Giống lúa cạn: hướng dẫn kỹ thuật canh tác


Lúa không chỉ được gieo trồng trên ruộng nước mà một số giống còn có thể gieo trồng trên ruộng cạn. Vậy hiện nay có những giống lúa cạn nào, kỹ thuật canh tác ra sao? Cùng AgriDrone tìm hiểu nhé.

Đặc điểm của một số giống lúa cạn phổ biến

Ngoài giống lúa cạn truyền thống, thường được gọi là giống lúa rẫy, thì hiện nay có một số giống lúa cạn mới cho năng suất cao đang được quảng bá đến bà con nông dân để đưa vào sản xuất rộng rãi hơn.

giong lua can 2

Một số giống lúa cạn mới hiện nay có thể kể đến bao gồm: LC90-5; LC90-4; LC93-1, LC93-4, LC 88.67.1, LC88.66…

Giống lúa cạn LC 93-1

Giống lúa cạn LC 93-1 được chọn lọc từ dòng gốc CT7739-2-M-3-3-2. Giống lúa này có chiều cao cây trung bình khoảng 110 – 130cm, kiểu hình gọn, lá xanh đậm, bộ rễ phát triển khỏe, cho năng suất tương đối ổn định. 

Thời gian sinh trưởng của LC93-1 ở trà vụ Mùa là 110 – 130 ngày (ở các tỉnh miền núi phía Bắc), ở trà vụ Hè thu là 100 – 110 ngày (ở các tỉnh phía Nam).

Hạt có đặc điểm dài, vỏ trấu màu vàng sáng. Trọng lượng của 1000 hạt đạt khoảng 24 – 26g. Hạt gạo dài, trong, cơm dẻo; hàm lượng amylose (%) khoảng 17,85.

Năng suất trung bình của giống lúa này đạt 25 – 35 tạ/ha, nếu canh tác tốt, năng suất cao có thể đạt 50- 55 tạ/ha.

Về khả năng chống chịu, giống lúa cạn LC 93-1 có khả năng chịu hạn tốt, nhiễm nhẹ với bệnh đạo ôn.

LC93-1 có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện sinh thái khác nhau ở các khu vực miền núi phía Bắc, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Giống lúa cạn LC 93-4

Đây là giống lúa được chọn lọc từ dòng gốc CAN 4140-1 trong tập đoàn lúa cạn IRRI 1993. Thời gian sinh trưởng của giống lúa này trong trà vụ Mùa là 110-130 ngày (khi canh tác ở miền núi phía Bắc), ở trà vụ Hè thu là 100-110 ngày (ở khu vực phía Nam).

Cây lúa có chiều cao khoảng 100-110cm, kiểu hình gọn, lá màu xanh đậm, bộ rễ phát triển khỏe, năng suất ổn định.

Hạt lúa dài, vỏ trấu màu vàng sáng, 1000 hạt có trọng lượng khoảng 27-29g, gạo trong, cơm dẻo, chất lượng gạo trung bình. Hàm lượng amylose 17,85%.

Năng suất trung bình của giống lúa này khoảng 28 – 35 tạ/ha, canh tác tốt có thể đạt 50- 55 tạ/ha.

Về khả năng chống chịu, giống lúa cạn LC93-4 có khả năng chịu hạn và chống đổ tốt, nhiễm nhẹ với bệnh đạo ôn.

LC93-4 có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung bộ.

Giống lúa cạn LC408

Đây là giống lúa được chọn từ dòng IR65258-13-1-B trong bộ giống IURON-2004 theo chương trình hợp tác và trao đổi nguồn gen lúa quốc tế (INGER).

Thời gian sinh trưởng của giống lúa LC408 là 110-120 ngày khi canh tác ở vùng đồng bằng và trung du, 122-128 ngày khi canh tác ở vùng cao nguyên.

Cây lúa có đặc điểm là: Chiều cao trung bình 95-115cm, cứng rạ, dạng hình đẹp, thân lớn, sinh trưởng mạnh. Tầng lá trên thẳng, tầng lá gốc ngang, đặc điểm này giúp cây lúa có thế mạnh trong cạnh tranh với cỏ dại.

giong lua can 1

Giống lúa LC408 có khả năng chống chịu đạo ôn và chịu hạn tốt (cấp 1-3). Đây là giống thâm canh, đẻ nhánh ít, số lượng hạt/bông nhiều, trọng lượng 1000 hạt 23-25 gam, năng suất đạt khoảng 3-6 tấn/ha. 

Giống có chất lượng gạo tốt, hàm lượng amylose trung bình (21-23%), protein khá (8,3-8,7%), cơm mềm, xốp, vị ngon, được người tiêu dùng ưa thích.

Giống lúa cạn LC 90.5

Thời gian sinh trưởng của giống lúa LC90.5 khoảng 100-125 ngày. Cây lúa có chiều cao trung bình 68-85cm, trọng lượng của 1000 hạt là 28g, năng suất có thể đạt 3,5-4 tấn/ha.

Giống lúa có khả năng chống hạn khá

Giống lúa cạn LC90.4

Giống lúa cạn LC90.4 có thời gian sinh trưởng khoảng 100-125 ngày. Cây lúa có chiều cao trung bình khoảng 80-134cm, trọng lượng 1.000 hạt là 38,2g, năng suất trung bình đạt 3,5-4 tấn/ha, khả năng chống hạn khá.

Giống lúa cạn LC 88.67.1

Thời gian sinh trưởng của giống lúa cạn LC88.67.1 là 90-100 ngày.

Chiều cao cây trung bình khoảng 98-177cm. Trọng lượng 1.000 hạt là 33,0g. Năng suất trung bình đạt 3,0-4,0 tấn/ha. Giống lúa có khả năng chống hạn khá.

Giống lúa cạn LC 88.66

Thời gian sinh trưởng của giống lúa cạn LC88.66 là 100-120 ngày. Cây lúa có chiều cao 78-98cm, trọng lượng của 1000 hạt là 32,4g, năng suất đạt 3-4 tấn/ha. Khả năng chống hạn khá.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng giống lúa cạn cho năng suất cao

Để đạt năng suất cao, bà con cần nắm được một số yêu cầu kỹ thuật canh tác lúa cạn như sau:

Thời vụ gieo trồng

Các giống lúa cạn có thời gian sinh trưởng từ 110 ngày – 120 ngày tùy thuộc vào điều kiện khí hậu của từng nơi trồng. Lúa sinh trưởng phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nước tự nhiên, vì vậy thời vụ từ khi gieo đến khi thu hoạch cần được bố trí trong mùa mưa.

Chuẩn bị đất

Trước khi gieo trồng cần cày phơi ải đất càng lâu càng tốt, bừa kỹ, dọn sạch tàn dư thực vật trên ruộng.

Tại các tỉnh miền núi, bà con thường canh tác lúa trên đồi gò độ dốc lớn nên cần tiến hành ngăn chia lô ra nhiều khoanh nhỏ hẹp theo chiều ngang và chạy dài theo đường đồng mức, đắp bờ nhỏ cao khoảng 20-30cm, rãnh 30-40cm theo đường vành nón để thuận tiện cho việc chăm sóc.

Gieo hạt

Khi gieo, độ ẩm đất phải đảm bảo cho hạt lúa nảy mầm (18-32%), không để hạt giống nằm lâu trong đất dẫn đến thối hoặc bị côn trùng phá hoại.

Hạt giống nên được gieo theo các hàng chạy theo đường đồng mức để thuận tiện làm cỏ và chăm sóc, không nên gieo vãi trên mặt ruộng vì như vậy sẽ lãng phí hạt giống hơn và sẽ gây khó khăn cho việc chăm sóc sau này. Sau khi gieo xong, bà con cần phủ một lớp đất bỏng dày 0,5-1cm.

Hạt giống gieo theo khóm, mỗi khóm 5-6 hạt, khoảng cách giữa các khóm là 20cm.

Bón phân

Bón phân cho lúa cần đảm bảo bón phân cân đối và hợp lý. Bón phân chia làm 3 lần vào các thời điểm cây lúa được 15, 35 và 50 ngày tuổi.

Bón lót bằng phân hữu cơ, phân lân và rải thuốc xử lý để ngăn ngừa côn trùng ăn hạt và mầm hạt.

Tỉa dặm

Trường hợp cần tỉa dặm thì bà con cần dặm ngay từ khi cây lúa còn ở giai đoạn mạ non (dưới 10 ngày tuổi) và nên dùng dao bứng bụi lúa để cây lúa hạn chế bị đứt rễ.

Phòng trừ sâu bệnh

Cần theo dõi đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh sớm và thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời.

Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh khi canh tác giống lúa cạn

Đối với cỏ dại, bà con nên phun trừ cỏ tiền nảy mầm (Dual) sau khi gieo hạt 1-3 ngày. Sau khi phun thuốc, đất phải có độ ẩm cần thiết, nếu trời không mưa thì cần tiến hành tưới nước.

Máy bay phun thuốc DJI T40
Máy bay phun thuốc DJI T40

Đối với sâu bệnh, trên các giống lúa cạn thường gặp một số loại sâu bệnh phá hại như sau:

Bà con cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sớm và kịp thời xử lý.

Về công tác phun thuốc trừ sâu bệnh cho lúa cạn, do đặc thù địa hình nơi trồng lúa cạn chủ yếu là đồi núi nên việc phun thuốc bằng các phương pháp truyền thống gặp nhiều khó khăn. Bà con có thể ứng dụng giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu cho lúa không người lái.

Máy bay phun thuốc giúp giảm đến 40% lượng thuốc và 90% lượng nước, hiệu quả phun cao, giảm tỷ lệ dư thừa hóa chất độc hại thải ra môi trường, tốc độ xử lý nhanh, giảm chi phí nhân công, chi phí thuốc bảo vệ thực vật… Quan trọng hơn, giải pháp này giúp bảo vệ sức khỏe người nông dân khi không phải tiếp xúc với hóa chất độc hại và quy trình vận hành được tự động hóa đến 95%.

Đặc biệt, máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái có thể hoạt động phun xịt ở mọi địa hình khác nhau, từ đồng bằng cho tới đồi núi, giúp bà con giải quyết được nỗi lo lắng khi phun thuốc cho cây trồng ở các khu vực có địa hình phức tạp.

AgriDrone là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái tại Việt Nam với các thiết bị chính hãng tiên tiến nhất như: DJI Agras T40, DJI Agras T50, DJI Agras T25… Hiện nay, hệ thống của chúng tôi đã có mặt ở trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu của bà con 24/7.

0/5 (0 Reviews)

Tôi là Thiên Vũ hiện là CEO AgriDrone Việt Nam là một kỹ sư trẻ với mong muốn luôn phát triển, ứng dụng công nghệ mới và mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm cùng niềm đam mê với DRONEs, UAM, MetaVerse và AI, tôi hy vọng những kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.

NHẬN TƯ VẤN