của Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình, do công ty chọn lọc, sản xuất và cung ứng (MSP: 8938550199023)

Đặc điểm của giống lúa PC6

Giống lúa PC6 thuộc nhóm giống lúa ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng là 102 – 125 ngày (trong vụ Xuân) và 90 – 95 ngày (trong vụ Mùa).

Giống lúa này có chiều cao cây khoảng 95 – 100cm, chiều dài bông là 23,5cm, số lượng hạt chắc trên bông trung bình đạt 110 hạt. Khối lượng 1000 hạt 22.3 gam. Chất lượng gạo thơm ngon, tỷ lệ gạo xát 68,5%, chiều dài hạt gạo 6,7mm, gạo trong không bạc bụng, hàm lượng amylase 18-19%.

Năng suất trung bình của giống lúa này đạt khoảng 55-60 tạ/ha.

Về khả năng chống chịu, giống lúa PC6 có khả năng chịu rét khá (điểm 3), nhiễm vừa rầy nâu (điểm 5), nhiễm nhẹ đạo ôn (điểm 3), và nhiễm vừa bạc lá (điểm 5).

Kỹ thuật canh tác giống lúa PC6 hiệu quả

Để đạt hiệu quả sản xuất, bà con cần nắm được kỹ thuật canh tác lúa PC6. Dưới đây, AgriDrone chia sẻ với bà con thông tin hướng dẫn kỹ thuật canh tác giống lúa này.

Chân đất

Giống lúa PC6 thích hợp canh tác tại các chân ruộng cao có các công thức luân canh lúa + màu, đặc biệt phù hợp với các công thức luân canh 2 lúa + màu cực sớm hoặc 1 lúa + 3 màu.

Giống lúa này thích hợp gieo cấy tại trà xuân muộn, mùa sớm và hè thu (có thể làm nguồn gốc dự phòng).

Thời vụ gieo cấy

Bà con gieo cấy theo lịch thời vụ của địa phương mình. Sau đây là lịch thời vụ tham khảo:

giong lua PC06 2

+ Khu vực từ Bắc Bộ đến Nghệ An:

  • Vụ Xuân gieo 25/1 – 10/2 cấy tuổi mạ 3-3,5 lá, nếu gieo mạ dược cấy tuổi mạ 4- 4,5 lá. 
  • Vụ Hè Thu gieo 20/5-10/6, cấy tuổi mạ 12 -15 ngày. 
  • Mật độ cấy 50 – 55 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm. Lượng giống cần cho 1ha: 40 – 45 kg.

+ Khu vực Hà Tĩnh – Thừa Thiên Huế

  • Đông Xuân gieo sạ từ 5/2-15/2
  • Vụ Hè Thu gieo 25/5- 10/6. 
  • Lượng giống cần cho 1ha: 80 – 90 kg

+ Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: 

  • Vụ Đông Xuân gieo sạ 5-20/1
  • Vụ Hè Thu gieo 20/5- 5/6.

Mật độ cấy: 40-50 khóm/m2

Bón phân cho lúa

Tùy theo từng chân đất mà bà con điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp. Thông thường, lượng phân bón cho 1 sào Bắc Bộ gồm: 400 kg phân chuồng, 7 – 8 kg urê, 6 – 7 kg kali, 20 kg lân.

Lượng phân bón chia ra thành các đợt như sau:

  • Bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% lân + 50%ure+50% kali
  • Bón thúc lần 1: 30% ure
  • Bón đón đòng: 20% ure+50% kali

Nếu bà con bón bằng phân bón NPK (16-16-8) thì bà con bón khoảng 15-18 kg/sào. Chia ra bón thành các đợt như sau: Bón lót 7 – 9 kg, bón thúc lần 1: 4 – 5 kg+ 2 kg Urê, phần còn lại bón khi cây lúa làm đòng.

Chăm sóc

Khi lúa đẻ nhánh xong, bà con nên tháo cạn nước trong ruộng trong vòng 4 – 5 ngày để cây lúa dừng đẻ nhánh vô hiệu và giúp cây cứng cáp hơn.

Bà con tiến hành điều tiết nước trong ruộng theo từng giai đoạn phát triển của cây lúa, chú ý tỉa dặm kịp thời, bón thúc cho lúa đẻ sớm, đẻ tập trung, phát triển cân đối. Khi lúa trổ, cần đảm bảo cung cấp đủ nước để hạn chế tỷ lệ hạt lép.

Phòng trừ sâu bệnh

Nhằm ngăn ngừa những tác hại của sâu bệnh, bà con cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sớm và thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của cơ quan Bảo vệ thực vật địa phương.

Ứng dụng giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu cho lúa PC6

Phun thuốc trừ sâu cho lúa là công việc rất vất vả và tiềm ẩn nguy cơ phơi nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đồng thời tăng năng suất lao động, thay vì phun thuốc trừ sâu cho lúa theo phương pháp sử dụng bình phun truyền thống, bà con có thể ứng dụng giải pháp phun thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái.

may bay phun thuoc dji t40

Máy bay phun thuốc trừ sâu là giải pháp tiên tiến đã được triển khai ở nhiều địa phương của nước ta, nhất là những khu vực tập trung trồng lúa. Giải pháp này mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp phun thuốc truyền thống như: Tiết kiệm nhân công, thời gian phun nhanh (tốc độ có thể đạt 10 – 15 phút/ha), bớt tiêu hao nước, tiết kiệm lượng thuốc sử dụng, và có thể linh động phun xịt vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

AgriDrone Việt Nam là đơn vị tiên phong về giải pháp máy bay phun thuốc với các thiết bị tiên tiến hàng đầu hiện nay gồm: DJI Agras T30, DJI Agras T40, DJI Agras T50, DJI Agras T25… Chúng tôi mang đến cho bà con giải pháp canh tác hiệu quả và tiết kiệm chi phí, an toàn, tăng năng suất và chất lượng nông sản khi thu hoạch.

Trên đây là thông tin tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm và kỹ thuật canh tác giống lúa PC6. Nếu bà con quan tâm đến giải pháp máy bay phun thuốc, gieo sạ lúa, bón phân, hãy để lại thông tin theo mẫu dưới đây, chúng tôi sẽ liên hệ lại tư vấn cho bà con sớm nhất.

0/5 (0 Reviews)

Tôi là Thiên Vũ hiện là CEO AgriDrone Việt Nam là một kỹ sư trẻ với mong muốn luôn phát triển, ứng dụng công nghệ mới và mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm cùng niềm đam mê với DRONEs, UAM, MetaVerse và AI, tôi hy vọng những kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.

NHẬN TƯ VẤN