Kỹ thuật bón đón đòng cho lúa


Cây lúa ở giai đoạn làm đòng cần dự trữ nhiều dinh dưỡng để nuôi đòng, vì thế nhu cầu dinh dưỡng ở giai đoạn này rất cao.

Vậy cách xác định thời điểm bón đón đòng thế nào, kỹ thuật bón đón đòng cho lúa ra sao? Cùng AgriDrone tìm hiều trong bài viết dưới đây.

Lúa đón đòng là gì?

Lúa đón đòng là lúa trước thời điểm làm đòng. Giai đoạn làm đòng là giai đoạn cây lúa bắt đầu có sự phân hóa và hình thành cơ quan sinh sản. Trong giai đoạn này, cây lúa có những thay đổi rất dễ nhận thấy từ hình thái, màu sắc lá, sinh lý cho đến khả năng chống chịu ngoại cảnh. Bằng mắt thường, bà con có thể quan sát thấy đòng lúa khi đòng đã dài 1mm (hay còn gọi là cứt gián).

ky thuat bon don dong cho lua 1

Sau khi bông hình thành, nó sẽ phát triển dài ra, cùng với đó là sự hình thành bông, gié và hoa hoàn chỉnh. Chiều dài đòng lúa lúc này có thể đạt từ 6 – 12cm, bằng một nửa chiều dài bông sau này. Đòng lúa lớn dần, phình to và tăng cả về chiều dài.

Giai đoạn lúa làm đòng kết thúc khi đòng già chuẩn bị trổ bông. Đây là giai đoạn có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa nên bà con cần chú ý chăm bón.

Hướng dẫn cách xác định thời điểm bón đón đòng cho lúa

Bón đón đòng đúng thời điểm rất quan trọng để cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho quá trình phân hóa, giúp cho việc phân chia gié lúa và hoa lúa được số lượng nhiều nhất.

Nếu bà con bón phân muộn, khi số gié và số hoa đã phân hóa xong thì việc bón phân chỉ có tác dụng nuôi đòng mà không thể làm tăng được thêm số lượng hạt.

Ở giai đoạn làm đòng, cây lúa cần tích trữ nhiều dinh dưỡng để nuôi đòng nên nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Chính vì vậy, bà con cần bón đón đòng đúng thời điểm, đúng lượng cần thiết để giúp tăng số hạt, số bông, và là tiền đề để tăng năng suất lúa khi hoạch.

Để xác định thời điểm bón đón đòng cho lúa, bà con có thể áp dụng những cách sau:

Cách 1: Dựa vào thời gian sinh trưởng của giống và số ngày sau gieo.

Mỗi giống lúa có thời gian sinh trưởng và phát triển khác nhau, nhưng tất cả các giống lúa đều có hai giai đoạn tương đương nhau, đó là giai đoạn từ khi lúa làm đòng đến khi trổ là 25 ngày, và thời gian từ khi trổ đến khi chín là 25 ngày. Do đó, bà con có thể xác định thời điểm bón đón đòng bằng cách lấy thời gian sinh trưởng của giống lúa trừ đi 50 ngày.

ky thuat bon don dong cho lua 2

Ví dụ: Giống lúa X có thời gian sinh trưởng là 105 ngày, vậy thời điểm bón sẽ là: 105 – 50 = 55 ngày sau gieo.

Tuy nhiên, cách xác định thời điểm bón đón đòng này chỉ đúng nếu như thời tiết thuận lợi, người nông dân thực hiện kỹ thuật canh tác lúa đồng bộ. Nếu thời tiết bất lợi thì bà con cần phải dựa thêm vào hai cách bên dưới để xác định được chính xác thời điểm bón đón đòng.

Cách 2: Căn cứ vào hình thái cây lúa

Bà con có thể quan sát thấy một số đặc điểm hình thái của cây lúa có sự thay đổi như: Tròn khóm, thân cứng, hai cổ lá trên cùng bằng nhau, vị trí gần chóp lá có hiện tượng thắt eo, ruộng lúa ngả màu vàng chanh.

Để cây lúa ngả màu vàng chanh vào thời điểm cần bón đón đòng thì khi lúa được 32 – 35 ngày sau gieo (giống ngắn ngày), bà con cần tháo nước để cây lúa không tiếp tục đẻ nhánh nữa. Đồng thời, việc tháo cạn nước cũng giúp cho lúa đứng cái để đón được nhiều ánh sáng và quang hợp tốt hơn cũng như hạn chế sâu bệnh.

Cách 3: Căn cứ vào trạng thái đòng

Bà con bóc đòng cái của cây lúa ra kiểm tra, nếu thấy 2,5 đốt, đòng dài 1- 2mm (đòng cứt gián) thì đây chính là thời điểm cần bón đón đòng.

Kỹ thuật bón đón đòng cho lúa hiệu quả

Việc bón phân cho lúa cần đảm bảo bón đầy đủ, không dư thừa, bón cân đối giữa các chất. Tùy theo từng chân ruộng mà bà con xác định lượng phân bón cần thiết.

Với phân đơn, trên chân đất bình thường, bà con có thể tham khảo lượng bón cho 1 sào 500m2 như sau: Đạm Urê từ 1 – 2kg, Kali clorua từ 5 – 6kg. 

Nếu ruộng lúa tốt, lá xanh đậm, thừa đạm thì trong giai đoạn này bà con cần giảm lượng đạm về mức tối thiểu để tránh thừa đạm.

Sau khi bón đón đòng xong, bà con nên kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nếu thấy lúa vẫn thiếu dinh dưỡng thì bà con cần tiến hành bón bổ sung.

Sau khi bón thúc đòng xong bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nếu cây lúa vẫn thấy thiếu dinh dưỡng nên bón bổ sung thêm cho cây. Thời gian bón cách nhau 2 tuần và lượng bón bổ sung là khoảng 2-3kg kali + 0,5-1kg (Lưu ý: Chỉ nên bón phân cho cây lúa ở khu vực nào kém phát triển, không nên bón đồng loạt cho cây sẽ gây lãng phí).

Lưu ý: 

+ Để xác định được lượng bón phù hợp, bà con cần phải thăm đồng trước, quan sát màu lá và tình hình sinh trưởng của lúa, từ đó mới đưa ra được lượng phân bón cần thiết cho ruộng.

+ Trong giai đoạn này, cần duy trì mực nước trong ruộng khoảng 3 – 5cm để cây lúa có thể đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông một cách thuận lợi.

+ Không nên bón bổ sung cho lúa ở giai đoạn trổ, chỉ nên bón phân ở thời kỳ đón đòng, từ 45-48 ngày là cần dừng bón phân cho cây lúa. Ở giai đoạn này, cây đã tích lũy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây.

+ Giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng – trổ, cây lúa rất mẫn cảm với sâu bệnh. Vì vậy, bà con cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời một số đối tượng sâu bệnh hại lúa như: Sâu cuốn lá, chuột, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn,…  Khi cần thiết, bà con cần thực hiện biện pháp phun trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật để kiểm soát sâu bệnh hiệu quả.

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh cho lúa giai đoạn làm đòng

Một số đối tượng sâu bệnh hại chính trên cây lúa giai đoạn làm đòng gồm: Sâu cuốn lá, chuột, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn…  

dji t50

Để phun thuốc trừ sâu bệnh cho lúa hiệu quả, bà con nên ứng dụng giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái. Giải pháp máy bay phun thuốc cho lúa giúp bà con phòng trừ sâu bệnh cho lúa hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, góp phần tăng năng suất lúa khi thu hoạch.

Máy bay nông nghiệp AgriDrone tự hào là đơn vị tiên phong và uy tín số 1 tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp giải pháp máy bay phun thuốc nông nghiệp. Chúng tôi liên tục cập nhật những giải pháp tiên tiến nhất trên thế giới, như DJI Agras T30, DJI Agras T40, DJI Agras T50, DJI Agras T25… giúp bà con nông dân có thể dễ dàng tiếp cận được với những công nghệ mới ứng dụng trong canh tác nông nghiệp.

Trên đây là thông tin tìm hiểu về kỹ thuật bón đón đòng cho lúa. Việc tuân thủ kỹ thuật bón đón đòng có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho lúa đạt được năng suất tối đa. Hy vọng những thông tin trên giúp bà con có thêm kiến thức bổ ích để canh tác lúa hiệu quả. Chúc bà con mùa màng bội thu.

0/5 (0 Reviews)

Tôi là Thiên Vũ hiện là CEO AgriDrone Việt Nam là một kỹ sư trẻ với mong muốn luôn phát triển, ứng dụng công nghệ mới và mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm cùng niềm đam mê với DRONEs, UAM, MetaVerse và AI, tôi hy vọng những kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.

NHẬN TƯ VẤN