Cây chanh dây trồng không khó, chỉ cần biết kỹ thuật trồng cây chanh dây và chăm bón, phòng trừ sâu bệnh đúng cách là cây có thể phát triển tốt. Sau đây AgriDrone Việt Nam chia sẻ hướng dẫn kỹ thuật trồng chanh dây hiệu quả.
Cây chanh dây được biết đến với nhiều tên gọi như chanh leo, lạc tiên, mát mát, mắc mát… là loài cây thuộc họ lạc tiên, dạng bán thân gỗ, dễ trồng và dễ chăm sóc. Hiện nay ở nước ta, chanh dây được trồng nhiều ở các tỉnh Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia Lai…
Mục lục
Đặc điểm của cây chanh dây bà con cần biết
Cây chanh dây tương đối dễ trồng, không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
Cây ưa độ ẩm cao, khi trồng cần đảm bảo tưới đủ nước cho cây, nếu thiếu nước thì cây sẽ bị rụng hoa đồng loạt, rụng quả, hoặc quả bị teo khô, mất giá trị sử dụng. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây là khoảng 15 – 30 độ C, ánh sáng đầy đủ.
Cây chanh leo rất được yêu thích tại Việt Nam và các nước châu Á, nhất là vào dịp mùa hè nắng nóng. Không chỉ được sử dụng làm đồ uống giải khát, quả chanh dây còn được sử dụng trong các lĩnh vực như chế biến dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm làm đẹp.
Các điều kiện cần thiết để trồng cây chanh dây
Để đảm bảo cây chanh dây sinh trưởng và phát triển được tốt, bà con cần lưu ý các điều kiện cần thiết như sau:
Chọn giống tốt
Có nhiều giống chanh dây, nhưng có hai loại phổ biến được bà con lựa chọn trồng đó là giống chanh dây vỏ vàng và chanh dây vỏ tím. Bà con có thể trồng bằng hạt giống hoặc bầu ươm đã tách.
Nếu trồng bằng hạt giống thì cần chọn quả giống là những quả già, vỏ nhăn nheo, không bị nhiễm bệnh, hạt mẩy, đen bóng đẹp.
Nếu bà con trồng bằng bầu ươm thì nên chọn những cây giống có chiều cao trung bình từ 10 – 12cm trong tình trạng cây khỏe, sạch sâu bệnh, lá xanh tươi.
Đất trồng
Cây chanh dây có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Trước khi trồng, bà con cần tiến hành làm đất bằng cách làm sạch cỏ, cào bằng, xới tơi xốp.
Bên cạnh đó, bà con cần lưu ý làm các rãnh thoát nước để hạn chế tình trạng đất bị xói mòn, rửa trôi, đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây nhưng cũng không được để xảy ra tình trạng ngập úng.
Hố trồng cây bà con có thể tạo kích thước 60 – 60 – 60cm hoặc 50 – 50 – 50cm. Nếu đất trồng trước đó đã trồng các cây công nghiệp khác như cà phê hồ tiêu… thì bà con nên tạm canh tác hoa màu khác tầm 2-3 vụ trước khi trồng cây chanh dây để loại bỏ tuyến trùng đất.
Độ ẩm
Chanh dây là loại cây ưa ẩm, phát triển tốt ở nơi có độ ẩm cao nên bà con cần cung cấp đủ nước cho cây, đặc biệt là đảm bảo độ ẩm trong giai đoạn làm trái và phát triển trái. Nếu không cung cấp đủ nước, cây chanh dây sẽ bị khô dẫn đến teo quả, mất thu hoạch.
Làm giàn leo
Bà con cần làm giàn để cho cây bám vào. Giàn cho chanh dây có thể làm tương tự như giàn mướp, giàn bí theo các kiểu giàn truyền thống, giàn chữ T, giàn chữ A, giàn thẳng đứng…
Bà con có thể làm giàn cao khoảng 2m bằng sử dụng trụ tre, gỗ hoặc bê tông… sau đó kết hợp dùng dây kẽm để làm giàn leo cho cây.
Tùy loại địa hình và quy mô trồng mà bà con tạo kiểu giàn leo phù hợp, đảm bảo độ thông thoáng và đủ ánh sáng để cây phát triển tốt.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây chanh dây
Cây chanh dây có thể trồng quanh năm ở nước ta, nhưng vì ưa ẩm cao nên thời điểm trồng cây thích hợp là khoảng tháng 4 – 6 dương lịch. Đây là thời điểm đã bắt đầu mùa mưa, phù hợp để cây phát triển xanh tốt, đồng thời giảm công tưới tiêu cho bà con.
Có hai cách trồng cây chanh dây là trồng từ bầu tách sẵn và trồng bằng hạt. Sau đây là kỹ thuật trồng đối với từng cách:
Kỹ thuật trồng chanh dây từ bầu tách sẵn
Các bước thực hiện như sau:
- Sử dụng dụng cụ thích hợp để cắt bầu nilon hoặc bầu nhựa một cách nhanh chóng, thao tác gọn ghẽ để tránh làm vỡ bầu đất.
- Bới một lỗ chính giữa hố, sau đó đặt cây vào một cách ngay ngắn, khoảng cách mặt bầu bằng hoặc cao hơn một chút so với mặt đất. Sau đó lấp đất lại và nén nhẹ để cố định bầu cây.
- Tiếp theo bà con tưới nước ngay cho cây để quen với đất mới và cây không bị héo, đồng thời đất sẽ được chèn đầy hơn, không để rễ bị hở gây khô rễ. Thường xuyên tưới nước để cây con không bị chết.
- Nếu bà con trồng vào ngày nắng to, nhiệt cao thì nên che nắng cho cây bằng cách sử dụng các tấm lưới nilon đen, xanh đậm hoặc tàu dừa, cành cây…
- Bồn cây rộng 1m, thành bồn khoảng 20-40cm để tiện việc tưới tiêu cho cây vào những ngày hanh khô. Bồn cây cần được vun gọn gàng để không bị đọng nước gây hại cho cây.
Kỹ thuật trồng chanh dây bằng hạt
Trồng chanh dây bằng hạt không khó, hạt tươi nảy mầm nhanh và chắc hơn so với hạt khô. Cách trồng bằng hạt như sau:
- Tách hạt ngay từ quả tươi, dùng vải xô chà nhẹ cho mất lớp áo vỏ bên ngoài.
- Phơi khô 3-4 ngày sau đó mang ngâm rửa lại lần nữa và đem hong khô trong bóng râm.
- Nếu mang gieo ngay, hạt sẽ nảy mầm khoảng từ 10-20 ngày sau đó.
- Nếu muốn bảo quản thì cất trong hộp kín bỏ ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản hạt nửa năm. Sau khi hạt nảy mầm và cây con phát triển cao tầm 10cm, có thể thực hiện tách trồng như trồng bằng bầu cây.
Lưu ý trong quá trình chăm sóc cây chanh dây
- Thường xuyên làm cỏ, tần suất ít nhất 4 – 5 lần 1 năm, giữ vườn cho thông thoáng để hạn chế sâu bệnh gây hại.
- Bón phân đúng cách.
- Khi làm cỏ ở phần bồn và sát gốc, bà con nên dùng tay để tránh tác động bộ rễ.
- Khi cây cao được 0,8 – 1m, tiến hành bấm ngọn để cây ra các cành thứ cấp.
- Giữ lại từ 3 đến 5 cành khỏe mạnh và tỏa đều các hướng trên giàn.
- Khi cây bắt đầu phủ giàn, cần tiến hành cắt tỉa các cành yếu, cành sâu bệnh một cách thường xuyên.
- Vào mùa mưa, bà con cần vặt bỏ các lá già, lá sát gốc nhằm tăng khả năng quang hợp và gây ức chế giúp cây ra nhiều hoa hơn, hạn chế sâu bệnh ẩn nấp.
Hướng dẫn bón phân cho cây chanh dây
Giai đoạn từ khi trồng đến khi ra hoa:
- Cây chanh dây trồng được khoảng 5 – 6 tháng sẽ bắt đầu ra hoa (mùa hoa rơi vào khoảng tháng 4-5 đến tháng 10-11 tuỳ từng vùng).
- Sử dụng các loại phân bón NPK có hàm lượng Đạm và lân cao, lượng bón từ 0,2 – 0,4kg/lần bón, bón từ khi trồng (20 ngày sau khi trồng) và duy trì mỗi tháng 1 lần đến khi cây bắt đầu vào mùa hoa (tức là trước khi ra hoa 1 tháng) thì bà con dừng lại.
- Cách bón: Hòa loãng phân bón và tưới trực tiếp cho cây, lượng bón tăng dần theo tốc độ phát triển của cây.
Giai đoạn nuôi quả:
- Sau khi hoa nở 1 tuần sẽ héo và bắt đầu quá trình tạo quả. Thời gian từ khi hoa chanh dây trổ đến tạo quả rồi quả chín sẽ từ 60 – 90 ngày.
- Sau khi đậu quả non: Sử dụng các loại phân bón có hàm lượng Đạm, Lân, Kali tương đồng hoặc Kali cao như NPK chuyên dùng cho chanh dây. Lượng bón theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngừng bón trước khi thu hoạch quả 1 tháng.
Giai đoạn sau thu hoạch:
- Sau khi thu hoạch 1 tuần thì bà con tiến hành bón phân hồi phục cho chanh leo.
- Bón bằng các loại phân có hàm lượng Đạm và lân cao bón hồi phục cho cây chanh dây, duy trì bón phân mỗi tháng 1 lần đến khi cây bắt đầu ra hoa (trước khi ra hoa 1 tháng) thì dừng lại.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây chanh dây
Cây chanh dây khá mẫn cảm với môi trường xung quanh nên dễ nhiễm sâu bệnh. Vì thế, bà con cần chú ý kiểm tra, phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cây để đảm bảo năng suất và chất lượng khi thu hoạch.
Hiện nay tại các vùng trồng chanh dây với diện tích lớn như Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, nhiều bà con ưa chuộng sử dụng dịch vụ phun thuốc trừ sâu chanh dây bằng máy bay không người lái để tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo hiệu quả trừ sâu bệnh cũng như an toàn cho sức khỏe và hạn chế ô nhiễm môi trường.
AgriDrone Việt Nam cung cấp giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu cho chanh dây với các thiết bị hiện đại nhất hiện nay gồm: máy bay phun thuốc DJI Agras T30, DJI Agras T40, DJI Agras T20P, DJI Agras T50, DJI Agras t25.
Giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu của AgriDrone giúp bạn hoàn toàn có thể yên tâm về tiến độ công việc cũng như chất lượng. Với hơn 10 năm hoạt động và phát triển, hiện nay hệ thống của AgriDrone đã có mặt trên khắp các tỉnh trên cả nước, đáp ứng nhu cầu 24/7 của nhà nông.
Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật trồng chanh dây cho năng suất cao. Chúc bà con thành công.