Lúa bị bệnh đạo ôn: Dấu hiệu bệnh & cách phòng trị hiệu quả


Bệnh đạo ôn trên cây lúa là một trong những dịch hại rất nguy hiểm gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất nếu không xử lý kịp thời. Vậy phòng trừ bệnh đạo ôn ra sao, khi phát hiện lúa bị bệnh đạo ôn cần xử lý như thế nào?

Trong những năm gần đây, bệnh đạo ôn trên lúa xuất hiện ở hầu hết các vụ trong năm, bệnh làm tăng chi phí sản xuất và gây khó khăn cho việc sản xuất lúa ở nước ta. Sau đây cùng AgriDrone tìm hiểu về biện pháp phòng trừ cũng như giải pháp xử lý khi lúa bị bệnh đạo ôn.

Dấu hiệu để nhận biết lúa bị bệnh đạo ôn

Tác nhân gây bệnh đạo ôn trên lúa là nấm Pyricularia oryzae. Nấm bệnh có thể gây hại trên lá, thân, cổ bông, cổ gié hoặc hạt lúa. 

Để nhận biết lúa bị bệnh đạo ôn, bà con dựa vào những dấu hiệu như sau: trên lá, ban đầu vết bệnh rất nhỏ, nhưng ở giữa vết bệnh, phần tế bào lá đã bị hoại tử và khô xám, sau đó vết bệnh lớn dần và có hình thoi, đây là vết bệnh đặc trưng của đạo ôn. 

benh dao on lua 01

Khi bệnh tiến triển nặng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau làm cho toàn lá bị “cháy”. Nguy hiểm nhất là khi nấm bệnh đạo ôn tấn công trên cổ bông và cổ gié, làm cho toàn bộ bông hoặc gié bị khô và gãy gục…

Tại Việt Nam, nguồn bệnh luôn có sẵn trên đồng ruộng. Khi trời âm u nhiều mây, ít nắng, thời tiết mát, độ ẩm cao, kết hợp đêm có sương mù nhiều thì bệnh đạo ôn phát triển mạnh. Bệnh thường gây hại nặng trên những ruộng sử dụng giống lúa nhiễm bệnh, gieo sạ dày, bón phân thừa đạm…

Phòng bệnh đạo ôn trên cây lúa như thế nào?

Để phòng bệnh đạo ôn trên cây lúa, bà con áp dụng một số biện pháp quản lý dịch hại như sau:

sau phao hai lua 02

  • Trước khi gieo trồng, bà con cần tiến hành vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây bệnh vụ trước (trục và dìm kỹ rạ, rơm), dọn sạch cỏ dại quanh bờ và mương tưới…
  • Sử dụng giống lúa có khả năng kháng bệnh hoặc ít nhiễm để gieo trồng.
  • Trước khi gieo sạ cần tiến hành xử lý hạt giống.
  • Không gieo sạ quá dày để cây lúa được khỏe mạnh, kháng bệnh (gieo sạ khoảng 120 kg/ha, nếu sạ hàng thì lượng giống còn ít hơn).
  • Bón phân cân đối hợp lý, không bón quá nhiều đạm, sử dụng phân bón theo bảng so màu lá lúa (khi lúa bị thừa đạm, lá có màu xanh đậm và phiến lá sẽ không đứng thẳng mà nằm ngang).
  • Chủ động phòng bệnh khi điều kiện thời tiết thích hợp cho bệnh phát sinh phát triển, chẳng hạn như: hạn chế bón phân đạm, tăng cường Kali, phun thuốc phòng trừ chủ động trước nếu ruộng được gieo sạ dày bằng giống nhiễm và đã bón dư đạm.

Ngoài ra, bà con cần theo dõi ruộng thường xuyên, nhất là những giai đoạn cây lúa mẫn cảm với bệnh để kịp thời có biện pháp xử lý.

Lúa bị bệnh đạo ôn cần xử lý như thế nào?

Khi bệnh đạo ôn chớm xuất hiện trên đồng ruộng thì bà con cần ngừng ngay việc sử dụng phân đạm, đồng thời lập tức phun thuốc điều trị ngay, tuyệt đối không nên để chậm vì càng phun chậm thì bệnh càng phát triển mạnh và khó phòng trừ.

Thiet ke khong ten 22

Phun thuốc bằng một số loại thuốc đặc trị như: Beam 75WP, Kabim 30WP và Filia 35EC. Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bán trôi nổi ngoài thị trường. Nên sử dụng loại thuốc theo hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật tại địa phương.

Phun thuốc theo đúng liều lượng thuốc theo chỉ dẫn có ghi ở ngoài bao bì, nhãn mác. Khi phun thuốc, bà con chú ý cho vòi phun xịt thuốc nhiều vào tầng lá thứ 2 trên xuống của cây lúa.

Riêng bệnh đạo ôn cổ bông, tốt nhất bà con nên phun phòng khi lúa mới trổ le te (8 – 10%) và chỉ nên phun vào buổi chiều tối. 

Phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa bằng máy bay không người lái

Việc phun thuốc trừ bệnh đạo ôn nhanh chóng quyết định hiệu quả phòng trừ bệnh. Nếu không xử lý nhanh chóng, bệnh có thể lây lan trên diện rộng và khó điều trị.

Giải pháp tốt nhất để phun thuốc trừ bệnh cho lúa được khuyến khích hiện nay đó là phun thuốc bằng máy bay nông nghiệp không người lái. Những ưu điểm vượt trội của máy bay phun thuốc không người lái có thể kể đến như:

  • Thời gian phun nhanh (8-10 phút/ha), dập dịch nhanh chóng.
  • Chủ động thời gian phun nhờ khả năng phun vào ban đêm.
  • Công suất gấp hơn 20 lần nhân công lao động thủ công, giúp tiết kiệm chi phí nhân công.
  • Giải phóng sức lao động con người, an toàn cho sức khỏe (do không phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc bảo vệ thực vật).
  • Phun đồng đều, chính xác, không chồng lối, không giẫm đạp trong quá trình phun.
  • Tiết kiệm được 90% nước, 30% nước, điều chỉnh được lưu lượng trong quá trình phun.

Trên thị trường, các dòng máy bay phun thuốc được sử dụng phổ biến gồm: DJI Agras T10, DJI Agras T30, T20P, DJI Agras T40. AgriDrone Việt Nam tự hào là đơn vị tiên phong mang đến giải pháp máy bay xịt thuốc sâu mới nhất đến với bà con. Để được tư vấn giải pháp máy bay phun thuốc sâu, bà con vui lòng liên hệ AgriDrone Việt Nam theo thông tin dưới đây.

0/5 (0 Reviews)
NHẬN TƯ VẤN