Nêu trồng gì vụ hè thu miền Nam? Kỹ thuật chăm sóc cây trồng như thế nào cho hợp lý? Làm sao để kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chính xác? AgriDrone Việt Nam sẽ cùng nông dân trả lời từng câu hỏi.
Mục lục
Cây mè gieo vụ hè thu trúng lớn
Theo lịch vụ hè thu, cây mè được gieo vào tháng 4 đến tháng 5 và thu hoạch vào tháng 6 đến tháng 7. Cây mè thường được trồng chủ yếu vào vụ hè thu bởi những đặc tính ưa hạn của chúng.
Cây mè có hai loại, được phân theo màu sắc. Loại mè đen thì rất dễ trồng, cây khỏe, cho nhiều quả nhưng lại chín trễ hơn loại mè trắng. Loại mè này cần từ 3 đến 3,5 tháng để sinh trưởng, khuyến khích trồng ở vùng đồi núi cao. Loại mè trắng lại cho quả nhỏ hơn nhưng chín sớm vì chúng chỉ cần 2,5 đến 3 tháng để phát triển. Loại cây này thích hợp khi trồng xen canh.
Một số lưu ý khi trồng mè vụ hè thu: Vì hạt mè nhỏ nên khi làm đất nên làm thật kỹ để khi cây nảy mầm sẽ dễ dàng hơn, thích hợp với loại đất pha cát, đất thịt nhẹ. Lên luống có hình lưng rùa và cần có hệ thống thoát nước tốt để cây không bị ngập úng.
Các loại sâu bệnh cây mè hay gặp phải như sâu khoang đục khoét quả, sâu cuốn lá ăn biểu bì của lá ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, rệp và rầy xanh chích hút nhựa cây làm giảm sức sống. Ngoài ra còn có bệnh héo tươi do nấm Fusarium sesami, bệnh đốm phấn do nấm Oidium sp hay bệnh khảm do rầy xanh truyền virus sang.
Trồng đậu xanh vụ hè thu miền nam
Cây đậu xanh có thời gian sinh trưởng trung bình từ 70 đến 80 ngày, có 3 loại giống được chọn gieo trồng phổ biến là VN 93-1, VN 93-3 và V123. Loại cây này thích hợp trồng ở các vùng trung du, núi đồi và cả đồng bằng. Mật độ gieo từ 15 đến 20kg/h. Trái đậu xanh thu hoạch được sau khi cây trổ hoa từ 18-21 ngày, vỏ chuyển dần sang màu đen, cẩn thận không chạm đến trái non để cho đợt thu hoạch tiếp theo.
Một số lưu ý khi trồng đậu xanh vụ hè thu: Nên phơi hạt dưới nắng để kích thích hạt nảy mầm trước khi gieo xuống đất. Nông dân nên làm đất tơi xốp, sạch cỏ để hạt nảy mầm dễ hơn. Sau khi thu hoạch nếu không kịp thời gian để lấy hạt ra khỏi vỏ thì nên để trong bóng râm nếu không sau này rất khó làm sạch vỏ.
Các loại sâu bệnh cây đậu xanh thường gặp phải như bọ xít xanh, sâu xanh đục trái, sâu xanh da láng, rệp, rầy mềm, dòi,… nông dân cần hiểu rõ các loại bệnh để kịp thời ứng phó với từng loại sâu bệnh hại
Kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhờ vào phi công nông nghiệp
Trước đây để người nông dân kiểm soát chính xác dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quả thực không dễ dàng do phương pháp xịt thuốc thủ công. Mặc dù đã ra đời thuốc bảo vệ thực vật sinh học và thuốc BVTV hóa học ít hóa chất nhưng hầu hết nông dân vẫn chọn lựa thuốc BVTV hóa học bởi chúng ngăn chặn nhanh sự sinh trưởng của sâu hại nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là sức khỏe của con người. Ngày nay, sự ra đời của dòng máy bay phun thuốc hoạt động bằng bộ điều khiển từ xa do phi công nông nghiệp thực hiện đã giúp người nông dân “vẹn tròn cả đôi đường”. Hệ thống máy bay giúp báo cáo chính xác dư lượng thuốc, thuốc được phun đều trên lá và thân, giảm tiếp xúc với môi trường đất, đặc biệt giải đáp mối lo ngại về bệnh tật do tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu.
AgriDrone mong rằng những thông tin trên sẽ giúp nông dân trả lời được câu hỏi nên trồng gì vụ hè thu miền Nam và các vấn đề xung quanh cây trồng.