Thời tiết vụ đông xuân tại đồng bằng sông Cửu Long


Đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa lớn nhất nước ta, với diện tích khoảng 4 triệu ha. Trước đây, đồng bằng sông Cửu Long được xem là nơi được bồi đắp phù sa màu mỡ từ hai dòng sông Tiền và sông Hậu, lượng mưa và số giờ nắng thích hợp cho sự phát triển của cây lúa Việt Nam. Đó là của câu chuyện khi đồng bằng sông Cửu Long chưa hứng chịu những tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. AgriDrone xin điểm lại thời tiết vụ đông xuân tại đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian vừa qua.

dong-bang-song-cuu-long

 

Đồng bằng sông Cửu Long oằn mình dưới thời tiết khắc nghiệt

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh như: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Cần Thơ.

Đối với các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, nông dân thường bắt đầu vụ đông xuân từ tháng 11 hoặc tháng 12 và thu hoạch vào đầu tháng 4 hằng năm. 

Hiện tượng xâm nhập mặn diễn biến ngày càng phức tạp hơn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long khi sông Vàm Cỏ Đông bị ảnh hưởng từ 90 km đến 100km, sông Hàm Luông ảnh hưởng đến 78km hay sông Cửa Tiểu, Cửa Đại bị xâm nhập đến 57 km. Việc xâm nhập mặn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hơn 35.000ha diện tích đất gieo trồng. Nguyên nhân chính là do vào mùa khô, nước sông cạn kiệt khiến nước biển theo sông ngòi tràn vào gây ra xâm nhập mặn.

Bên cạnh đó, câu chuyện mất mùa vì hạn hán, ngập lụt thường xuyên xảy ra vào vụ đông xuân. Những cái nắng kéo dài, lượng mưa không còn ổn định như trước, ô nhiễm nguồn nước khiến cây lúa bị nhiễm bệnh,… Đồng bằng sông Cửu Long trong quá khứ được xem là nơi ít chịu ảnh hưởng của bão nhất nhưng giờ đây, vựa lúa lớn nhất nước ta đang oằn mình chống chọi lại các cơn bão có cường độ ngày càng mạnh hơn. 

Các giống lúa thích hợp trong thời tiết vụ đông xuân

Các giống lúa OM 6162, OMCS 2000, OM 5472, OM 4128, OM 5451, OM 8232, OM 4101,… được khuyến cáo sử dụng trong thời tiết gieo trồng mùa vụ đông xuân tại các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, sau khi gieo trồng bà con cần nắm rõ quy trình sản xuất lúa bao gồm việc kiểm soát nước tưới tiêu, phân bón và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.

Chăm sóc lúa dưới thời tiết vụ đông xuân

Nông dân có phương pháp bón phân đúng lúc để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa, giúp cây phát triển tốt.

Quản lý lượng nước tưới tiêu, điều tiết nước, lượng nước có nhiệt độ thích hợp cho cây lúa.

Theo dõi sát sao để phát hiện các mầm bệnh, vi sinh vật gây hại cho mùa màng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bà con nông dân tiến hành thu hoạch lúa sau trổ từ 28 đến 33 ngày hoặc khi quan sát thấy lúa đã chín từ 85% đến 90%.

Sử dụng máy bay nông nghiệp: Giải pháp nhanh chóng và hiệu quả

may-ba-phun-thuoc-t16
Máy bay phun thuốc T16

Trong nhiều năm, nông dân dựa vào các phương pháp truyền thống như phun thuốc thủ công tốn nhiều công sức.

Với sự phát triển của ngành công nghiệp máy bay không người lái, cách người nông dân phun thuốc trên cánh đồng của họ có thể thay đổi đáng kể, vì việc phun thuốc bằng máy bay mang lại nhiều lợi ích hơn, như:
  • Chủ động thời gian phun thuốc với khả năng phun ban đêm.
  • Thời gian phun thuốc nhanh 10 – 15 phút/ha.
  • Tiết kiệm chi phí: giảm nhân công, giảm 90% nước, giảm 30% thuốc.
  • Dễ dàng ứng dụng cho nhiều loại cây trồng và địa hình khác nhau.
  • Đường bay được thiết lập sẵn, phun đồng đều, chính xác.

Theo sát bà con trong từng vụ mùa, AgriDrone Việt Nam luôn sẵn sàng có mặt với máy bay phun thuốc trừ sâu – Sản phẩm thay người nông dân phòng ngừa sâu bệnh cho cây lúa với thao tác nhanh, hiện đại, tiết kiệm và hiệu quả. 

Sâu bệnh trên cây lúa vụ hè thu năm 2020

 

0/5 (0 Reviews)
NHẬN TƯ VẤN