Các loại bệnh trên cây cà phê: Dấu hiệu & cách phòng trừ


Cây cà phê dễ bị mắc phải các loại bệnh và có thể ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của sản phẩm khi thu hoạch. Trong bài viết này, AgriDrone sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn các loại bệnh trên cây cà phê thường gặp nhất, cùng với dấu hiệu nhận biết và cách phòng trừ chúng.

Bệnh nấm hồng trên cây cà phê (Corticicum salmonicolor)

Trong các loại bệnh trên cây cà phê, đầu tiên chúng ta phải kể tới bệnh nấm hồng. Bệnh gây hại trên nhiều vườn cà phê, nếu bà con không phòng trừ kịp thời, bệnh có thể lây lan và ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất.

Dấu hiệu nhận biết: 

Bệnh nấm hồng thường gây hại trên cành và quả cà phê. Vết bệnh xuất hiện đầu tiên là những chấm nhỏ có màu trắng trông như bụi phấn. Vết bệnh sẽ phát triển dần dần và tạo thành một lớp phấn mỏng màu hồng. Nếu bệnh gây hại trên cành thì lớp phấn này sẽ xuất hiện ở dưới cành, nếu bệnh gây hại trên quả thì lớp phấn này thường xuất hiện ở cuống quả.

cac loai benh tren cay ca phe 1

Bệnh xuất hiện trên cả giống cà phê chè và giống cà phê vối, đặc biệt gây hại nặng trên cà phê chè (cà phê Abrabica).

Điều kiện thuận lợi cho bệnh xuất hiện và lây lan là độ ẩm cao và nhiều ánh sáng, thường xuất hiện vào tháng 6, tháng 7 và cao điểm là vào tháng 9. Bệnh phát triển nhanh trên cùng một cây, nhưng tốc độ lây lan sang cây khác thì chậm.

Cách phòng trừ: 

Để phòng trừ bệnh nấm hồng trên cây cà phê, bà con cần kiểm tra vườn thường xuyên vào đầu mùa mưa, nếu phát hiện vết bệnh thì cắt bỏ bộ phận bị bệnh. Ngoài ra, bà con có thể phun xịt một số loại thuốc bảo vệ thực vật sau đây để trừ bệnh:

Thường xuyên kiểm tra vườn cây đầu mùa mưa, nếu phát hiện bệnh thì cắt, đốn cành bệnh. Ngoài ra có thể sử dụng máy bay phun xịt thuốc trừ bệnh cho cây với các loại thuốc bảo vệ thực vật sau:

  • Chevin 5SC (Hexaconazole 5%): Phun với liều lượng khoảng 1 – 2lít thuốc/ha, pha theo nồng độ 40 – 60ml thuốc/bình 16lít nước, phun sao cho ướt đẫm tán lá cà phê. Trong trường hợp cây nhiễm bệnh nặng, bà con nên phun thêm lần 2 cách lần đầu 7 ngày.
  • Jinggangmeisu 5SL, 5WP, 10WP: Pha thuốc với nồng độ 0,3%, phun từ 2 – 3 lần, mỗi lần phun cách nhau 15 ngày.
  • Abenix 10FL ( Albendazole 10%): Pha thuốc với nồng độ 0,25 – 0,3% ( pha 25- 30ml thuốc vào bình 10 lít), phun ướt toàn bộ cây. Phun 2 lần, mỗi lần phun cách nhau 7 ngày.

Bệnh thối rễ tơ trên cây cà phê

Bệnh thối rễ tơ trên cây cà phê xuất hiện ở cả vườn cà phê kinh doanh lẫn thời kỳ kiến thiết, nhưng chủ yếu xuất hiện ở cà phê kinh doanh.

Dấu hiệu nhận biết:

Khi cây bị nhiễm bệnh, hệ thống rễ tơ của cây bị thối và chết dần từ phần chóp rễ khiến cho cây cà phê không hút được nước và dinh dưỡng, điều này làm cho cây dần dần bị héo và chết đi.

cac loai benh tren cay ca phe 2

Trên những cây lớn, cây có triệu chứng vàng lá và chết chậm hơn so với cây con.

Cách phòng trừ:

Để phòng trừ bệnh thối rễ tơ trên cây cà phê, bà con cần áp dụng những biện pháp sau:

  • Với vườn chưa bị bệnh, cần bón phân đầy đủ, cân đối và hợp lý, tăng cường bón phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học cải tạo đất.
  • Hạn chế việc xới xáo, tưới tràn.
  • Đào, đốt bỏ những cây bị bệnh nặng.
  • Phun thuốc hóa học để phòng bệnh.

Bệnh thối rễ cọc trên cây cà phê

Bệnh thường gặp trên vườn cây cà phê giai đoạn kiến thiết, cây cà phê trồng trên đất khai hoang từ các vườn cà phê cũ đã già cỗi hoặc vườn cà phê đã từng nhiễm bệnh thối rễ tơ.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Bệnh khiến cho rễ cọc của cây bị thối và đứt ngang, trong khi đó phần rễ tơ gần mặt đất lại phát triển mạnh. Bà con có thể quan sát thấy lá cây bị vàng rất rõ vào cuối mùa mưa, đầu mùa khô.
  • Cây cà phê bị bệnh rất dễ nhổ lên bằng tay, những cây bị bệnh nặng còn bị thối cả phần rễ tơ.

Cách phòng trừ:

Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh là phải rà rễ cẩn thận khi khai hoang, cải tạo đất bằng cách trồng các cây lương thực ngắn ngày như đậu đỗ (ít nhất 2 – 3 năm trước khi trồng lại cà phê).

Cây bị bệnh cần được đào bỏ và đốt đi để ngăn ngừa lây lan ra các cây khác trong vườn.

Bệnh gỉ sắt trên cây cà phê

Bệnh gỉ sắt là một trong số các loại bệnh trên cây cà phê gây hại rất lớn, thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. Bệnh gây hại trên lá, khiến cho lá bị rụng, cây bị kiệt sức, năng suất kém, có thể bị chết đi.

Dấu hiệu nhận biết:

Các vết bệnh xuất hiện ở mặt dưới của lá cây. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu vàng nhạt, sau đó vết bệnh lớn dần và chuyển sang màu cam và cháy. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau, khiến cho lá bị úa và rụng.

cac loai benh tren cay ca phe 3

Bệnh gây hại mạnh nhất trên cà phê Arabica (cà phê chè) và khoảng 50% trên cà phê Robusta (cà phê vối), mức độ nghiêm trọng của bệnh trên từng cây cũng không giống nhau.

Hướng dẫn phòng trừ:

Bà con có thể phun phòng trừ bệnh gỉ sắt trên cây cà phê bằng các loại thuốc hóa học như sau:

  • Abenix 10FL (Albendazole 10%): Bà con pha thuốc với nồng độ 0,25 – 0,3% ( pha 25 – 30ml thuốc vào bình 10 lít), tiến hành phun ướt đều toàn bộ cây, phun hai lần, mỗi lần phun cách nhau 7 ngày.
  • Chevin 5SC (Hexaconazole 5%): Phun với liều lượng khoảng 1 – 2lít thuốc/ha, pha với nồng độ 40 – 60ml thuốc vào bình chứa 16lít nước, phun ướt đẫm tán lá cà phê. Trường hợp vườn cây bị bệnh nghiêm trọng, bà con có thể phun thêm lần hai cách lần đầu 7 ngày.

Bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê

Bệnh trên cây cà phê này gây hại trên quả, cành, lá, thường xuất hiện trên cây cà phê chè. Nếu gây hại trên cây cà phê vối, bệnh thường khiến đầu quả bị thối đen và rụng khi còn non. 

Tại Tây Nguyên, bệnh thường gây hại vào đầu mùa mưa và cao điểm là vào tháng 10. Trong số các loại bệnh trên cây cà phê, bà con cần hết sức lưu ý bệnh này.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Vết bệnh đầu tiên xuất hiện là những vết có kích thước nhỏ màu vàng nâu hay nâu trên quả, cành lá. 
  • Vết bệnh sau đó lan rộng ra và có màu nâu sẫm, vết bệnh lõm sâu xuống so với các vùng lân cận. 
  • Vết bệnh lan ra khắp vỏ quả, cành lá và khiến những bộ phận bị nhiễm bệnh trở nên có màu đen, khô và rụng. 

Cách phòng trừ:

Bà con tiến hành phun xịt thuốc cho cây cà phê bằng một số loại thuốc bảo vệ thực vật sau:

  • Abenix 10FL ( Albendazole 10%): Nồng độ phun khoảng 0,25 – 0,3% ( pha 25- 30ml thuốc vào bình 10 lít). Tiến hành phun ướt đều toàn cây, phun 2 lần, mỗi lần phun cách nhau 7 ngày.
  • Chevin 5SC (Hexaconazole 5%): Liều lượng phun khoảng 1 – 2lít thuốc/ha, pha 40 – 60ml thuốc/bình 16lít nước. Tiến hành phun ướt đẫm tán lá, phun lần hai cách lần một 7 ngày.

Bệnh lở cổ rễ trên cây cà phê (Zhizoctonia solani)

Bệnh này thường gây hại trong vườn ươm, khi cây cà phê còn nhỏ. Bệnh thường gặp ở những vườn ươm có độ ẩm cao, ít thoáng, đất trong bầu dí chặt. Trên vườn, bệnh thường phát sinh vào mùa mưa, những nơi độ ẩm cao, đất ít được xới xáo, bệnh lây lan qua việc làm cỏ và cuốc xới.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Phần thân của cây tiếp giáp với mặt đất (cổ rễ) bị thối đen và teo lại. 
  • Cây bị vàng lá, sinh trưởng chậm, một phần cổ rễ bị khuyết dần.

Cách phòng trừ:

Khi cây còn trong vườn ươm: Không được tưới quá nhiều, không che quá dày, cần tiến hành xới xáo đất để tạo độ thông thoáng trong bầu, nhổ bỏ cây bị bệnh. Bà con có thể phun phòng trừ bằng thuốc Jinggangmeisu 5SL, 5WP, 10WP với nồng độ 0,3%, phun khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần phun cách nhau 15 ngày.

Khi cây ở trên đồng ruộng: Chọn cây giống khỏe mạnh, tránh làm tổn thương rễ cây khi làm cỏ. Khi cây bị nhiễm bệnh nhẹ, bà con có thể phun trừ bằng thuốc Jinggangmeisu 5SL, 5WP, 10WP với nồng độ 0,3%, phun khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần phun cách nhau 15 ngày.

Giải pháp phun thuốc phòng trừ các loại bệnh trên cây cà phê tốt nhất

Vườn cà phê bị bệnh cần được phun thuốc phòng trừ nhanh chóng để ngăn ngừa bệnh lây lan gây thiệt hại nhiều hơn. Hiện nay, giải pháp tốt nhất để phun thuốc trừ sâu nhanh chóng và hiệu quả là sử dụng máy bay phun thuốc trên cây cà phê. Giải pháp này được thiết kế để giúp nâng cao hiệu quả phun thuốc, tiết kiệm thời gian và công sức lao động.

dji agras t25 1

Máy bay nông nghiệp AgriDrone là công ty chuyên cung cấp giải pháp drone phun thuốc trừ sâu cho cây trồng, bao gồm cả cây cà phê. Các giải pháp phun thuốc của AgriDrone sử dụng công nghệ drone điều khiển từ xa với những thiết bị hiện đại hàng đầu hiện nay gồm: DJI Agras T30, DJI Agras T20P, DJI Agras T40, DJI Agras T50, DJI Agras T25

Nhờ sử dụng drone với công nghệ hiện đại, quy trình phun thuốc trên cây cà phê trở nên nhanh chóng và hiệu quả. Drone có thể bay trên cao và xử lý diện tích lớn, giúp tiết kiệm thời gian và công sức so với phun thuốc bằng tay.

Ngoài ra, công nghệ của AgriDrone còn cho phép điều chỉnh lượng thuốc phun, nhờ đó đảm bảo hiệu quả phòng chống bệnh tốt nhất, đồng thời giảm thiểu sự lãng phí thuốc trừ sâu.

Đặc biệt, AgriDrone cũng cung cấp hệ thống điều khiển và giám sát từ xa thông qua ứng dụng di động. Người dùng có thể theo dõi quá trình phun thuốc từ xa mà không phải tiếp xúc với hóa chất độc hại.

Tóm lại, giải pháp phun thuốc của AgriDrone tối ưu hóa quy trình phòng trừ các loại sâu bệnh trên cây cà phê, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và thuốc trừ sâu. Với việc sử dụng công nghệ drone phun thuốc hiện đại, AgriDrone đảm bảo cung cấp giải pháp phòng trừ bệnh trên cây trồng tốt nhất cho bà con nông dân.

0/5 (0 Reviews)

Tôi là Thiên Vũ hiện là CEO AgriDrone Việt Nam là một kỹ sư trẻ với mong muốn luôn phát triển, ứng dụng công nghệ mới và mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm cùng niềm đam mê với DRONEs, UAM, MetaVerse và AI, tôi hy vọng những kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.

NHẬN TƯ VẤN