Mục đích của việc bón lót là gì?


Bón lót là một kỹ thuật quan trọng thường được thực hiện ở giai đoạn trước khi gieo trồng. Vậy mục đích của việc bón lót là gì, có những phương pháp bón lót nào, loại phân nào thường được sử dụng khi bón lót?

Để hiểu rõ hơn, bà con hãy cùng AgriDrone Việt Nam tìm hiểu trong bài viết sau.

Kỹ thuật bón lót là gì?

Kỹ thuật bón lót là một kỹ thuật bón phân thường được thực hiện trước khi gieo trồng, bón lót giúp cho đất trở nên màu mỡ hơn, từ đó cây được cung cấp đủ dinh dưỡng ngay từ đầu, tạo điều kiện cho việc sinh trưởng và phát triển được thuận lợi. Ngoài ra, kỹ thuật bón lót cũng được bà con áp dụng sau khi thu hoạch để phục hồi đất đai.

muc dich cua viec bon lot 02

Một số nhà vườn xử lý hạt giống bằng phân chuồng trước khi trồng, đây cũng có thể coi là một loại kỹ thuật bón phân lót phổ biến trong nuôi cấy.

Đối với từng loại cây trồng sẽ có tần suất bón khác nhau, cụ thể như sau:

  • Cây hàng năm: Chỉ cần thực hiện bón lót một lần đầu tiên trước thời điểm gieo giống.
  • Cây lâu năm: Thường bón phân lót vào 3 giai đoạn chính: trước khi gieo trồng, giai đoạn cây chậm sinh trưởng và thời điểm sau khi thu hoạch.

Mục đích của việc bón lót là gì?

Mục đích của việc bón lót là nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ. Việc bón lót mang lại những lợi ích như sau:

Tăng hàm lượng chất dinh dưỡng cho đất

Thông qua việc bón lót, đất trồng sẽ trở nên màu mỡ hơn, phì nhiêu hơn, đảm bảo hàm lượng các chất lân, kali được cung cấp đủ cho cây trồng.

muc dich cua viec bon lot 01

Nhờ bón phân lót, đất trồng sẽ trở nên màu mỡ, phì nhiêu hơn. Hàm lượng các chất như lân, kali,… sẽ được đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cây trồng. 

Điều hòa độ chua của đất

Việc bón lót còn giúp điều hòa độ chua của đất. Phân bón sau khi trộn vào đất sẽ giúp độ chua được điều chỉnh, nhờ đó cây trồng sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tốt nhất, hạn chế sâu bệnh hại. 

Gia tăng độ mùn trong đất, giúp đất trồng tơi xốp hơn

Kỹ thuật bón lót thường được thực hiện trước khi gieo hạt nhằm mục đích làm cho đất tơi xốp, qua đó giúp cải thiện độ mùn trong đất, đảm bảo độ ẩm thích hợp trong đất để cây trồng sinh trưởng và phát triển thuận lợi. 

Tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho cây trồng

Khi bón lót cây trồng sẽ được hấp thụ dưỡng chất ngay từ đầu, qua đó cây trồng sẽ có điều kiện tốt nhất ngay từ khi mới được gieo trồng, từ đó sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Các loại phân bón hay được sử dụng khi bón lót

Khi bón lót, người ta hay sử dụng các loại phân mà các chất dinh dưỡng thuộc loại chậm tan, nếu có hòa trộn phân thì cũng nên chọn cùng một loại phân dễ hòa tan ở mức độ phù hợp.Cụ thể, một số loại phân thường được sử dụng trong bón lót đó là:

  • Phân hữu cơ (phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng ủ hoai, phân hữu cơ khoáng,….): Bón phân hữu cơ khi bón lót vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa giúp tăng độ tơi xốp, đồng thời thúc đẩy hoạt động hệ vi sinh vật có ích trong môi trường đất.
  • Vôi hoặc hợp chất cải tạo điều hòa nồng độ pH: Thường sử dụng để bón cho với đất chua, đất phèn, hoặc đất trồng cây ăn quả lâu năm để điều chỉnh độ pH của đất về độ pH trung tính của cây trồng.
  • Phân hóa học: Có thể sử dụng phân bón hóa học có chứa thành phần lân hoặc kali để bón cho các loại cây hoa màu ngắn ngày hoặc cây ăn quả.

Các phương pháp bón lót thường dùng

Mỗi loại cây trồng sẽ có cách bón phân phù hợp. Đối với kỹ thuật bón lót, bà con có thể áp dụng các phương pháp bón phân sau đây:

Phương pháp 1:

Bà con rải đều lượng phân cần bón trên khu vực đất sắp gieo hạt giống. Trước khi rải phân bà con nên cày bừa đất để phân bón có thể vùi sâu vào đất.

Phương pháp 2:

Bà con rải đều lượng phân bón lên bề mặt đất trước khi gieo trồng, sau đó phủ một lớp đất mới lên toàn bộ khu vực đã bón phân. Sau đó bà con tiến hành gieo trồng.

Phương pháp 3: 

Bà con đào một hố sâu và cho lượng phân bón lót vào hố trước khi gieo trồng. Phương pháp bón lót này thường được áp dụng cho các loại cây hàng năm.

Một số trường hợp bà con tiến hành ngâm hạt giống trước khi mang đi gieo trồng, đây cũng có thể xem là một phương pháp bón lót.

Để hỗ trợ nhà nông trong canh tác nông nghiệp, AgriDrone Việt Nam cung cấp giải pháp máy bay không người lái bón phân, phun thuốc trừ sâu DJI Agras T40 và DJI Agras T20P. Máy bay nông nghiệp được trang bị hệ thống rải có công suất lớn, dễ dàng chuyển đổi từ hệ thống phun thuốc trừ sâu sang chức năng rải hạt. Máy bay không người lái có thể hoạt động dễ dàng trên nhiều địa hình khác nhau, rải phân chính xác, đồng đều, không bỏ sót, giúp tăng năng suất và chất lượng cây trồng, giải phóng sức lao động cho người nông dân.

Trên đây là thông tin về kỹ thuật bón lót và mục đích của việc bón lót, bón phân hợp lý và sử dụng giải pháp bón phân tiên tiến sẽ giúp bà con tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế. Chúc bà con thành công.

0/5 (0 Reviews)

Tôi là Thiên Vũ hiện là CEO AgriDrone Việt Nam là một kỹ sư trẻ với mong muốn luôn phát triển, ứng dụng công nghệ mới và mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm cùng niềm đam mê với DRONEs, UAM, MetaVerse và AI, tôi hy vọng những kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.

NHẬN TƯ VẤN