Ứng dụng máy bay nông nghiệp không người lái để phun thuốc trừ sâu cho cây vải là một bước tiến trong quy trình canh tác nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng quả vải cũng như giảm chi phí đầu tư.
Vải là loại cây thân gỗ kích thước trung bình, có thể cao tới 15 – 20m. Đây là loại cây có giá trị kinh tế cao, được trồng nhiều ở Hải Dương và Bắc Giang cho năng suất cao trong nhiều năm qua. Để cây vải đạt năng suất và chất lượng cao, đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu khó tính, thì khâu chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây vải cần được chú ý.
Mục lục
Các loại sâu bệnh hại trên cây vải.
Cũng như nhiều loại cây ăn quả khác, cây vải cũng có nguy cơ bị sâu bệnh tấn công nếu không có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Một số loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây vải có thể kể đến như:
- Bọ xít nâu (Tessaratoma papillosa Drury): đây là một trong những loại sâu bệnh thường gặp nhất trên cây vải, chúng trưởng thành qua đông vào tháng 12, tháng 1 sau đó đẻ trứng vào tháng 2, 3, 4, trứng nở, bọ xít non gây hại các đợt lộc, hoa và quả non.
- Rệp hại hoa, quả non (Ceroplastes ceriferus Anderson): Rệp xuất hiện từ khi giò hoa vươn dài đến khi quả non ổn định, mật độ rệp có thể lên rất cao (hàng 100 con/1 chùm hoa) gây cháy đọt, thui hoa, quả.
- Sâu đục đầu quả (Conopomopha sinensis Bradley): chúng đẻ trứng trên lộc non và cuống quả khi quả đang phát triển, sâu non nở ra đục qua lớp biểu bì ăn sâu vào hạt tập trung gần cuống quả làm rụng quả, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây thối quả. Loại sâu này gây hại từ tháng 3 – 6.
- Ngài chích hút (Lagoptera dotata Fabricius): Chích hút dịch quả, gây vết thương cơ giới cho nấm, vi khuẩn xâm nhập làm thối quả.
- Sâu đục thân cành (Apriona germani Hope): đây là một trong những loại sâu hay gặp trên cây vải. Sâu trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên gốc cây, thân và cành chính. Sau đó sâu non nở ra, chúng tấn công vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.
- Nhện lông nhung hại vải (Eriophyes litchii Keifer): phát sinh quanh năm, gây hại chủ yếu trên các đợt lộc, nặng nhất vào vụ xuân. Sâu non nở ra chích hút biểu bì mô mặt dưới lá hút nhựa, kích thích mô lá khiến lá dị dạng có màu nâu đỏ như nhung, mặt trên lá xoăn, phồng rộp phát triển không bình thường, lá quang hợp kém, dễ rụng.
- Câu cấu hại vải (Xanthochellus sp): chúng cắn cành non, ăn khuyết lá khi cây xuất hiện những đợt lộc làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây non.
- Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides Penz.): do nấm gây ra tạo thành các vết khô ở đầu và mép lá và các đốm trên mặt lá, ranh giới giữa mô khoẻ và mô bệnh phân biệt rõ rệt.
- Bệnh sém mép lá (Gloeosporium sp): Bệnh phát sinh vào tháng mùa mưa 7, 8, 9, gây hại nặng vào tháng 2, 3, 4. Bệnh do nấm gây ra làm cho các mô lá bị tổn thương tạo thành các vết khô ở đầu và mép lá.
- Bệnh mốc sương (Pseudoreronospora sp): gây hại trên chùm hoa, lá đặc biệt là quả sắp chín và chín làm chùm hoa biến màu đen, quả thối và rụng..
Khó khăn khi chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho cây vải
Cũng như việc phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây ăn quả, cây vải đòi hỏi kỹ thuật và công đoạn phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hiệu quả. Đặc thù của cây vải là tán dày, cây cao, việc phun thuốc bằng phương pháp truyền thống chưa bao giờ dễ dàng. Người phun thuốc đứng ở dưới phun lên dễ bị thuốc sâu tạt xuống vào người, rất hại sức khỏe. Bên cạnh đó khả năng bỏ sót diện tích và thuốc phun không đều là rất cao, dễ xảy ra tình trạng tồn dư thuốc trên nông sản khi thu hoạch.
Ngoài ra, việc phun thuốc thủ công đòi hỏi rất nhiều thời gian và nhân lực, do đó, khó đảm bảo về mặt thời gian trong phòng trừ sâu bệnh (thời gian bệnh khởi phát, chu kỳ phun theo quy định…).
Những khó khăn trên không chỉ làm tăng chi phí canh tác mà còn làm giảm đáng kể chất lượng quả và năng suất.
Giải pháp ứng dụng máy bay phun thuốc cho cây vải
Hiểu được những khó khăn trong việc phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây vải, Công ty AgriDrone Việt Nam đã triển khai máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái DJI Agras T30 phun thuốc cho cây vải.
Máy bay phun thuốc DJI Agras T30 là giải pháp phun thuốc cho cây vải hiệu quả nhất hiện nay. Với công nghệ phân nhánh đến mục tiêu, máy bay có thể điều chỉnh góc của cánh tay máy quay và phun qua tán dày theo góc xiên để thuốc có thể bám đều lên các bộ phận của cây, số lượng giọt thuốc được tăng lên 100%.
Nhờ công nghệ phun sương, thuốc phun ra dưới dạng sương mù dễ dàng bám và thẩm thấu vào lá cây, giúp tiết kiệm lên đến 90% nước, 30% thuốc trong khi vẫn đảm bảo được hiệu quả trừ sâu bệnh. Nhờ vậy hạn chế được tình trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên quả khi thu hoạch, đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường xuất khẩu khó tính, chẳng hạn như Nhật Bản.
Máy bay phun thuốc cho cây vải được trang bị bình phun 30 kg, chiều rộng phun tối đa được tăng lên 9 mét, hiệu suất phun trên đồng ruộng đạt 16 ha/giờ. Thời gian phun thuốc nhanh chóng, công suất cao, giúp công việc phun thuốc trở nên dễ dàng, tiết kiệm nhân công, bảo vệ sức khỏe cho người nông dân.
Ngoài ra, máy bay còn có thể hoạt động dễ dàng vào ban đêm, nhờ vậy người nông dân có thể tranh thủ phun thuốc vào ban đêm, chủ động thời gian để dập dịch hiệu quả và nhanh chóng.
Ứng dụng máy bay phun thuốc cho cây vải là giải pháp tốt nhất hiện nay, giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, chất lượng quả khi thu hoạch, tăng giá trị thương phẩm, bảo vệ sức khỏe cho người nông dân.