Có lẽ thách thức lớn nhất là làm sao thay đổi hành vi của con người, vốn đã quen với những hoạt động canh tác truyền thống. Để những chiếc máy bay phun thuốc cất cánh trên những cánh đồng Việt Nam là cả một hành trình gian nan và không thể thiếu những tấm gương những người trẻ dấn thân làm nông nghiệp hiện đại.
Mục lục
Không phải công nghệ mà là sự dấn thân của những người trẻ làm thay đổi bức tranh nông nghiệp Việt Nam
Công nghệ dù tốt, vẫn là công cụ. Để những máy bay nông nghiệp cất cánh trên những cánh đồng ở Việt Nam là một quá trình mà ở đó không thể thiếu những người tiên phong dấn thân trong lĩnh vực này.
Họ là thế hệ nông dân tiếp theo, có xuất thân từ nông thôn và thấm thía nỗi nhọc nhằn của nghề nông, đi xa rồi về phát triển thị trường ở quê hương.
Họ là những người người trẻ chọn khởi nghiệp từ nông nghiệp, rời phố thị về làng quê, có kiến thức, dám dấn thân, sau mấy tháng về thăm nhà bị gọi là “anh da đen”, về nhà vài ngày lại đi, rong ruổi trên khắp các cánh đồng từ Miền Tây sông nước, vác con máy qua những con đò, nhìn thấy rất nhiều thứ, trải nghiệm nhiều thứ và thấy yêu công việc vô cùng ý nghĩa này.
Họ không hề đơn độc trong mỗi bước đi, mà đó là cả một làn sóng mới, những người trẻ, chọn lựa một lối sống khác, đi ngược dòng chảy nhập cư đô thị. Những câu chuyện của họ tràn ngập khó khăn và vất vả, nhưng quả quyết và đầy tự tin.
Từ phố về quê với họ không chỉ là sự chuyển dịch từ điểm A đến điểm B mà là từ bỏ một lối sống này và lựa chọn một lối sống khác. Mỗi người chọn cho mình một mô hình khác nhau. Người đi theo xu hướng du lịch sinh thái, người chọn cây trồng sạch, người mê công nghệ thì nghiên cứu máy móc dây chuyền chế biến sản xuất thành phẩm từ nông nghiệp sạch, hay lập trạm phun với máy bay nông nghiệp.
Những câu chuyện khởi nghiệp điển hình với máy bay không người lái
Trạm phun Trung Nghĩa tại Tam Nông, Đồng Tháp
Ý tưởng thành lập Trạm phun Tam Nông đến với anh Lâm Trọng Nghĩa khi đang ngồi lướt xem clip trên youtube và thấy những video về máy bay phun thuốc.
Thời điểm đó, anh vẫn đang trăn trở khi phần lớn các công đoạn trong sản xuất lúa đều được ứng dụng cơ giới hóa nhưng riêng phun thuốc bảo vệ thực vật thì hầu như vẫn còn sử dụng thủ công là chính.
Và khi thấy những chiếc máy bay phun thuốc, anh nhận ra giải pháp phun thuốc sử dụng máy bay nông nghiệp là mảnh ghép cuối cùng trong bức tranh cơ giới hóa nông nghiệp trong quá trình canh tác lúa hiện nay. Là giải pháp của nền nông nghiệp hiện đại.
Và lúc đó, anh đã gửi clip quay cảnh máy bay phun thuốc sang anh Trung, bạn học phổ thông đồng thời cũng là 1 kỹ sư nông nghiệp.
“Trung nghĩ tụi mình có nên làm không?” Anh Nghĩa hỏi.
Không cần suy nghĩ lâu, anh Trung nói, “Còn chờ gì nữa, khởi động luôn và ngay đi.”
Từ ý tưởng ban đầu đó đến khi thực hiện là cả một quá trình đầy khó khăn, từ tài chính, đến sự chấp nhận của bà con nông dân, như những tư duy truyền thống đã ăn sâu trong bà con nông dân như 1 mẫu sử dụng từ 250 – 350 lít nước/ha, nhưng khi chuyển sang sử dụng máy bay thì chỉ có 15 – 20 lít nước/ha.
Thời điểm ban đầu đó, để tạo niềm tin trong nông dân, anh vừa phun miễn phí cho bà con vừa giải trình, thuyết phục, … nên đến nay từ 300ha/tháng sau 3 tháng hoạt động thì phát triển lên 2500ha/tháng. Và đến thời điểm hiện tại mỗi tháng Trạm phun của anh nhận hơn 5000 ha/tháng.
Trạm phun dịch vụ Thuận Phát – Tây Ninh: Chuyện anh quản lý bỏ nhà máy về làm nông
Với niềm đam mê nông nghiệp, mong muốn mang lại những lợi ích về kinh tế, sức khỏe cho bà con nông dân.
Anh Kiệt – Tổ trưởng của một công ty sợi ở Khu CN Thành Thành Công – Tây Ninh, quản lý hơn 100 công nhân sản xuất, quyết định thôi việc để khởi nghiệp với máy bay phun thuốc DJI Agras MG-1P và thành lập trạm phun dịch vụ tại Tây Ninh.
Chỉ sau 1 tháng hoạt động, diện tích anh nhận từ bà con là hơn 300 ha. Sau 2 tháng, tổng diện tích anh nhận phun lên tới hơn 1200 ha. Sau 5 tháng hoạt động.
Sau khi thấy hiệu quả từ mô hình này, anh Kiệt quyết định đầu tư thêm 1 máy nữa và cùng anh Hiếu (đang là Tổ trưởng tại Công ty cũ) xin thôi việc để về làm chung với mình vận hành máy số 2.
Hay những chia sẻ của những người con xa quê về phát triển quê hương với công cụ nông nghiệp hiện đại: “Có một số vườn chè và cánh đồng ở quê tôi. Cha mẹ thường cần gieo hạt, bón phân, phun thuốc cho chúng và thực hiện kiểm soát dịch hại cần thiết. Bởi vì ở vùng núi, bạn cần phải mang hạt giống và phân bón lên cao mỗi khi bạn làm việc. Không chỉ mệt mỏi khi mang lên, mà hầu hết thời gian đều được dành cho việc đi bộ, mất rất nhiều thời gian và công sức. Ngoài ra còn có một điểm rất quan trọng. Vùng núi gió mạnh nên khi phun hóa chất, có thể dễ dàng dẫn đến ngộ độc. Do đó, tôi đã về quê hương sử dụng máy bay nông nghiệp để phun dịch vụ cho bà con.”
Tìm hiểu về Mô hình khởi nghiệp lập trạm phun dịch vụ sử dụng máy bay phun thuốc qua bài viết:
Mô hình khởi nghiệp: Lập trạm phun dịch vụ sử dụng máy bay phun thuốc
“Khởi nghiệp không có nghĩa là mặc áo vest, đi giày tây, ở đô thị lớn, ngồi văn phòng sang. Khởi nghiệp của anh ở những nông trường, văn phòng của anh là bạt ngàn cây lúa.”
AgriDrone tự hào là đơn vị đặt nền tảng cho việc ứng dụng thiết bị bay không người lái vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chúng tôi đã hợp tác thành lập các trạm phun và đội bảo vệ thực vật sử dụng máy bay phun thuốc ở nhiều vùng khác nhau với dịch vụ 24/7 kèm đội bay 1 tuần 2000 – 5000 ha luôn sẵn sàng ứng phó, dập dịch kịp thời và nhanh chóng.
Quý khách cần tư vấn thêm về giải pháp hoặc trải nghiệm sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với AgriDrone Việt Nam:
- Website: https://agridrone.vn/
- Fanpage: Agridrone – Máy bay phun thuốc Việt Nam
- Hotline: 07 9955 8855.