Kỹ thuật trồng chuối sứ đúng cách & hiệu quả


Để trồng cây chuối sứ hiệu quả, người trồng cần nắm vững kỹ thuật và quy trình chăm sóc. Trong bài viết này, AgriDrone hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng cây chuối sứ từ việc chuẩn bị đất, chọn giống đến cách trồng và cách chăm sóc cây sau khi trồng. Hãy cùng chúng tôi khám phá nhé!

Chuối sứ là gì?

Chuối sứ là một trong những giống chuối rất phổ biến ở Việt Nam. Nó còn được biết với những tên gọi khác như chuối xiêm, chuối hương hay chuối tây. Quả chuối sứ có chiều dài khá ngắn, quả múp, cuống dài, khi chín vỏ có màu vàng, vỏ mỏng, vị rất ngọt, thịt màu trắng và dẻo.

Giống chuối sứ có đặc điểm gì?

Cây chuối sứ có chiều cao cây trung bình khoảng 3,5m. Lá bản to, màu xanh sáng hơn màu lá của giống chuối tiêu. Quả chuối sứ không dài cong như chuối tiêu mà ngắn, hai đầu quả thon nhỏ, phần giữa quả to và phần vỏ có 3 gờ nhô lên. Khi chín, vỏ quả có màu vàng tươi và không có những đốm đen như chuối tiêu.

ky thuat trong chuoi su 1

Mỗi buồng chuối sứ có khoảng hơn chục nải, nặng khoảng 30k, quả thơm ngon, bảo quản được lâu nên được nhiều người yêu thích.

Để chuối cho thu hoạch được đúng dịp tết, mẫu mã đẹp, quả thơm ngon thì người trồng cần tuân thủ cách trồng cây chuối ăn quả và có sự tính toán, khéo léo trong quá trình chăm sóc cây chuối sứ.

Yêu cầu về điều kiện sinh thái khi trồng chuối sứ

Trước khi thực hiện kỹ thuật trồng chuối sứ, bà con cần nắm được những yêu cầu về điều kiện sinh thái để cây có thể sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Cụ thể, cây chuối sứ yêu cầu điều kiện sinh thái như sau:

  • Đất trồng: Có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất phù sa có tầng mặt dày, nhiều mùn, tơi xốp, giữ ẩm và thoát nước tốt, độ pH khoảng 5-7.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp để cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt là từ 25 – 35 độC.
  • Lượng ánh sáng: Yêu cầu nhiều ánh sáng, lượng ánh sáng cần thiết trên 2.000lux (độ rọi ánh sáng/1m2 )
  • Độ ẩm: Ẩm độ không khí từ 50-90%.

Kỹ thuật trồng cây chuối sứ: Giai đoạn chuẩn bị

Chuẩn bị đất

Đầu tiên bà con cần tiến hành chuẩn bị đất trồng. Có thể trồng chuối sứ trên đất đồi, đất phù sa, nương rẫy nhưng tốt nhất là đất có nhiều mùn, dễ thoát nước, giữ ẩm tốt. Độ pH của đất thích hợp là trong khoảng 5-7.

Đào hố

Đào hố với kích thước 40x40x40cm, sau đó tiến hành bón lót bằng cách trộn lớp đất mặt với 5-7kg phân hữu cơ + 0,5kg lân + 10g Furadan 3H.

ky thuat trong chuoi su 3

Nếu như bà con trồng 2 cây/hố thì đào hố với kích thước là 80x80x40cm, lượng phân bón lót cần tăng gấp đôi.

Chuẩn bị cây giống

Có thể chọn cây giống là cây chuối cấy mô hoặc cây con tách ra từ cây mẹ. Nếu dùng cây chuối cấy mô thì nên trồng khi cây giống cao khoảng 40-50cm, có từ 3-5 lá. Nếu chọn cây giống là cây con tách ra từ cây mẹ thì đem cây con đi trồng khi nó cao khoảng 0,6-1m, có 3-5 lá, không bị sâu bệnh.

Thời vụ trồng

Bà con có thể trồng chuối sứ vào bất cứ thời điểm nào trong năm.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây chuối sứ chi tiết

Cách trồng

Mật độ: Nếu trồng 1 cây/hố thì nên trồng với khoảng cách 2×2,5m, nếu trồng 2 cây/hố thì trồng với khoảng cách giữa các hố là 3,5x3m và khoảng cách giữa 2 cây trong hố 0,5-0,6m.

Cách trồng: Trồng theo hình chữ nhật hoặc nanh sấu. Bà con đặt cây con xuống hố sâu khoảng 10 – 15cm rồi lấp đất đầy hố trồng. Nếu trồng vào mùa nắng thì nên dùng rơm rạ phủ lên gốc để giữ ẩm cho cây.

Tưới nước

Khi cây mới trồng, nếu vào mùa nắng thì cần tưới 2 ngày/lần, khi cây trưởng thành thì tưới 2 lần/tuần. Vào mùa mưa, bà con cần có biện pháp thoát nước để tránh vườn bị ngập úng.

ky thuat trong chuoi su 2

Bón phân

Bà con nên chia lượng phân bón ra làm nhiều lần bón để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây theo nhu cầu trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Tham khảo lượng bón như sau:

Bón lót: Bón bổ sung 5-7kg phân hữu cơ + 0,5kg lân sau khi thu hoạch.

Bón thúc: 300g ure + 300g kali/cây/vụ. Chia ra bón trong 6 lần vào các thời điểm như sau:

  • 10-20 ngày sau khi trồng: bón 10g ure /cây
  • 30 ngày sau khi trồng: bón 10g ure + 10g kali/cây
  • 60 ngày sau khi trồng: bón 40g ure + 40g kali/cây
  • 120 ngày sau khi trồng: bón 90g ure + 70g kali/cây
  • 180 ngày sau khi trồng: bón 100g ure + 70g kali/hố
  • Trước khi trổ buồng (khi cây ra lá non): bón 50g ure + 100g kali/hố

Cắt tỉa

Bà con cần tỉa chồi thường xuyên để tránh bị phân tán dinh dưỡng, chỉ nên giữ 2 chồi/cây, tuổi chồi cách nhau 4 tháng. 

Sau khi cây xuất hiện 1 – 2 nải trung tính thì bà con tiến hành bẻ bắp, dùng cây chống cho cây tránh bị đổ ngã.

Ngoài ra, bà con nên cắt bỏ lá úa vàng thường xuyên để tạo độ thông thoáng, tránh sâu bệnh.

Cây mẹ đã thu hoạch buồng thì nên đốn bỏ, đào bỏ củ, cắt bỏ lá khô, dọn dẹp và chuyển ra khỏi vườn.

Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây chuối sứ

Một số loại sâu bệnh thường gặp trên cây chuối sứ và biện pháp phòng trừ như sau:

cay chuoi 2

  • Tuyến trùng hại rễ: Điều trị bằng cách rải Basudin hay Furadan vào hố trồng.
  • Sùng đục: Điều trị bằng cách dùng Furadan hay Basudin rải trên cổ gốc chuối, hoặc dùng khúc thân chuối làm bả mồi, bổ đôi úp quanh gốc để bắt thành trùng như sùng đục củ.
  • Sâu đục lá: Phun thuốc bảo vệ thực vật Polytrin, Dimecron, Decis.
  • Bù lạch: Bà con có thể phun các loại thuốc như Decis hoặc Sherpa khi cây chuối mới trổ và trái còn nhỏ.
  • Bệnh đốm lá: Phun một số loại thuốc như Bordeaux hay Benomyl.
  • Bệnh héo rũ Pnama: loại bỏ cây bệnh và tiêu hủy, sau đó khử đất đối với vôi hoặc Bordeaux.
  • Bệnh chùn đọt: Loại bỏ cây bị bệnh ra khỏi vườn để tránh bệnh lây lan.

Để trừ sâu bệnh cho cây chuối hiệu quả, bà con có thể áp dụng giải pháp máy bay phun thuốc trên cây chuối. AgriDrone cung cấp giải pháp máy bay xịt thuốc không người lái giúp bà con nâng cao hiệu suất và hiệu quả trong việc phun thuốc trừ sâu bệnh hại trên cây trồng, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm khi thu hoạch, tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời tránh bị nhiễm độc hóa chất trong thuốc trừ sâu. 

Trên đây là hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng chuối sứ và cách chăm sóc cho cây đạt năng suất cao. Chúc bà con thành công.

0/5 (0 Reviews)
NHẬN TƯ VẤN