Kỹ thuật chăm sóc lúa J02 & phòng trừ sâu bệnh đúng cách


Chăm sóc lúa là các công việc cần thực hiện sau khi gieo cấy để cây lúa phát triển thuận lợi. Với lúa J02, kỹ thuật chăm sóc lúa J02 cần chú ý những gì? Sau đây, AgriDrone hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc lúa Nhật J02, bà con có thể tham khảo.

Giống lúa J02 hay còn được biết đến với tên là giống lúa Nhật, là giống lúa thuần dòng JAPONICA có xuất xứ từ Nhật Bản và được Viện DI truyền nông nghiệp Việt Nam nhập nội và tuyển chọn. Giống lúa này có khả năng chịu rét rất tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt, khả năng thích ứng rộng, năng suất trung bình khoảng 3,1 – 3,3 tạ/sào. Đặc biệt, giống lúa này cho chất lượng gạo cao, thơm ngon, cơm dẻo, vị đậm.

Ở bài viết trước, chúng tôi đã chia sẻ kỹ thuật trồng lúa Nhật J02. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết kỹ thuật chăm sóc lúa J02 cho năng suất cao. Dưới đây là những công việc bà con cần làm.

Bón phân cho lúa J02

Việc bón phân cho lúa cần đảm bảo bón phân cân đối và hợp lý, giúp cho cây lúa được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phát triển, đẻ nhánh, ra bông đều và cho nhiều hạt chất lượng.

ky thuat cham soc lua J02 2

Bón phân cần được chia ra làm nhiều giai đoạn. Các giai đoạn bón phân cho lúa J02 như sau:

+ Bón lót trước khi gieo cấy:

Khối lượng phân bón khoảng 40 – 50 kg phân hữu cơ vi sinh, 20 kg lân supe Lâm Thao và 30% lượng đạm urê (khoảng 1,5 – 2kg/sào Bắc bộ).

+ Bón thúc đẻ nhánh sớm:

Sau khi cấy lúa khoảng 4 – 5 ngày, cây lúa bén rễ hồi xanh và bắt đầu xuất hiện những lá mới, sau 7 – 10 ngày thì cây lúa bắt đầu đẻ nhánh. Do vậy, cây lúa cần được cung cấp dinh dưỡng sớm để có sức đẻ nhánh. Ngoài ra, việc đẻ nhánh sớm vào thời điểm này sẽ giúp các nhánh lúa có hiệu quả, tăng số bông lúa sau này.

Cách bón cho giai đoạn đẻ nhánh sớm như sau:

Tiến hành bón thúc đẻ nhánh sau khi lúa cấy được 4 – 5 ngày: Với chân đất vàn, ước tính lượng phân đơn bón như gồm: 60% đạm urê + 30% Kaliclorua tương đương (3 – 3,5kg đạm urê và 1,5 – 2 kg Kali/sào). Với chân ruộng trũng, bà con cần giảm lượng phân, với chân ruộng cao, bà con có thể tăng thêm lượng phân sao cho phù hợp.

Khi bón phân nên kết hợp với làm cỏ, sục bùn để phân được trộn vào bùn, hạn chế phân bốc hơi, hạn chế cỏ dại, kích thích ra rễ và giúp cho cây lúa rễ hấp thu dinh dưỡng. Nếu có thể chủ động tưới tiêu thì tốt nhất sau khi bón phân 7 – 10 ngày thì bà con nên tiến hành rút cạn nước, chỉ để đủ ẩm nhằm mục đích kích thích rễ lúa mọc dài, rộng và cắm sâu vào đất.

Đối với lúa gieo sạ, khi cây lúa được 2 – 3 lá thì bà con cần tiến hành tỉa dặm để đảm bảo mật độ phù hợp, đồng thời kết hợp bón thúc đẻ nhánh và điều tiết nước như trên.

+ Bón thúc đòng:

Khi bà con thấy lúa đứng cái và làm đòng (đòng non dài khoảng 0,2cm) thì bà con bón phân với lượng như sau: phân đơn 10% đạm urê + 70 Kaliclorua (tức là khoảng 0,5kg đạm và 3,5 – 4,5kg kali/sào).

Điều tiết nước trong ruộng

Điều tiết nước là công việc quan trọng trong quy trình trồng lúa nước nói chung và kỹ thuật chăm sóc lúa J02 nói riêng. Bà con cần kết hợp giữ nước và tháo bớt nước sau cho phù hợp tùy theo từng giai đoạn phát triển của cây lúa.

ky thuat cham soc lua J02 1

+ Giữ nước: bao gồm hai đợt như sau:

Đợt 1: Từ lúc cấy lúa xong cho đến sau khi bón thúc đẻ nhánh khoảng 3 – 4 ngày, bà con đảm bảo sao cho mực nước mặt ruộng khoảng 1 – 2cm.

Đợt 2: Từ khi lúa phân hoá đòng (đứng cái) cho đến khi lúa chín sáp (chắc xanh) hay trước khi thu hái ~15 ngày, bà con đảm bảo cho mực nước trên mặt ruộng khoảng 3cm.

+ Rút nước: Có hai lần rút nước như sau:

Lần 1: Sau khi bón thúc đẻ nhánh được khoảng 3 – 4 ngày đến khi phân hóa đòng và đứng cái, bà con rút cạn nước trong ruộng, sao cho đi vào ruộng chỉ hơi lún đất mà không bị lấm chân.

Lần 2: Từ khi lúa chín sáp (chắc xanh) cho đến khi thu hoạch, bà con rút cạn nước trong ruộng, để cho ruộng khô ráo.

Phòng bệnh nghẹt rễ sinh lý, ngộ độc hữu cơ

Ở những nơi sau thu hoạch vụ xuân, phần lớn rơm rạ để lại ruộng nếu không xử lý tốt thì sẽ khiến cho lúa bị ngộ độc hữu cơ, nghẹt rễ và chậm phát triển, thậm chí cây lúa có thể bị chết.

Để phòng ngừa tình trạng này, khi cày bừa ngả đất, bà con cần bổ sung vào đất một trong các chế phẩm như: Vôi tả (20 kg/sào) hoặc một số chế phẩm vi sinh.

Ngoài ra, ruộng lúa non cần được tưới nước và để cạn xen kẽ để ngăn ngừa tình trạng yếm khí gây ngộ độc hữu cơ.

Nếu lúa có biểu hiện bị ngộ độc hữu cơ (vàng lá, rễ thâm đen, cây không phát triển) thì cần tiến hành biện pháp xử lý kịp thời bằng cách tháo cạn nước ruộng, bón thêm vôi tả hoặc lân bột với khối lượng khoảng 10 – 15kg/sào), đồng thời tiến hành sục bùn cho oxy lưu thông vào đất, kết hợp bổ sung thêm các chế phẩm cung cấp dinh dưỡng và giải độc cho cây lúa như: DANA 08 – Siêu lân pha 25 ml/bình 16 lít nước, SOGAN pha 10ml/bình 10 lít nước, phun ướt đều mặt lá.

Phòng trừ một số đối tượng gây hại trên lúa

Trong kỹ thuật chăm sóc lúa J02, bà con cần chú ý đến khâu phòng trừ các đối tượng gây hại trên lúa. 

Một số đối tượng gây hại thường gặp trên lúa bà con cần chú ý bao gồm:

  • Ốc bươu vàng: Thường tấn công cây lúa ở giai đoạn mới cấy đến bén rễ hồi xanh và trên lúa gieo sạ, ốc cắn phá gây ảnh hưởng đến năng suất lúa sau này. Bà con có thể tiêu diệt ốc bằng cách bắt thủ công, tiêu diệt ổ trứng, sử dụng một số loại thuốc trừ ốc như Pazol 700WP, Boxer 15 GR, StarPumper 800WP… theo hướng dẫn trên bao bì.
  • Chuột hại: Áp dụng các biện pháp diệt chuột như bẫy, bả một cách đồng bộ ngăn chặn ngay từ đầu vụ.
  • Các loại sâu bệnh khác: Bà con cần chú ý thăm đồng thường xuyên và phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại lúa sớm như sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, châu chấu…

Ngày nay, khi công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, bà con có thể ứng dụng giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu để công việc phun thuốc trừ sâu được thực hiện hiệu quả và không tốn nhiều công sức. AgriDrone là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực cung cấp giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu cho nông nghiệp. Với mục tiêu hỗ trợ người nông dân tối đa hóa năng suất và giảm thiểu tác hại của thuốc bảo vệ thực vật, AgriDrone mang đến cho nhà nông giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu cho lúa với các dòng drone tiên tiến nhất hiện nay như DJI Agras T25DJI Agras T50 cho lúa.

danh gia may bay phun xit thuoc phan dji t25 3

DJI Agras T25 và T50 là những dòng máy bay phun thuốc trừ sâu mới nhất, được thiết kế với các tính năng vượt trội để nâng cao năng suất, giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh và tiết kiệm chi phí cho người nông dân.

Trên đây là thông tin chia sẻ hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc lúa J02. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bà con những kiến thức hữu ích để canh tác lúa hiệu quả. Chúc bà con thành công.

0/5 (0 Reviews)

Tôi là Thiên Vũ hiện là CEO AgriDrone Việt Nam là một kỹ sư trẻ với mong muốn luôn phát triển, ứng dụng công nghệ mới và mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm cùng niềm đam mê với DRONEs, UAM, MetaVerse và AI, tôi hy vọng những kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.

NHẬN TƯ VẤN