Kỹ thuật chăm sóc lúa gieo sạ đúng cách


Lúa sau khi gieo sạ cần được chăm sóc đúng kỹ thuật để cây mọc đều, sinh trưởng thuận lợi và cho sản lượng tốt. Bà con có thể tham khảo kỹ thuật chăm sóc lúa gieo sạ trong bài viết dưới đây.

So với phương pháp cấy lúa, phương pháp gieo sạ lúa có ưu điểm là cây lúa mọc đều, mật độ lúa được đảm bảo, thời gian sinh trưởng được rút ngắn, ít cỏ dại, giữ ẩm tốt. Tuy vậy, để lúa gieo sạ phát triển thuận lợi và cho năng suất cao, bà con cần nắm vững kỹ thuật chăm sóc lúa gieo sạ. Dưới đây là những công việc cần thực hiện sau khi gieo sạ lúa.

Nắm vững phương pháp gieo sạ và kỹ thuật chăm sóc lúa gieo sạ sẽ giúp quý khách tiết kiệm được chi phí nhân công, giúp cây lúa mọc đều hơn, nâng cao khả năng đẻ nhánh và tăng số lượng bông lúa.

Điều tiết nước trong ruộng phù hợp

Khi mới gieo hạt, bà con cần đặc biệt chú ý về lượng nước trên ruộng, tránh để bị ngập úng. Nếu ruộng bị ngập úng, mầm lúa sẽ bị thối và không phát triển thành cây con được. Vì vậy nên đảm bảo ruộng ở dạng đủ ẩm, cũng không được để khô quá vì nếu đất khô quá thì lúa sẽ nảy mầm chậm.

ky thuat cham soc lua gieo sa 1

Sau khi gieo sạ lúa được khoảng 2 – 3 ngày, bà con tiến hành cho nước từ từ vào ruộng theo chiều cao của mầm lúa, khi mực nước lên khoảng 3 – 5cm thì dừng lại.

Khi cây lúa lên được khoảng 3 lá, bà con có thể để lượng nước trên ruộng khoảng láng chân để cây con dễ phát triển.

Khi lúa bước vào giai đoạn trưởng thành và bắt đầu đẻ nhánh, bà con điều tiết nước sau cho lượng nước nông xen kẽ với việc giữ ẩm. Điều này giúp cho lúa đảm bảo đủ nước và có điều kiện thuận lợi để đẻ nhánh. Khi bà con thấy lúa đã đẻ nhánh kín đất, bà con tiến hành tháo cạn để chân chim để giúp cho rễ lúa có thể ăn sâu vào đất, tránh đổ lúa sau này.

Tiến hành tỉa dặm

Đây cũng là công việc quan trọng trong kỹ thuật chăm sóc lúa gieo sạ. Đối với những khu vực cây lúa mọc quá dày, bà con nên tiến hành tỉa bớt để đảm bảo mật độ phù hợp, tránh việc cạnh tranh dinh dưỡng và cây con không có chỗ để đẻ nhánh.

Ngoài ra, việc lúa quá dày cũng tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Vì vậy, việc tỉa bớt lúa để đảm bảo mật độ phù hợp là cần thiết.

ky thuat cham soc lua gieo sa 2

Đối với những khu vực cây con bị chết, mật độ lúa quá thưa thì bà con nên cấy bổ sung để tăng tỉ lệ bông và cũng là để tăng năng suất lúa sau này.

Ngày nay, với giải pháp gieo sạ lúa bằng máy bay nông nghiệp AgriDrone được áp dụng tương đối rộng rãi ở nhiều địa phương. Phương pháp này giúp đảm bảo mật độ lúa gieo sạ đồng đều, tỷ lệ mọc đảm bảo hơn rất nhiều so với phương pháp sạ thủ công và phương pháp sạ bằng máy kéo.

Bón phân cho lúa gieo sạ

Bón phân cũng là công đoạn không thể thiếu trong quy trình chăm sóc lúa. Việc bón phân cần đảm bảo cân đối, hợp lý để cây lúa phát triển thuận lợi, đẻ nhánh tập trung, trổ bông đều và cho năng suất tốt.

Đối với lúa gieo sạ, bà con có thể chia ra làm 2 lần bón thúc, sử dụng các loại phân bón lót và bón thúc với lượng đạm và kali nhiều. Khối lượng phân bón khoảng 12-16kg/sào, tùy vào từng loại đất.

  • Bón thúc lần 1: Bón vào thời điểm sau khi lúa ra lá non, nhổ lên có rễ trắng. Lượng phân bón trong đợt này vào khoảng 7-8kg/sào.
  • Bón thúc lần 2: Bón vào thời điểm cây lúa đứng cái làm đòng, bón nốt lượng phân còn lại.

Bà con cần thăm đồng thường xuyên, nếu phát hiện lúa có hiện tượng đói ăn thì cần tiến hành bón bổ sung để tăng cường dinh dưỡng cho hạt. Đối với giai đoạn này, bà con chỉ nên bón các loại phân NPK tăng cường kali hoặc sử dụng phân bón qua lá.

Khi bón phân, mặt ruộng cần đủ ẩm để giữ phân tốt, tránh bị rửa trôi hoặc bay hơi, đồng thời để cây lúa dễ hấp thu dinh dưỡng từ phân bón.

Loại bỏ cỏ dại và phòng chống ốc bươu vàng

Bà con cần tiến hành làm cỏ dại để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với lúa, đồng thời hạn chế nơi trú ngụ của sâu bệnh.

Đối với ốc bươu vàng, bà con có thể bắt thủ công hoặc dùng bẫy tự nhiên để bẫy ốc như đu đủ, dây khoai lang, xơ mít… đặt ở vị trí có nhiều ốc vào buổi tối, sáng hôm sau gom lại.

Phòng trừ sâu bệnh hại cho lúa gieo sạ

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa là một trong những khâu không thể thiếu trong kỹ thuật chăm sóc lúa gieo sạ. Để ngăn ngừa những thiệt hại do sâu bệnh gây ra, bà con nên áp dụng các biện pháp sau:

may bay t50 gia bao nhieu 3

  • Lựa chọn các giống lúa kháng sâu bệnh, thích ứng với điều kiện môi trường nơi trồng lúa.
  • Dọn dẹp đồng ruộng, loại bỏ cỏ dại hoặc các cây bị chết để loại bỏ nơi trú ngụ của sâu bệnh.
  • Theo dõi tình hình sâu bệnh hại, thăm đồng thường xuyên và áp dụng các biện pháp kiểm soát khi có dấu hiệu gây hại của sâu bệnh.
  • Áp dụng các biện pháp như bắt chuột, dùng các bẫy, nông cụ để bắt côn trùng hại lúa.
  • Phun thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với loại sâu hoặc bệnh đang gây hại cho lúa. Thực hiện việc phun thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 Đúng để đảm bảo hiệu quả và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Ngày nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển và ứng dụng sâu rộng vào trong các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực nông nghiệp cũng không ngoại lệ. Việc ứng dụng giải pháp máy bay phun thuốc cho lúa đã trở nên phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là các khu vực cánh đồng diện tích lớn. 

AgriDrone chính là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp máy bay phun thuốc cho lúa tại Việt Nam. Sử dụng máy bay phun thuốc của AgriDrone có nhiều ưu điểm như sau:

  • Hiệu quả cao: Máy bay phun thuốc được thiết kế để phun thuốc một cách hiệu quả và đồng đều trên diện tích lớn. Với khả năng bay tự động và hệ thống điều khiển thông minh, giải pháp này giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình phun thuốc.
  • Tiện lợi và linh hoạt: Máy bay phun thuốc có khả năng hoạt động linh hoạt trên địa hình đồng bằng và đồi núi. Với khả năng điều chỉnh độ cao khi bay và tốc độ nhanh, nó có thể nhanh chóng di chuyển đến vị trí cần xử lý.
  • An toàn và chính xác: Máy bay phun thuốc của AgriDrone được trang bị hệ thống cảm biến và GPS để duy trì sự ổn định và xác định vị trí chính xác, đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động, đồng thời đảm bảo phun thuốc chính xác đến mục tiêu.
  • Dễ sử dụng: Máy bay phun thuốc được thiết kế để dễ vận hành. Người điều khiển có thể dễ dàng thiết lập và điều chỉnh các tham số phun thuốc thông qua ứng dụng điều khiển trên điện thoại di động.
  • Bền và đáng tin cậy: Máy bay phun thuốc được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu của ngành nông nghiệp và có thể đảm bảo hiệu suất ổn định trong thời gian dài.

Tóm lại, giải pháp máy bay phun thuốc của AgriDrone mang lại nhiều ưu điểm về hiệu quả, tiện lợi, an toàn và dễ sử dụng, giúp nâng cao năng suất và chất lượng trong công việc phun thuốc trong ngành nông nghiệp.

AgriDrone mang đến những giải pháp chất lượng nhất để bà con có thể tiếp cận với những công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp, đặc biệt là hai siêu phẩm mới nhất đã có mặt tại AgriDrone là DJI Agras T50DJI Agras T25. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và tận tâm, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bà con trong quá trình vận hành thiết bị.

Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc lúa gieo sạ hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bà con những kiến thức hữu ích để canh tác lúa hiệu quả.

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM

Tôi là Thiên Vũ hiện là CEO AgriDrone Việt Nam là một kỹ sư trẻ với mong muốn luôn phát triển, ứng dụng công nghệ mới và mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm cùng niềm đam mê với DRONEs, UAM, MetaVerse và AI, tôi hy vọng những kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.

NHẬN TƯ VẤN