Kỹ thuật canh tác giống lúa ST25 đúng chuẩn


Lúa ST 25 là giống lúa gạo mới được đánh giá cao về chất lượng. Để đảm bảo sản lượng thu hoạch và phẩm chất lúa được tốt nhất, bà con cần nắm vững kỹ thuật canh tác giống lúa ST25. Cùng AgriDrone tìm hiểu kỹ thuật canh tác giống lúa này trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung về giống lúa ST25

Trước khi tìm hiểu kỹ thuật canh tác giống lúa ST25, bà con cần nắm được một số đặc điểm của giống lúa này.

ky thuat canh tac giong lua st25 1

Giống lúa ST25 là giống lúa cảm ôn, có thể gieo cấy được hai vụ trong năm. Thời gian sinh trưởng vào vụ Xuân khoảng 105 – 115 ngày, vụ Mùa khoảng 102 – 110 ngày.

Chiều cao trung bình của cây lúa ST25 khoảng 105 – 110cm dạng hình đẹp, ưa thâm canh, khả năng đẻ nhánh trung bình, bộ lá đứng, cho bông to dài, mỗi bông có nhiều hạt, hạt lúa đóng khít, vỏ trấu vàng, hạt gạo thon dài, màu trắng trong, cơm mềm, vị đậm và thơm.

Ngoài ra, giống lúa ST25 còn có khả năng chịu mặn, khả năng kháng đạo ôn cấp 2, kháng bệnh bạc lá, thân cứng chống đổ ngã tốt, có khả năng thích nghi rộng. Giống lúa này cho năng suất trung bình khoảng 6,5 – 7 tấn/ha, nếu bà con thâm canh tốt thì năng suất có thể đạt trên 7 tấn/ha.

Giống lúa ST25 hiện nay được đưa vào gieo cấy ở nhiều địa phương nhằm thay thế những giống cũ đã bị thoái hóa, nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo.

Kỹ thuật canh tác giống lúa ST25 như thế nào?

Quá trình canh tác cần đảm bảo đúng kỹ thuật, đúng phương pháp để cây lúa có thể sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Để bà con canh tác hiệu quả, AgriDrone xin chia sẻ kỹ thuật canh tác giống lúa ST25 như sau:

Lựa chọn chân đất

Giống lúa ST25 thích hợp canh tác trên đất vàn, vàn cao. Lượng giống gieo khoảng 1 – 1,2kg/sào (360m2).

Thời vụ gieo cấy

Thời vụ gieo cấy tùy theo lịch thời vụ hàng năm của từng địa phương. Đối với khu vực đồng bằng sông Hồng, bà con có thể tham khảo thời vụ gieo cấy như sau:

  • Vụ Xuân gieo mạ 25/1- 10/2
  • Vụ Mùa gieo mạ 20/6 – 30/6 

Với giống lúa này, bà con có thể gieo mạ dày xúc hoặc làm mạ nền đất cứng, khi mạ được 2,5 – 3 lá thì mang đi cấy. Nếu bà con gieo mạ dược thì cấy khi mạ được khoảng 4,0 – 4,5 lá.

Mật độ cấy

Với giống lúa này, bà con cấy với mật độ khoảng 30 – 35 khóm/m2, cấy 2 – 3 dảnh/khóm.

Bón phân

Để cây lúa có khả năng sinh trưởng khỏe và chống chịu sâu bệnh tốt, bà con cần bón phân cân đối và hợp lý. Với giống lúa ST25, bà con nên bón các loại phân bón có tỷ lệ Kali cao hơn các giống lúa thường. Bà con nên ưu tiên sử dụng phân hữu cơ vi sinh và phân bón tổng hợp, hạn chế sử dụng phân đơn. Lượng phân bón sử dụng trong vụ Mùa nên ít hơn so với vụ Xuân.

ky thuat canh tac giong lua st25 2

Bà con tham khảo lượng phân bón như sau (đối với phân đơn, tính cho 1 sào bắc bộ 360m2):

  • Lượng phân bón vụ Xuân: Phân hữu cơ 0,3-0,4 tấn/sào, phân đạm 8-8,5 kg/sào, phân lân 16-18 kg/sào, phân kali 6-6,5 kg/sào.
  • Lượng phân bón vụ Mùa: Phân hữu cơ 0,3-0,4 tấn/sào, phân đạm 7-7,5 kg/sào, phân lân 16-18 kg/sào, phân kali 6-6,5 kg/sào.

Phòng trừ sâu bệnh

Mặc dù ST25 là giống lúa chống chịu sâu bệnh tốt, nhưng không vì thế mà bà con chủ quan với khâu phòng trừ sâu bệnh trong quy trình kỹ thuật canh tác giống lúa ST25. Bà con cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nếu phát hiện sâu bệnh hại lúa thì cần triển khai các biện pháp xử lý kịp thời.

Để hạt lúa chắc mẩy, sáng hạt, bà con nên phun phòng trừ bệnh lem lép hạt ở giai đoạn trước khi lúa trổ bông bằng thuốc Amistatop 325SC, Tillsuper 300EC.

Thu hoạch

Giai đoạn cuối cùng trong quá trình canh tác lúa ST25 đó là thu hoạch. Khi lúa vừa độ chín thì bà con triển khai công tác gặt lúa. Bà con không nên phơi lúa trong điều kiện nhiệt độ quá cao và nắng mạnh, chú ý bảo quản lúa ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Một số lưu ý trong kỹ thuật canh tác giống lúa ST25

Đối với lượng phân bón sử dụng và loại phân lựa chọn, bà con có thể điều chỉnh cho phù hợp với chân đất và điều kiện canh tác của địa phương mình.

ky thuat canh tac giong lua st25 3

Để năng suất và chất lượng gạo tốt, được giá lúa gạo thì bà con cần gieo cấy đúng thời vụ, bón phân hợp lý và cân đối giữa các chất.

Ứng dụng giải pháp máy bay nông nghiệp trong canh tác lúa ST25

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, máy bay nông nghiệp đang được ứng dụng rộng rãi trong quy trình canh tác lúa. Những lợi ích khi sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc sâu cho lúa, bao gồm:

review may bay sa lua rai phan dji agras t50 1

  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Máy bay không người lái có thể phun rải thuốc trừ sâu trên diện tích lớn một cách nhanh chóng và tự động, giúp tiết kiệm thời gian và công sức so với việc phun thuốc bằng tay hoặc sử dụng các phương pháp truyền thống khác.
  • Tăng hiệu suất và độ chính xác: Máy bay không người lái được trang bị hệ thống GPS và cảm biến thông minh, giúp duy trì độ cao và vị trí chính xác khi phun thuốc. Điều này giúp đảm bảo việc phun thuốc theo đúng liều lượng cần thiết và giảm thiểu lượng thuốc lãng phí.
  • Phạm vi phun rộng: Máy bay không người lái có khả năng phun thuốc trên diện tích rộng, giúp đáp ứng nhu cầu phun thuốc cho các vùng trồng lúa có quy mô lớn một cách hiệu quả.
  • An toàn và tiết kiệm chi phí: Sử dụng máy bay không người lái giúp giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với chất hóa học trong thuốc trừ sâu, từ đó đảm bảo an toàn cho người làm việc. Ngoài ra, máy bay không người lái giúp tối ưu hóa sử dụng thuốc, giảm thiểu lượng thuốc cần sử dụng và giảm chi phí cho nông dân.
  • Giảm tác động môi trường: Việc phun thuốc chính xác và phun với liều lượng vừa đủ giúp giảm lượng thuốc sử dụng và ngăn chặn việc phát tán thuốc bảo vệ thực vật không cần thiết vào môi trường xung quanh, giúp bảo vệ môi trường và sinh vật khác không bị ảnh hưởng.

Hiện nay, AgriDrone đang triển khai ứng dụng công nghệ máy bay nông nghiệp DJI Agras T50DJI Agras T25. Đây là hai phiên bản máy bay nông nghiệp không người lái mới nhất và hiện đại nhất hiện nay. Không chỉ được ứng dụng trong khâu phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng, T50 và T25 còn được ứng dụng vô cùng hiệu quả trong khâu gieo sạ và rải phân bón.

Với tải trọng lớn, dung lượng pin cao, hiệu suất phun mạnh mẽ, trang bị hệ thống cảm biến, điều khiển thông minh và nhiều tính năng vượt trội khác, T50 và T25 giúp đảm bảo các hoạt động nông nghiệp diễn ra một cách hiệu quả và an toàn. Đây là trợ thủ đắc lực cho bà con trong canh tác lúa nói riêng và canh tác nông nghiệp nói chung.

Trên đây là thông tin chia sẻ về kỹ thuật canh tác lúa ST25. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích giúp bà con canh tác lúa ST25 hiệu quả và đạt năng suất cao. Chúc bà con thành công!

Nếu bà con quan tâm đến giải pháp máy bay phun thuốc, sạ lúa, rải phân bón, hãy để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được chuyên gia của Máy bay nông nghiệp AgriDrone tư vấn cụ thể.

0/5 (0 Reviews)
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM

Tôi là Thiên Vũ hiện là CEO AgriDrone Việt Nam là một kỹ sư trẻ với mong muốn luôn phát triển, ứng dụng công nghệ mới và mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm cùng niềm đam mê với DRONEs, UAM, MetaVerse và AI, tôi hy vọng những kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.

NHẬN TƯ VẤN