Kỹ thuật chăm sóc lúa năng suất cao


Để đạt được năng suất cao khi trồng lúa, ngoài việc tuân thủ các kỹ thuật làm đất, gieo cấy, bà con cần biết chăm sóc lúa đúng cách. Vậy kỹ thuật chăm sóc lúa như thế nào? 

Trong bài viết này, AgriDrone sẽ chia sẻ chi tiết cách chăm sóc cây lúa sau khi gieo cấy, bà con có thể tham khảo như sau.

Hướng dẫn cách bón phân cho lúa

Bón phân cho lúa nhằm mục đích cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa để cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, cho ra nhiều bông, nhiều hạt. Bón phân cần đảm bảo nguyên tắc bón phân cân đối, hợp lý, bón tập trung, không bón lai rai.

ky thuat cham soc lua 1

Với mỗi hecta lúa, bà con có thể tham khảo khối lượng phân bón như sau:

  • Phân hữu cơ 8-10 tấn hoặc phân hữu cơ vi sinh 1.000-1.500 kg/ ha
  • Vôi bột 300-400 kg
  • (80-90)kg N – (50-60)kg P2O5 – (60-90)kg K2O, tương đương với (175-200) kg Urê – (300-400) kg Super lân – (100-150) kg Kali clorua (Kali đỏ).

Khối lượng phân bón có thể điều chỉnh tùy theo mùa vụ và độ phì nhiêu của đất. Nếu đất kém màu mỡ thì cần bón bổ sung, nếu đất màu mỡ thì có thể giảm lượng phân bón.

Bà con có thể phân chia bón thành các đợt như sau:

  • Bón lót: Sử dụng toàn bộ khối lượng vôi, phân chuồng và lân (bón vôi bột trước khi sạ 10- 15 ngày, bón phân chuồng và phân lân trước khi bừa trục lần cuối).
  • Bón thúc lần 1 (7-10 ngày sau sạ): Sử dụng 1/3 khối lượng N và 1/2 lượng K2O.
  • Bón thúc lần 2 (20-25 ngày sau sạ): Sử dụng 1/3 lượng N.
  • Bón thúc lần 3 (40-45 ngày sau sạ): Sử dụng 1/3 N và 1/2 K2O (bón khi lúa có tim đèn).

Bà con có thể sử dụng bảng so màu lá lúa để điều chỉnh lượng đạm cho phù hợp.

Cách điều tiết nước trên ruộng lúa

Theo kinh nghiệm về kỹ thuật chăm sóc lúa của ông cha ta, bà con nên áp dụng phương pháp điều tiết nước “ướt khô xen kẽ” để vừa tiết kiệm nước, vừa đảm bảo cung cấp đủ nước cho lúa. Trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, bà con chỉ cần giữ mực nước tối đa là 5cm.

Cách điều tiết nước như sau:

  • Giai đoạn cây con (0-7 ngày sau sạ): Trước khi sạ hãy rút cạn nước trên ruộng, đảm bảo ruộng đủ độ ẩm.
  • Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (7-42 ngày sau sạ): Giữ mực nước 5 cm. Vào khoảng 30-35 ngày sau sạ cần tiến hành tháo cạn nước để cho ruộng nứt nẻ chân chim, lá lúa hơi vàng, sau đó cho nước mới vào.
  • Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42-65 ngày sau sạ): Giữ mức nước 3-5 cm.
  • Giai đoạn chín (65-95 ngày sau sạ): Giữ mực nước trên ruộng khoảng 2-3 cm cho đến giai đoạn chín vàng (tức khoảng 7-10 ngày trước khi thu hoạch) thì tiến hành rút cạn nước trong ruộng.

Cách phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa

Hiện nay có hai nhóm thuốc trừ cỏ dại cho lúa như sau:

ky thuat cham soc lua 2

  • Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm: Với nhóm thuốc này, bà con sử dụng để phun vào thời điểm từ 1-3 ngày sau sạ. Một số loại thuốc trong nhóm này gồm: Sofit 300EC, Ronstar 25EC, Sirius 10WP, …
  • Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm: Với nhóm thuốc này, bà con sử dụng để phun vào thời điểm từ 5-10 ngày sau sạ. Một số loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Sirius 10WP, Clincher 10EC, Facet 25SC, …

Khi phun thuốc trừ cỏ cho lúa, bà con cần lưu ý một số điểm sau:

  • Đất ruộng phải được bừa trục kỹ, mặt ruộng bằng phẳng để thuốc có thể phân bố đều và tiếp xúc với cỏ tối đa.
  • Trước khi phun cần rút cạn nước trên ruộng, đảm bảo đất đủ ẩm.
  • Sau khi phun 2-3 ngày, tiến hành cho nước vào ruộng, đất cần được giữ ẩm tốt trong 3-5 ngày sau phun để thuốc có đủ thời gian diệt cỏ hữu hiệu, không nên để ruộng bị khô nứt nẻ.
  • Phun thuốc trừ cỏ càng sớm càng hiệu quả.
  • Phun thuốc theo đúng liều lượng khuyến cáo trên nhãn thuốc.

Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại lúa

Đây cũng là một công đoạn quan trọng trong quy trình trồng lúa nước. Để kiểm soát sâu bệnh hại hiệu quả, bà con có thể áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp. Thời kỳ từ 1-40 ngày sau sạ không nên phun thuốc.

Trong quá trình chăm sóc lúa, bà con nên thăm đồng thường xuyên và theo dõi sâu bệnh hại để phát hiện sớm và thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời. Khi cần thiết có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun trừ.

may bay phun thuoc t25 gia bao nhieu 2

Với các đối tượng sâu hại, bà con có thể tham khảo các loại thuốc trừ sâu như sau:

+ Ốc: Bà con nên sử dụng các loại thuốc có chứa hoạt chất như: Saponin (Ocsanin 15GR, Golfatoc 150WP, Espace 5WP,…), Metaldehyde (Occa 15WP,Tatoo 150B,….), Niclosamide (Anpuma 700 WP,….)

+ Sâu cuốn lá: Fipronil (Anpyral 800WG, Lexus 5SC, Regent 800Wg, Lexus 800WG, Lexus 800WP,…), Chlorantraniliprole + Thiamethoxam (Vitarko 40EC)

+ Sâu đục thân: Chlorantraniliprole (Dupon Prevathon 5SC), fipronil (Regent 800WG),…

+ Nhện gié: Phun trừ bằng thuốc có chứa hoạt chất như: Quinalphos (Kinalux 25EC,..), Fipronil (Anpyral 800WG, Lexus 5SC, Lexus 800WG, Lexus 800WP,…), Sulfur (Sulox 80WP,….)

+ Rầy nâu: Phun bằng các loại thuốc có chứa hoạt chất như Pymetrozine (Chess 50WG,…), Fenobucarb (Bassa 50EC, Bassan 50EC,….), Clothianidin (Dantotsu 16WSG), Imidacloprid (Admire 50EC, Armada 50EC,…), hoặc nấm xanh Metarhizium anisoplae.

+ Bọ trĩ: Phun trừ bằng loại thuốc có chứa hoạt chất như: imidacloprid (Vicondor 50EC, Vicondor 700WP,…) Fipronil (Lexus 5SC, Lexus 800WG, Lexus 800WP,…), Abamectin (Abagro 1.8EC, Abatin 1.8EC,…)

Đối với các bệnh trên cây lúa thường gặp, bà con sử dụng một số loại thuốc phun trừ như sau:

+ Vàng lá chín sớm: Phun trừ bằng một trong các loại thuốc có chứa các hoạt chất sau: Azoxystrobin + Hexaconazole (Camilo 150SC), Azoxystrobin + Difenconazole + Hexaconazole (Cure Gold 375SC), Azoxystrobin + Difenconazole (Amistar top 325SC), Benomyl + Copperoxychloride (Viben–C 50WP), Carbendazim (Bavistin 50FL), …

+ Đạo ôn: Sử dụng một trong các loại thuốc có chứa các hoạt chất sau: Azoxystrobin + Difenconazole (Amistar Top 325SC), Polyphenol (Chubeca 1.8SL, Fuji-one 40EC, Fuan 40EC, Beam 75WP,…), difenoconazole (Score 250EC,…), tricyclazole (Trizole 75WP,…), Propiconazole (Filia 525SE), Difenconazole + Propiconazole (Tilt Super 300EC),.…

+ Cháy bìa lá (bạc lá): Nhóm thuốc gốc đồng, bronopol (Biomycine 40.5 WP, Totan 200WP, Xantoxin 40WP ….), Hexaconazole (Anvil 5SC), Azoxystrobin + Hexaconazole (Camilo 150SC), Pencycuron (Monceren 250SC),…

+ Đốm vằn: Sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất như: Difenconazole + Propiconazole (Tilt Super 300EC), Azoxystrobin + Hexaconazole (Camilo 150SC),  Validamycin (Validacin 5L, Validan), Pencycuron (Monceren 250SC), Hexaconazole (Anvil 5SC), Cyproconazole (Bonanza 100SL), Trifloxystrobin + Tebuconazole (Nativo 750WG), Azoxystrobin + Difenconazole (Amistar Top 325SC), …

Lưu ý: Chỉ phun thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết, tuân thủ nguyên tắc 4 đúng và ưu tiên sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học.

Bà con nên áp dụng giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu cho lúa để tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hiện nay, AgriDrone là đơn vị uy tín hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái chính hãng, hệ thống trải dài trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân mọi lúc mọi nơi.

Biện pháp phòng trừ chuột

Để phòng trừ chuột, bà con nên áp dụng nhiều biện pháp cùng lúc như: Tuân thủ lịch thời vụ, vệ sinh đồng ruộng, đào hang và bỏ khí đá vào hang, bơm nước vào hang, đặt bẫy chuột, dùng chó săn bắt…

Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc lúa hiệu quả và hạn chế sâu bệnh. Chúc bà con mùa màng bội thu.

0/5 (0 Reviews)

Tôi là Thiên Vũ hiện là CEO AgriDrone Việt Nam là một kỹ sư trẻ với mong muốn luôn phát triển, ứng dụng công nghệ mới và mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm cùng niềm đam mê với DRONEs, UAM, MetaVerse và AI, tôi hy vọng những kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.

NHẬN TƯ VẤN