Tuân thủ kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng giúp cho cây chuối phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao. Vậy khi trồng chuối tiêu hồng, bà con cần lưu ý những kỹ thuật trồng và chăm sóc như thế nào? Cùng AgriDrone tìm hiểu ngay sau đây.
Chuối tiêu hồng là loại chuối có vẻ bề ngoài giống chuối tiêu thông thường, nhưng khác biệt ở chỗ mỗi buồng của nó có thể cho ra hơn chục nải chuối, trọng lượng mỗi buồng trên dưới 30kg. Quả chuối này cũng rất thơm ngon và có thể bảo quản được lâu, do đó nó rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt, cho dù vào mùa đông hay mùa hạ, màu sắc của quả chuối luôn rực rỡ vàng tươi trông rất đẹp mắt..
Mục lục
Kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng: Chuẩn bị đất
Chuối tiêu hồng thích hợp sinh trưởng và phát triển tốt trên đất phù sa và đất bùn ao có độ pH từ 5-7. Nếu bà con trồng ở khu vực có mực nước ngầm cao và vùng trũng thì cần tiến hành lên luống để kiểm soát độ ẩm ở độ sâu 50-60cm. Việc lên luống giúp tránh tình trạng ngập nước hoặc thừa nước gây hỏng rễ chuối.
Sau khi bà con đã lên luống đất xong, bà con tiến hành đào hố để trồng chuối. Kích thước hố tùy thuộc vào chất lượng đất, có thể từ 40x40x40 (cm) đến 50x60x60. Khoảng cách giữa các hố nên là 2m.
Sau khi đào hố xong, bà con tiến hành trộn đều 5-7kg phân chuồng, 0,2kg lân và 0,1kg kali với đất bề mặt của hố sau đó lấp lại. Khoảng nửa tháng sau, chọn ngày mát mẻ hoặc có mưa để mang cây chuối giống ra và tiến hành trồng chuối.
Kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng: Chăm sóc cây chuối
Nếu có thể, bà con nên xây tường bao hoặc trồng cây để bảo vệ cây chuối khỏi bị gió lớn, giúp giảm nguy cơ lá bị rách và ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp chất. Đồng thời, bà con cần luôn kiểm tra độ ẩm của đất và tưới nước thường xuyên nếu cần thiết.
Trong giai đoạn cây chuối tiêu hồng chưa được khép tán, bà con có thể trồng thêm các loại cây như đậu, lạc vừa nhằm tận dụng diện tích đất trống, đồng thời còn có tác dụng làm tăng độ màu mỡ cho đất, tốt cho sự phát triển của cây chuối sau này. Bà con lưu ý, không nên trồng khoai lang cùng với cây chuối.
Sau khoảng 1,5 tháng sau khi trồng, cần bón thúc lần 1. Lúc này, cần chú ý bón đủ lượng đạm và kali để cung cấp đủ những chất dinh dưỡng cần thiết cho thân cây chuối phát triển.
Sau khoảng 4 – 5 tháng sau khi trồng, bà con có thể tiến hành bón thúc lần 2. Vào thời điểm này, cây bước vào giai đoạn phát triển mạnh nên bà con cần bón tăng lượng đạm, kali nhiều gấp 1- 3 lần so với lượng bón thúc lần 1.
Mỗi gốc cây chuối tiêu hồng chỉ nên giữ lại duy nhất 1 cây để nuôi lấy buồng, vì thế, nếu bà con không có ý định ươm giống thì cần kiểm tra thường xuyên, nếu phát hiện gốc cây mọc ra mầm mới thì dùng dao cắt bỏ, tránh tình trạng phân tán dinh dưỡng.
Sau khi cây chuối tiêu hồng trồng được 7 tháng và sắp ra buồng, bà con cần tiến hành bón thúc lần 3. Lượng bón, thành phần phân bón cũng tương đương lần 1. Bên cạnh đó, bà con cần tưới nước đủ ẩm cho cây.
Ngoài ra, bà con cần chú ý tiến hành vệ sinh vườn thường xuyên, cắt bỏ lá khô, lá vàng, tạo môi trường thông thoáng cho cây phát triển, ngăn ngừa sâu bệnh gây hại.
Cách bón phân cho cây chuối tiêu hồng
Để cây chuối sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, đồng thời cho năng suất cao, bà con cần tiến hành bón phân cân đối và hợp lý, nên chia ra bón thành nhiều lần để cung cấp đủ dinh dưỡng theo nhu cầu của cây trong từng giai đoạn.
- Bón lót trước khi trồng:
Khối lượng bón khoảng 10-15kg phân hữu cơ + 1-2kg lân cho mỗi hố trồng.
- Tưới thúc:
Cứ 15 ngày tưới một lần bằng cách hòa khoảng 50-100gam NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu trong 10-15 lít nước. Nên bắt đầu tưới thúc sau khi trồng cây được 10 ngày, khi cây được 2 tháng thì bà con chuyển qua bón vào đất.
- Bón thúc:
Sau khi cây chuối tiêu hồng trồng được 2 tháng thì bà con tiến hành bón thúc bằng phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu với khối lượng khoảng 30-50 gam/cây/lần.
Sau khi cây trồng được khoảng 3-4 tháng, bà con tiến hành bón 100-150kg NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu/cây.
Kể từ tháng thứ 5 trở đi sau khi trồng cho đến khi thu hoạch, mỗi tháng bà con tiến hành bón một lần bằng phân NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu. Lượng bón 200-300 gam/cây, bón bằng cách rải phân quanh gốc cây.
Phòng trừ sâu bệnh cho chuối tiêu hồng
Bà con cần theo dõi sự phát triển của cây chuối tiêu hồng và kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tật hoặc sâu bọ. Nếu phát hiện chuối có dấu hiệu bị sâu bệnh hại, bà con cần áp dụng biện pháp kiểm soát thích hợp để bảo vệ cây khỏi hư hại.
Hướng dẫn thu hoạch chuối
Sau khi cây chuối cho ra hoa, ra được khoảng 13 nải thì bà con tiến hành bẻ bỏ bắp chuối. Bà con nên thực hiện việc bẻ bắp chuối vào buổi chiều và tránh bẻ vào ngày mưa để không làm mất chất nhựa. Sau đó, cần sử dụng cột chống để phòng ngừa cây bị đổ do gió mạnh hoặc buồng quá nặng.
Ngoài ra, để tăng năng suất và đảm bảo hình dáng buồng chuối, bà con nên tiến hành sử dụng bao nilon cắt thủng 2 đầu và bọc kín nải chuối. Việc làm này nhằm ngăn ngừa côn trùng chích hút nhựa từ quả non, tránh sương muối làm vỏ quả bị thâm, đảm bảo chuối khi thu hoạch có màu sắc tươi sáng và đẹp mắt.
Khi màu xanh của vỏ chuối bắt đầu nhạt dần, các góc cạnh đã tròn đầy hơn, bà con tiến hành hạ buồng và đem bán cho thương lái.
Nếu bà con tự tiêu thụ thì không nên ra nải ngay, nên để buồng chuối vài ngày cho ráo nhựa, sau đó lấy dao sắc tách nải rồi nhúng vào dung dịch Tecto 0,2%, để ráo, đặt nải chuối vào thùng giấy và vận chuyển đến nơi tiêu thụ hoặc cho vào hầm giấm bằng hương.
Giải pháp phòng trừ sâu bệnh cho chuối tiêu hồng
Để thu hoạch được những quả chuối tiêu hồng chất lượng và năng suất cao và được giá chuối, trong quy trình kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng, bà con cần chú ý khâu phòng trừ sâu bệnh cho cây.
AgriDrone là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp nông nghiệp thông minh, hỗ trợ hiệu quả cho nhà nông trong các hoạt động trồng trọt. AgriDrone mang đến các giải pháp phun thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái hiện đại hàng đầu hiện nay như: máy bay phun thuốc DJI Agras T30, DJI Agras T40, DJI Agras T20P.
Ứng dụng máy bay phun thuốc cho cây chuối giúp nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, giúp tiết kiệm thời gian và công sức của nông dân, tránh được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan và giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng cho năng suất cao. Hy vọng với những thông tin này, bà con sẽ có thêm kiến thức bổ ích trong quá trình trồng trọt. Chúc bà con thành công.