Lúa bị bệnh vàng lá nên làm gì để khắc phục?


Lúa bị bệnh vàng lá là một trong những hiện tượng thường gặp trên lúa, đây là bệnh hại ảnh hưởng đến năng suất lúa, do đó bà con cần hiểu rõ về bệnh và có biện pháp phòng trừ hiệu quả để bảo vệ mùa màng.

Sau đây bà con cùng AgriDrone Việt Nam tìm hiểu về các nguyên nhân và cách xử lý khi lúa bị bệnh vàng lá.

Lúa bị bệnh vàng lá nguyên nhân do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khiến lúa bị bệnh vàng lá, nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

benh vang la lua 01

Lúa bị bệnh vàng lá do virus:

Bệnh vàng lá lúa do virus có sự phối trộn của 3 loại virus lùn lúa cỏ, lùn xoăn lá do rầy nâu truyền bệnh và bệnh Tungro do rầy xanh đuôi đen truyền bệnh.

Lúa bị bệnh vàng lá do nấm:

Tác nhân gây bệnh là nấm Gonatophragmium sp, triệu chứng bắt đầu ở giữa lá lúa có một chấm vàng nhỏ. Chấm vàng đó phát triển dần lên, lan ngược đỉnh lá lúa, sọc vàng nhỏ dần khi hướng lên chóp lá. Bệnh tiến triển nặng khiến nửa trên có thể bị vàng hết. 

Lúa bị bệnh vàng lá do ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn:  

Triệu chứng giống bệnh vàng lùn, cây lúa bị vàng và lùn.

Bệnh vàng lá lúa do vi khuẩn:

Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Xanthomonas oryzae và Xanthomonas oryzicola. Triệu chứng nhận biết như sau: ban đầu phía bìa lá chuyển vàng trước, tiếp theo phần chóp vàng và hóp lại như mo cau, vết bệnh lan dần vào trong theo đường gợn sóng màu vàng, mô bệnh xanh tái, vàng lục. Ở phần giữa mô bệnh và mô khỏe có ranh giới rõ ràng, giới hạn theo đường gợn sóng màu vàng, có khi chỉ một đường viền màu nâu đứt quãng, triệu chứng này rất dễ nhầm với bệnh vàng lá và khô đầu lá do sinh lý.

Lúa bị bệnh vàng lá: biện pháp phòng trừ như thế nào?

Đối với bệnh vàng lá lúa do virus thì bà con cần tiến hành phòng trừ rầy nâu và rầy xanh đuôi đen.

Với bệnh vàng lá lúa do nấm, bà con có thể sử dụng một số loại thuốc để phòng trừ bệnh này như Ridomil Gold 68WG, Nevo 330EC, Tilt Super 300EC, Amistar Top 325SC, Score 250SC.

lua bi benh vang la

Trong trường hợp lúa bị bệnh vàng lá do ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn, bà con nên ngừng bón đạm, rút nước ra khỏi ruộng nếu điều kiện thủy lợi cho phép (ngộ độc phèn cần thay nước nhiều lần). Sau đó bà con nên khoảng 400 kg/ha vôi bột đã và để ruộng khô nứt chân chim sau đó cho nước vào ruộng. Nếu không thể bón vôi thì bà con nên tiến hành rút nước ra khỏi ruộng, rồi đắp bờ và hòa vôi bột đầu dòng nước chảy vào ruộng. Phun phân bón lá có hàm lượng lân cao (siêu lân). Sau 1 tuần bón thêm cho lúa khoảng 200 kg/ha Super lân.  Phun phòng trừ bằng một số loại thuốc trừ nấm như Nevo 300EC, Tilt Super 300EC, Anvil 5SC nếu cần.

Trường hợp lúa bị bệnh vàng lá do vi khuẩn, bà con có thể sử dụng loại kháng sinh như kasugamicin, không nên sử dụng thuốc có chứa streptomincin vì kháng sinh này dùng để trị bệnh cho người, nếu ăn phải thực phẩm có kháng sinh này sẽ nguy hiểm. Hoặc có thể dùng nhóm thuốc sát trùng như Bronopol (Xantocin 40WP).

Sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu bệnh vàng lá lúa

Để phòng trừ bệnh vàng lá lúa hiệu quả, bà con cần tiến hành xử lý nhanh chóng khi phát hiện bệnh. Hiện nay nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng khan hiếm nên việc thuê nhân công phun thuốc trừ sâu bệnh rất khó khăn, nhất là vào những đợt cao điểm. Để giải quyết những bài toán mà nhà nông gặp phải, hiện nay đã có giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái.

Trên thị trường, các dòng máy bay phun thuốc được sử dụng phổ biến ở các tỉnh thành của nước ta cũng như trên thế giới gồm: DJI Agras T10, DJI Agras T30, T20P, DJI Agras T40. Những ưu điểm vượt trội của máy bay phun thuốc có thể kể đến bao gồm:

  • Thời gian phun nhanh (8-10 phút/ha), dập dịch nhanh chóng. Máy bay có khả năng hoạt động vào ban đêm nên bà con có thể chủ động thời gian phun.
  • Giải quyết bài toán thiếu lao động: Công suất phun thuốc bằng máy bay gấp hơn 20 lần nhân công lao động thủ công, giúp tiết kiệm chi phí nhân công.
  • Tiết kiệm chi phí nguyên liệu: Tiết kiệm được 90% nước, 30% nước, điều chỉnh được lưu lượng trong quá trình phun.
  • Giúp công việc phun thuốc trở nên đơn giản hơn, an toàn cho sức khỏe (do không phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc bảo vệ thực vật).
  • Máy bay phun thuốc đồng đều, chính xác, không chồng lối, không giẫm đạp trong quá trình phun, không gây thất thoát lúa.
  • Tăng năng suất lúa khi thu hoạch.

AgriDrone Việt Nam tự hào là đơn vị tiên phong mang đến giải pháp máy bay xịt thuốc sâu mới nhất đến với bà con với các dòng máy bay phun thuốc: DJI Agras T10, T20, T30, T40 và T20P. 

Quý khách cần tư vấn thêm về giải pháp hoặc trải nghiệm sản phẩm máy bay nông nghiệp, xin vui lòng liên hệ với máy bay nông nghiệp AgriDrone Việt Nam:

0/5 (0 Reviews)
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM
NHẬN TƯ VẤN