Cách chăm sóc lúa vụ mùa cho năng suất cao


Canh tác lúa vụ mùa thường gặp phải những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như nắng nóng, ngập úng, mưa bão, sâu bệnh sinh sôi nhiều. Để có vụ mùa bội thu, bà con cần lưu ý cách chăm sóc lúa vụ mùa như sau.

Lưu ý khi gieo cấy lúa vụ mùa

Chọn giống

Bà con nên chọn các giống lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt ở vụ mùa, nhất là các giống có khả năng chống chịu bệnh bạc lá và chống đổ, nên sử dụng các giống đảm bảo chất lượng được mua ở các cơ sở uy tín, không sử dụng giống gia đình tự để, không lấy thóc ở vùng những vụ trước đã xuất hiện lúa cỏ để làm giống.

cach cham soc lua vu mua 1

Lượng thóc giống gieo sạ tùy thuộc vào từng loại giống và kích thước hạt giống, khuyến cáo như sau: lúa lai từ 0,8-1 kg/sào, lúa thuần từ 1-1,5 kg/sào. Đối với trà cuối, bà con nên tăng lượng thóc giống 5-10% để làm mạ dự phòng trong trường hợp gặp điều kiện bất lợi xảy ra.

Ngâm ủ

Bà con tiến hành ngâm ủ hạt giống theo hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì sản phẩm. Để phòng bệnh lùn sọc đen, bà con nên xử lý giống trước khi gieo bằng cách sử dụng một trong những chế phẩm như CruiserPlus 312.5FS, Gaucho 600FS, Enado 40FS, Kola 600FS,…

Gieo cấy

Do thời tiết vụ mùa vào đầu vụ thường có nắng nóng và ngập úng, bà con nên ưu tiên gieo mạ cấy, hạn chế gieo thẳng, tăng diện tích cấy máy. Bà con có thể gieo mạ nền cứng, mạ khay cấy máy, mạ dày xúc, mạ lốc (mạ vườn) hoặc mạ dược, tùy vào điều kiện thực tế của địa phương để lựa chọn cách gieo cấy phù hợp.

Chăm sóc mạ

Đầu vụ mùa thường có nắng nóng, do đó bà con cần thực hiện các biện pháp chống nóng cho mạ, nhất là mạ nền cứng và mạ khay. Có thể chống nóng bằng cách dùng lưới đen để che bớt nắng, tưới nước đủ ẩm thường xuyên cho luống mạ, lưu ý không được tưới vào giữa trưa nắng nóng. 

Khi mạ ngoài 3 lá thật, bà con cần tưới bổ sung dinh dưỡng bằng lân supe hoặc NPK có hàm lượng lân cao, pha loãng để tưới cho luống mạ. Trước khi đưa mạ ra ruộng cấy 2 – 3 ngày, cần tiến hành phun trừ rầy.

Cách chăm sóc lúa vụ mùa cho năng suất cao

Cách bón phân

Để đạt năng suất cao, bà con cần thực hiện phương châm “bón lót sâu, bón thúc sớm”, bón phân cân đối và hợp lý, hạn chế bón đạm đơn, không sử dụng đạm đơn để bón đòng, nuôi hạt.

cach cham soc lua vu mua 2

Tham khảo lượng phân bón lúa cho 1 sào như sau: 20 – 25 kg/sào NPK chuyên lót loại 5:10:3, 6:11:2,.. và 12 – 15 kg/sào NPK chuyên thúc loại 12:5:10, 16:5:17,… hoặc 15 – 17 kg NPK 16:16:8/sào (bón lót 5-6 kg/sào, bón thúc lượng còn lại).

Điều tiết nước

Bà con cần điều tiết nước hợp lý để lúa sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, áp dụng chế độ “Nông – Lộ – Phơi” cho suốt các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa.

Trừ Ốc bươu vàng

Lúa vụ mùa thường bị ốc bươu vàng cắn phá cây lúa non làm khuyết mật độ lớn, đặc biệt là chỗ trũng. 

Bà con cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên và chủ động tiêu hủy trứng ốc bươu vàng trên đồng ruộng, kênh mương; với ruộng có mật độ ốc bươu vàng thấp thì có thể tiến hành bắt thủ công, chăng lưới ở đầu lối dẫn nước vào ruộng; nếu mật độ cao mới sử dụng thuốc sinh học. Hạn chế sử dụng thuốc hóa học để trừ ốc bươu vàng.

Phòng trừ cỏ dại

Để phòng cỏ dại thì khi làm đất bà con cần tiến hành làm đất kỹ, điều này sẽ làm cho tàn dư thực vật được phân hủy toàn bộ.

Sau cấy, bà con nên giữ một lớp nước nông để giúp cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh đồng thời hạn chế cỏ dại sinh sôi và phát triển. 

Biện pháp hạn chế cỏ dại hữu hiệu nhất hiện nay là kiểm tra đồng ruộng thường xuyên và nhỏ bỏ cỏ dại, hạn chế tối đa việc xử lý cỏ dại bằng thuốc hóa học.

Bệnh ngộ độc hữu cơ

Lúa vụ mùa có thể đối mặt với bệnh ngộ độc hữu cơ với các triệu chứng như lúa còi cọc, kém phát triển, lá lúa biến vàng, rễ vàng hoặc đen có mùi hôi tanh, ruộng có nhiều bọt khí. 

Khi lúa xuất hiện những triệu chứng này, bà con không nên sốt ruột mang phân ra bón ngay, nhất là phân đạm mà cần bình tĩnh thực hiện các biện pháp xử lý để bộ rễ nhanh phục hồi.

Các loại sâu bệnh khác

Bà con cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên và thực hiện nghiêm việc phòng trừ sâu bệnh theo khuyến cáo của ngành chuyên môn.

Giải pháp phòng trừ sâu bệnh cho lúa bằng máy bay phun thuốc

Để phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho lúa mùa, bà con có thể tìm đến giải pháp máy bay phun xịt thuốc cho lúa không người lái để tiết kiệm thời gian, chi phí, ngăn ngừa sâu bệnh lây lan. 

Sử dụng giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái giúp công việc được thực hiện nhanh chóng, hiệu suất công việc gấp hàng trăm lần lao động chân tay, chi phí thuê phun thấp, an toàn cho sức khỏe. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” để đảm bảo an toàn.

Hiện nay AgriDrone Việt Nam cung cấp các giải pháp máy bay phun thuốc sạ lúa rải phân tiên tiến nhất hiện nay như: DJI DJI Agras T30, DJI Agras T20P, Agras T40, DJI Agras T50, DJI Agras T25. Các giải pháp này giúp bà con giải quyết các công việc phun thuốc trừ sâu cho lúa, gieo sạ lúa, rải phân bón cho lúa hiệu quả, tiết kiệm chi phí. 

Chúc bà con thành công.

0/5 (0 Reviews)
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM
NHẬN TƯ VẤN