Lúa trổ đều phun thuốc gì?


Trổ bông là giai đoạn lúa nhạy cảm và dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là khi thời tiết gần đây thường diễn biến phức tạp, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Vậy giai đoạn lúa trổ đều phun thuốc gì để trừ sâu bệnh và đảm bảo năng suất cao khi thu hoạch?

Theo các chuyên gia, ở giai đoạn trổ bông, lúa bị nhiễm bệnh sẽ tác động trực tiếp đến lá, thân, đặc biệt là bông lúa, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp tạo tinh bột, dẫn đến năng suất và chất lượng gạo giảm. Chính vì thế bà con cần lưu ý phòng trừ sâu bệnh giai đoạn này để đảm bảo năng suất, không bị thất thu.

Các loại sâu bệnh thường gặp khi lúa trổ

Trước khi giải đáp thắc mắc lúa trổ đều phun thuốc gì”, bà con cần biết loại sâu bệnh nào thường gây hại trên cây lúa ở giai đoạn này. Theo AgriDrone Việt Nam tìm hiểu, giai đoạn lúa trổ đều thường gặp những loại sâu bệnh hại như sau:

Bệnh đạo ôn cổ bông, cổ gié

Vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ, sau đó các vết bệnh lan ra theo chiều dài làm cả đoạn cổ bông có màu nâu xám, khô tóp lại, khiến bông bị bạc nếu như lúa bị nhiễm bệnh sớm ngay trong thời gian trổ bông. Nếu nhiễm bệnh muộn thì lúa sẽ bị lép lửng, dễ bị gãy cổ bông, cổ gié, làm giảm năng suất.

lua tro deu phun thuoc gi 1

Tác nhân gây ra bệnh đạo ôn là nấm Pyricularia oryzae, lan truyền bằng bào tử phát tán nhờ gió, xâm nhập vào phiến lá đòng, cổ bông, cổ gié. 

Điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển là nhiệt độ từ 20 đến 30oC, nhiệt độ tối đa là 22 – 28oC, độ ẩm lớn hơn 90%, trời âm u, mưa nhỏ hoặc mưa phùn. Bệnh gây hại trên các ruộng lúa khi bón phân không cân đối hoặc thừa đạm.

Bệnh bạc lá do vi khuẩn

Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Xanthomonas oryzae, phát tán theo chiều gió, nước, xâm nhiễm vào lá lúa qua thủy khổng, khí khổng ở mép, mút lá, đặc biệt là vết thương cơ giới trên lá lúa. Vi khuẩn khi tiếp xúc với bề mặt có màng nước sẽ dễ dàng xâm nhập vào bên trong qua vết thương hoặc những lỗ khí, nhân lên theo số lượng và những bó mạch dẫn lan rộng đi. 

Bệnh thường lây mạnh nhất sau những trận mưa dông. Nguồn bệnh tồn tại trong nước, cỏ dại, hạt giống lúa, đất,… Vết bệnh ban đầu có màu xanh đậm, xuất hiện ở hai bên mép lá hoặc ở đầu lá, rồi lan vào phiến lá. Khi gặp nắng thì vết bệnh sẽ héo đi, khô trắng từng vệt từ đầu lá kéo dài dọc theo mép lá, có hình lượn sóng, màu vàng ở rìa vết bệnh.

Khi nhiễm bệnh nặng, phiến lá sẽ bị khô trắng từ 60 đến 70% diện tích hoặc toàn bộ. Bệnh có thể bùng thành dịch, đặc biệt khi lúa bị nhiễm ở giai đoạn làm đòng đến khi trổ bông thì cây lúa dễ bị bạc bông, nghẹn đòng, lép nhiều, giảm năng suất đến 70%.

Rầy lưng trắng, rầy nâu

Rầy chích vào thân cây lúa và hút nhựa khiến cho cây lúa bị vàng úa. Rầy ban đầu xuất hiện ở từng chòm lúa, sau đó lan ra cả cả ruộng, thậm chí là cánh đồng nếu bà con không xử lý kịp thời. Không chỉ làm giảm năng suất, rầy lưng trắng còn là tác nhân gây bệnh lùn sọc đen.

Bệnh khô vằn

Bệnh khô vằn thường tấn công cây lúa ở những bộ phận như: phiến, bẹ lá và cổ bông. Khi lá và bẹ lá nhiễm bệnh, vết bệnh ban đầu là hình bầu dục, màu lục tối hoặc xám nhạt, sau đó chuyển thành vết vằn da hổ dạng đám mây. Khi bệnh tiến triển nặng, cả bẹ và phần lá phía trên của cây lúa đều chết lụi. 

lua tro deu phun thuoc gi 2

Khi bệnh tấn công ở phần cổ bông, vết bệnh chủ yếu kéo dài và bao quanh, có màu xám loang ra ở hai đầu vết, phần giữa màu lục sẫm co tóp lại. 

Bệnh lây lan nhanh trong điều kiện nhiệt độ từ 24 đến 32oC, độ ẩm bão hòa hoặc lượng mưa cao.

Ngoài ra còn một số bệnh khác cũng thường xuất hiện trong giai đoạn lúa trổ đều là: Bệnh lem lép hạt, bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn…

Lúa trổ đều phun thuốc gì?

Để giải quyết vấn đề giai đoạn lúa trổ đều phun thuốc gì hay lúa 60 ngày xịt thuốc gì, bà con cần quan sát ruộng lúa thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời.

Bệnh đạo ôn: Để phòng trừ bệnh đạo ôn, khi lúa chuẩn bị trổ bông trong thời tiết gió mùa Đông Bắc, ngày nắng, đêm sương, mưa rào,… bà con cần phun những loại thuốc có hoạt chất: fenoxanil + tricyclazole, isoprothiolane,… Nên phun trước khi lúa trổ bông từ 5 đến 7 ngày. Khi bị nhiễm nặng, cần phun thuốc 2 lần khi lúa đã trổ hoàn toàn.

Bệnh bạc lá do vi khuẩn: Để phòng bệnh bạc lá do vi khuẩn, bà con cần thường xuyên thăm đồng, đặc biệt là sau những trận mưa giông. Khi lúa bị nhiễm bệnh, bà con cần dừng sử dụng các loại phân bón cũng như thuốc kích thích sinh trưởng. Có thể sử dụng những loại thuốc để phun xịt như: Map Lotus, Totan,… hoặc phun thuốc chứa kháng sinh streptomycin hoặc xanthomix, sasa, acid oxolinic,…

Rầy lưng trắng, rầy nâu: Nếu mật độ rầy xuất hiện cao từ 700 đến 1000 con/m2, bà con cần tiến hành phun một trong những loại thuốc sau: TT-Led 70WG, Difluent, Chess, Applaud,… Nếu rầy non tuổi 1, tuổi 2, bà con nên sử dụng hỗn hợp trừ rầy nội hấp, tiếp xúc hoặc kết hợp cả hai để phun. Đảm bảo đủ 30 đến 40 lít nước/sào và phun vào gốc lúa.

Bệnh khô vằn: Để phòng bệnh, bà con cần loại bỏ nguồn bệnh trong đất ngay sau khi thu hoạch, quản lý kỹ thuật trồng trọt, thâm canh thích hợp. Nên cày sâu để vùi lấp hạch đất, phối hợp gieo, cấy đúng thời vụ. Bón phân đúng tỉ lệ, tránh bón nhiều đạm đón đòng, có thể phối hợp thêm kali và tro bếp để tăng cường khả năng chống bệnh cho cây. Ngoài ra, không nên để mức nước quá cao để tránh bệnh lây lan nhanh.

Bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn: sử dụng thuốc TT-Biomycin 40.5WP.

Bệnh lem lép hạt: sử dụng thuốc TT Over 325SC. Loại thuốc bảo vệ thực vật này còn có hiệu quả trong việc phòng và trị một số bệnh khác: đốm vằn, vàng lá chín sớm,…

Phun thuốc trừ sâu bệnh cho lúa bằng máy bay không người lái

Phương pháp phun thuốc trừ sâu truyền thống được người nông dân Việt Nam sử dụng có nhược điểm là phụ thuộc vào thời tiết, tốn thời gian, tốn nhân công, gây thất thoát lúa do giẫm đạp trong quá trình lội ruộng, người phun dễ bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với hóa chất độc hại.

may bay phun thuoc sa lua rai phan dji agras t50 co tot khong 4 1

Ngày nay, công nghệ phát triển ngày càng mạnh mẽ, việc phun thuốc trừ sâu bằng thủ công đã được thay thế bằng giải pháp máy bay xịt thuốc.

AgriDrone Việt Nam cung cấp giải pháp máy bay xịt thuốc cho lúa ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất, đó là các dòng máy bay xịt thuốc: DJI Agras T25, DJI Agras T50, DJI Agras T30, DJI Agras T20P, DJI Agras T40.

Những giải pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các phương pháp truyền thống và cơ giới thông thường, giúp bà con tiết kiệm thời gian và chi phí, giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, an toàn cho sức khỏe, giảm ô nhiễm môi trường. Đây là giải pháp tối ưu giúp bà con xử lý sâu bệnh hại một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc “lúa trổ đều phun thuốc gì”. Chúc bà con mùa màng bội thu.

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM
NHẬN TƯ VẤN