Kỹ thuật chăm sóc lúa Bắc Thịnh


Giống lúa Bắc Thịnh chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết xấu tốt, cho năng suất cao và ổn định, chất lượng gạo thơm ngon. Khi canh tác, bà con cần biết kỹ thuật chăm sóc lúa Bắc Thịnh để đảm bảo năng suất cao và chất lượng tốt nhất.

Những đặc điểm nổi trội của giống lúa Bắc Thịnh

Giống lúa Bắc Thịnh là giống lúa có chiều cao cây trung bình, khả năng đẻ nhánh khỏe, lá có màu xanh, đứng đòng, cỡ lá trung bình, cứng cây. Thời gian sinh trưởng của giống lúa Bắc Thịnh là 132 – 138 ngày (trong vụ xuân) hoặc 100 – 105 ngày (vụ mùa). Vì vậy, giống lúa này thường được trồng ở vụ xuân muộn và vụ mùa sớm.

ky thuat cham soc lua bac thinh 1

Giống lúa Bắc Thịnh có ưu điểm vượt trội trong việc chống chịu sâu bệnh và chịu được thời tiết xấu, có khả năng thích ứng rộng trên nhiều chân đất khác nhau. Giống lúa này cho năng suất cao và chất lượng thơm ngon, giá lúa gạo thường ổn định. Hạt gạo trong, dài, không bạc bụng, ít gãy, cơm thơm, mềm, ngọt, vị đậm.

Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc lúa Bắc Thịnh

Để việc canh tác giống lúa Bắc Thịnh cho năng suất cao và ổn định, nhà nông cần thực hiện kỹ thuật canh tác và gieo cấy theo lịch thời vụ của địa phương.

Thông thường, lượng giống gieo sạ khoảng 3,5 – 4,5kg/sào Bắc Bộ. Tùy theo chân đất, mùa vụ và tập quán của từng địa phương mà bà con tiến hành gieo sạ lúa cho hợp lý.

Sau khi gieo cấy, bà con cần thực hiện kỹ thuật chăm sóc lúa Bắc Thịnh phù hợp để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Trong kỹ thuật chăm sóc lúa Bắc Thịnh, bà con cần chú ý các công việc sau:

Bón phân cho lúa cân đối và hợp lý

Tiến hành bón phân cho cây lúa đảm bảo cân đối và hợp lý để cây được cung cấp đủ dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển, đồng thời cần cung cấp đủ nước cho lúa.

Các chuyên gia khuyến cáo bà con nên sử dụng phân bón NPK chuyên dụng cho lúa, lượng bón theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Để đạt hiệu quả cao, bà con cần bón tập trung cho 4 giai đoạn sau:

  • Bón lót trước khi gieo sạ: Giai đoạn này bà con cần kết hợp làm đất và bón phân trước gieo sạ một tuần để phân bón hòa vào đất ruộng.
  • Bón thúc cho lúa đẻ nhánh: Sau khi mầm rễ bám đất và bắt đầu phát triển lá mầm, cây lúa cần đạm để đẻ nhánh nhanh, bà con cần tiến hành bón thúc để cho cây lúa đẻ nhánh khỏe, đẻ nhánh tập trung. Có thể chia bón thúc ra thành hai đợt là thời điểm sau sạ 7 ngày và lúa bắt đầu đẻ nhánh từ ngày thứ 15.
  • Bón thúc đón đòng: Bà con nên kết hợp phân đạm với phân kali để hỗ trợ cho cây lúa cứng cây và giúp cây lúa trổ bông, nuôi hạt.
  • Bón nuôi hạt: Trong giai đoạn nuôi hạt, bà con cần bón phân để giúp lúa khỏe mạnh, hỗ trợ tốt quá trình tích tụ tinh bột, hạt chắt, sáng bóng.

Lưu ý: Tùy theo từng loại chân đất, sự sinh trưởng phát triển của cây lúa, bà con có thể cân đối lượng phân bón phù hợp.

Phòng trừ sâu bệnh cho lúa

Bà con cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi đồng ruộng để phát hiện sớm sâu bệnh hại lúa và tiến hành xử lý kịp thời nhằm tránh sâu bệnh lây lan gây thiệt hại nặng. Đặc biệt, bà con cần chú ý kiểm tra kỹ cây lúa trong giai đoạn làm đòng và trổ bông.

ky thuat cham soc lua bac thinh 2

Một số loại sâu bệnh hại trên lúa mà bà con cần chú ý gồm: Bệnh khô vằn, bạc lá, lùn sọc đen phương nam, bệnh ngộ độc hữu cơ, sâu cuốn lá, rầy nâu, nhện gié…

Hướng dẫn phòng trừ một số loại sâu bệnh trên lúa Bắc Thịnh

AgriDrone hướng dẫn bà con các biện pháp phòng trừ một số loại sâu bệnh trên lúa Bắc Thịnh như sau:

Bệnh khô vằn

Bệnh khô vằn trên cây lúa thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, thiếu ánh sáng, đặc biệt giai đoạn khi lúa phân hóa đòng và trổ bông là thời kỳ nhiễm bệnh nặng nhất. Tốc độ lây lan trên các lá phía trên rất nhanh khi có mưa nhiều, lượng nước trên ruộng quá cao, ruộng gieo cấy quá dài, bón thừa phân đạm.

Để phòng trừ bệnh khô vằn, bà con cần áp dụng các biện pháp như sau:

Sau khi thu hoạch cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, thu dọn tàn dư trên đồng ruộng

Gieo cấy đúng thời vụ, đảm bảo mật độ gieo cấy hợp lý, bón phân cân đối giữa đạm – lân – kali, bón đúng giai đoạn sinh trưởng và tránh bón đạm quá nhiều giai đoạn lúa đón đòng

Điều tiết nước trên ruộng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, tránh để mực nước quá cao, nhất là giai đoạn làm đòng và trổ bông

Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Khi bệnh phát sinh, cần sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất Validamycin như Validacin 5L, Vali 5SL, Vivadamy 5WP,… hoặc thuốc Nevo 330EC, Mixperfect 525SC,…để phun trừ theo liều lượng ghi trên bao bì sản phẩm, kết hợp với vệ sinh bờ ruộng sạch sẽ. 

Bệnh bạc lá

Bệnh bạc lá là bệnh do vi khuẩn gây ra, bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ở phía bắc, bệnh thường xuất hiện từ cuối tháng 3 trở đi và thường gây hại mạnh trong vụ mùa, đặc biệt là những năm thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều.

Để phòng trừ bệnh bạc lá lúa, bà con thực hiện các biện pháp sau:

  • Sử dụng giống lúa kháng bệnh bạc lá
  • Bón vôi từ 10 – 15kg/sào Bắc Bộ, làm đất kỹ để tránh ngộ độc rễ
  • Cấy mạ khi cây mạ đủ tuổi
  • Bón phân cân đối NPK
  • Trong vụ mùa, sau những đợt mưa lớn, bà con cần quan sát để phun thuốc phòng chống bạc lá.
  • Sử dụng một số loại thuốc để phun chống bạc lá lúa như: Sáa 20WP, Xanthomix 20WP vào sáng sớm hay chiều mát. 
  • Nếu bệnh có biểu hiện tiến triển, bà con cần phun trừ bằng các loại thuốc: Bactocide 12 WP, Kasumin, Staner…

Bệnh lùn sọc đen hại lúa

Bệnh lùn sọc đen hại lúa thường gây hại từ giai đoạn mạ và lúa mới cấy, bệnh có thể kéo dài tới giai đoạn cây lúa làm đòng và trổ bông, gây ảnh hưởng nặng đến năng suất khi thu hoạch.

Bệnh lùn sọc đen hại lúa có tốc độ lây lan rất nhanh và có thể bùng phát thành dịch trên diện rộng. Vì vậy, để phòng trừ bệnh lùn sọc đen hiệu quả, bà con cần áp dụng một số biện pháp sau:

  • Nhổ, vùi ngay những cây lúa có biểu hiện nghi ngờ bị bệnh để tránh lây lan, cấy dặm bổ sung nếu còn thời vụ
  • Nếu xuất hiện rầy, cần tiến hành phun thuốc ngay ở ruộng đó và các ruộng xung quanh, phun cả trên bờ ruộng và mương dẫn nước
  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng chủng loại theo thời kỳ sinh trưởng của lúa
  • Với những ruộng bị bệnh, sau khi thu hoạch, cần tiến hành bón vôi tiêu độc và cày vùi ngay gốc rạ xuống
  • Việc tiêu hủy cả ruộng lúa bệnh chỉ nên thực hiện khi ruộng lúa không còn khả năng cho năng suất, trước khi tiêu hủy cần phun trừ rầy bằng các loại thuốc tiếp xúc, gieo cấy lại nếu còn thời vụ hoặc có thể trồng lại loại cây khác.

Để phun thuốc trừ sâu bệnh hại lúa hiệu quả và nhanh chóng, ngăn chặn sâu bệnh lây lan, bà con nên ứng dụng giải pháp máy bay phun thuốc cho lúa. Hiện nay, AgriDrone là đơn vị cung cấp giải pháp máy bay phun thuốc hàng đầu Việt Nam với các công nghệ tiên tiến nhất như: máy bay phun thuốc DJI Agras T25, DJI Agras T50, DJI Agras T40, DJI Agras T30, DJI Agras T20p… 

gia may bay phun thuoc t25 1

Giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu giúp bà con tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất làm việc, tiết kiệm nhân công, tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh và an toàn cho sức khỏe người lao động.

Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc lúa Bắc Thịnh khỏi sâu bệnh và cho năng suất cao. Chúc bà con thành công.

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM
NHẬN TƯ VẤN