Sâu bệnh trên cây lúa vụ hè thu năm 2020


Sâu bệnh trên cây lúa là bài toán khó chưa bao giờ khiến nông dân Việt Nam thôi lo nghĩ. Tính đến năm 2019, diện tích đất trồng lúa tại Việt Nam là 4,1 triệu ha đạt 43,8 triệu tấn. Dưới ảnh hưởng của thời tiết năm nay, các sinh vật có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nên ít nhiều ảnh hưởng đến sản lượng ước tính.

may-bay-phun-thuoc
Máy bay phun thuốc

Bài viết dưới đây, AgriDrone xin chia sẻ một số thông tin dự báo về sâu bệnh trên cây lúa xuất hiện phổ biến vào thời gian vụ hè thu để bà con nông dân kịp thời ứng phó.

Lịch thời vụ để gieo trồng lúa vụ hè thu.

Theo như lịch thời vụ, vụ hè thu sẽ được gieo trồng rải rác từ tháng 3 cho đến đầu tháng 5, tức là sau khi thu hoạch xong vụ mùa đông xuân xong, nông dân sẽ bắt tay vào làm vụ tiếp theo. 

Dự báo thời tiết của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn cho biết, các đợt nắng nóng tại các tỉnh phía Bắc Bộ và Trung Trung Bộ sẽ tập trung vào cuối tháng 5 đến tháng 8. Đây là khoảng thời gian thuận lợi cho quá trình sinh vật gây hại phát triển.

Sâu bệnh trên cây lúa trong thời gian vụ hè thu

Thời gian vụ hè thu trong năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi diện tích đất làm nông nghiệp bị thu nhỏ cùng với dịch bệnh gây hại. Bà con đứng trước thử thách đạt ước tính sản lượng lúa gạo là 43 triệu tấn và giải nhanh bài toán về sâu bệnh. Trước tiên bà con nên hiểu rõ các thông tin về sâu bệnh để tiêu diệt tận gốc. 

Ốc bươu vàng

Ốc bươu vàng xuất hiện tại Việt Nam vào những năm 1982 từ các nước Nam Mỹ. Đem đến nhiều mối nguy hại cho cây lúa của nước ta. Sinh vật này có khả năng sinh sản rất nhanh và sinh tồn trong khí hậu khắc nghiệt nhất. Ốc bươu vàng có thể sinh 300 trứng trong 3 giờ, mỗi lần sinh dao động từ 10 đến 12 ổ. Khoảng một đến hai tuần sau chúng sẽ trở thành ốc con. Ốc bươu vàng ăn lúa (bao gồm thân hay lá) nên gây thiệt hại nghiêm trọng cho bà con nông dân. Nếu không kịp thời xử lý có thể trong một đêm bà con sẽ mất trắng.

Rầy nâu

Rầy nâu nằm ẩn trong các bẹ lá lúa hay gân lá, mỗi ổ từ 5 đến 12 con. Chúng thường xuất hiện vào trước thời gian lúa ra bông và khả năng phát tán nhanh. Rầy nâu hút các mầm bệnh từ cây lúa đã có bệnh mang sang những cây lúa khỏe mạnh khác. Sự phát tán của mầm bệnh khiến một lượng lớn cây lúa bị ảnh hưởng.

Sâu cuốn lá

Sau-cuon-la
Sâu cuốn lá

Sâu cuốn là hoạt động từ 30 đến 35 ngày. Chúng nhả tơ dọc theo cuốn là rồi khâu lại tạo thành ống tựa cái bao. Sâu cuốn lá ăn các mô nên để lại lớp biểu bì màu trắng khiến cây lúa không còn khả năng quang hợp, sinh trưởng kém hơn.

Bệnh cháy lá lúa

Bệnh cháy lá lúa do nấm Pyricularia oryzae gây nên, chúng xuất hiện nhiều vào thời gian vụ hè thu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Loại nấm này tấn công trực tiếp vào lá, thân, hạt,…bệnh lây lan nhanh nhờ vào gió phát tán. Đối với những cây lúa bị nhiễm nặng dễ dàng chết cả bụi.

Bệnh lem lép hạt lúa

benh-lem-lep-hat-lua
Bệnh lem lép hạt lúa vụ hè thu giai đoạn trổ bông

Bệnh lem lép hạt lúa xuất hiện trong giai đoạn lúa bắt đầu trổ bông. Nguyên nhân chính do thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng khí hậu hoặc do các sinh vật gây hại gây ra. Cây lúa bị bệnh sẽ cho hạt bị lép, thậm chỉ không có gạo bên trong vỏ.

Giải pháp kỹ thuật dập bệnh triệt để vào thời gian vụ hè thu cho nông dân

“Đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc và đúng cách” là các quy tắc bà con nông dân cần nắm rõ trong thời gian vụ hè thu của cây lúa để tránh sinh vật gây hại làm ảnh hưởng mùa màng.

Nắm được khả năng phát tán của các loại bệnh với tốc độ nhanh, máy bay phun thuốc luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho bà con nông dân trồng lúa. Đông thời giải đáp lo ngại về tốc độ phát tán của dịch bệnh, vừa giúp tiết kiệm thời gian cũng như tiêu diệt tận gốc dịch bệnh trên diện tích lớn. 

AgriDrone mong rằng, máy bay phun thuốc của chúng tôi có thể đồng hành cùng bà con trong thời gian vụ hè thu của cây lúa.

Nắm bắt các giai đoạn phun thuốc cho lúa

Rộn ràng thắng lớn sau thu hoạch lúa vụ hè thu cùng nông dân Việt Nam

NHẬN TƯ VẤN