Phân đạm có vai trò quan trọng giúp cây sinh trưởng tốt và đạt được năng suất cao. Tuy nhiên không nên bón phân đạm cùng với vôi vì sao, cần lưu ý gì khi sử dụng phân đạm? Cùng AgriDrone Việt Nam tìm hiểu trong bài viết sau.
Mục lục
Phân đạm là gì?
Phân đạm là một loại phân được sử dụng rất phổ biến hiện nay, có vai trò quan trọng trong việc giúp cây trồng sinh trưởng khỏe mạnh. Đây là tên gọi chung để chỉ các loại phân bón vô cơ cung cấp nitơ cho cây trồng.
Phân đạm cung cấp Nitơ hóa hợp cho cây trồng dưới dạng ion Nitrat NO3- và ion amoni NH4+. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % N trong công thức của phân.
Phân đạm có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của cây. Khi được cung cấp đủ phân đạm, cây trồng sẽ phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả.
Các loại phân đạm phổ biến hiện nay
Hiện nay có một số loại phân đạm được sử dụng phổ biến là: phân đạm amoni, phân đạm nitrat và ure.
Phân đạm ure: là loại phân bón có công thức hóa học là CO(NH4)2 có hàm lượng từ 44-48% N nguyên chất. Loại phân bón này chiếm hơn 58% tỷ lệ phân đạm được sản xuất toàn thế giới.
Phân bón ure thường được sử dụng để bón thúc, có thể pha loãng theo nồng độ 0,5 – 1,5% phun lên lá. Ngoài ra có thể trộn ure với phân lân nhưng không được để quá lâu.
Phân đạm amôn: Phân đạm amôn là loại phân đạm tổng hợp các muối amoni: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4…. Loại phân này được sử dụng để bón thúc và chia làm nhiều lần.
Phân đạm amoni không thích hợp bón cho đất chua vì phân có chứa nhiều amoni (axit) càng làm tăng độ chua của đất.
Phân đạm nitrat: là loại phân tổng hợp các muối nitrat như: NaNO3, Ca(NO3)2,..
Không nên bón phân đạm với vôi cùng lúc vì sao?
Khi bón phân cho cây trồng, người ta không bón vôi và phân đạm amoni hoặc ure cùng một lúc vì khi bón vôi sẽ xảy ra phản ứng: CaO + H2O → Ca(OH)2
+ Phân đạm amoni khi bón chung với vôi sẽ tham gia phản ứng với Ca(OH)2:
Ví dụ: Ca(OH)2 + 2NH4Cl → CaCl2 + 2NH3↑ + 2H2O
+ Phân ure khi bón chung với vôi sẽ tham gia phản ứng với Ca(OH)2 theo quá trình:
(NH2)2CO + 2H2O → (NH4)2CO3
(NH4)2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + 2NH3↑ + 2H2O
Như vậy, khi bón phân đạm với vôi thì hàm lượng đạm sẽ bị giảm do có thoát ra khí NH3, ngoài ra bón ure cùng với vôi còn tạo ra CaCO3 gây rắn đất.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng phân đạm
Do đặc điểm, tính chất của phân đạm, khi sử dụng loại phân này, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Phân đạm dễ tan, thẩm thấu nhanh, xanh lá, đẻ nhiều.
- Phân đạm thích hợp bón cho loại cây trồng lấy lá
- Không bón phân đạm khi trời sắp mưa, giông vì sẽ bị thất thoát phân bón do tràn bờ, rửa trôi. Nếu không tưới được, nắng hạn kéo dài cũng không bón phân đạm.
- Phần lớn phân đạm và phân chua sinh lý, cần chú ý phối hợp với phân kiềm, tro hoặc vôi kẻo chua đất và hiệu lực kém.
- Với những loại cây trồng có nhu cầu đạm nhiều, khi bón phân đạm bà con cần chia ra làm nhiều lần, đặc biệt là khi bón cho cây trồng ở chân đất chua, độ mùn trong đất kém, dung tích hấp thụ thấp… Khi bón phân đạm cần chú ý bón đúng đặc tính và nhu cầu của cây, đất đai.
- Với các loại cây trồng cạn chẳng hạn như: ngô, mía, bông v.v.. bón đạm nitrat là thích hợp. Khi bón phân cho lúa nước thì bà con nên bón đạm clorua hoặc SA. Với những cây họ đậu, thời gian đầu chưa có nốt sần vẫn bón phân đạm (20-30kg N/ha) tốt nhất là phân đạm trộn với phân chuồng hoai.
- Khi bảo quản phân đạm, bà con không đổ ra nền, không tựa vào tường, phải để vào bao giấy tốt hoặc bao nilon, kê cao …
Trên đây là thông tin giải thích vì sao không nên bón phân đạm cùng với vôi và một số lưu ý khi sử dụng phân đạm. Máy bay nông nghiệp AgriDrone Việt Nam cung cấp giải pháp máy bay nông nghiệp nổi tiếng có chức năng rải phân bón cho cây trồng như: DJI Agras T40, DJI Agras T20P có công suất lớn, dễ dàng vận hành, giúp người nông dân tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả khi sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm khi thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.
Để đạt hiệu quả cao khi bón phân, bà con cần tuân thủ các nguyên tắc khi bón phân, bón phân cân đối và hợp lý, căn cứ vào đặc điểm của đất đai và loại cây trồng để bón phân sao cho phù hợp. Chúc bà con mùa màng bội thu.