Giống lúa DV108: Đặc điểm và hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng


Giống lúa DV108 là giống lúa ngắn ngày, chất lượng gạo tốt, có tiềm năng năng suất cao. Trong bài viết dưới đây, AgriDrone xin chia sẻ những thông tin về nguồn gốc, đặc điểm cũng như hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng giống lúa này.

Nguồn gốc của giống lúa DV108 

Giống lúa DV108 là giống lúa thuần có nguồn gốc từ Trung Quốc, đây là giống lúa ngắn ngày, có hình dáng đẹp, lá đòng thẳng, cho năng suất trung bình đạt khoảng 6 – 7 tấn/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 7,5 – 8 tấn/ha. Giá lúa gạo ở mức ổn định.

Giống lúa DV108 có những đặc điểm gì?

DV108 là giống lúa ngắn ngày và có thể gieo cấy được ở cả hai vụ trong năm (vụ Xuân và vụ Mùa). Cụ thể, thời gian sinh trưởng của giống lúa này trong vụ Xuân khoảng 125 – 130 ngày, vụ mùa khoảng 105 – 110 ngày.

giong lua DV108 1

Lúa DV108 có đặc điểm cây cao trung bình khoảng 90 – 95cm, dạng cây gọn, bộ lá đứng, cây cứng cáp, đây cũng là một đặc điểm giúp cho giống lúa này có khả năng chống đổ ngã ở mức khá. Cây lúa có khả năng đẻ nhánh trung bình, hạt thon nhỏ, màu vàng đẹp, khối lượng 1000 hạt từ 21 – 22g, chất lượng gạo tốt, cơm ngon.

Về khả năng thích ứng, giống lúa DV108 có khả năng chịu rét khá và thích ứng rộng rãi nên có thể trồng được ở nhiều vùng khác nhau.

Về khả năng chống chịu sâu bệnh, giống lúa DV108 có khả năng chống bệnh đạo ôn tốt, chống chịu sâu bệnh khá.

Hướng dẫn kỹ thuật gieo cấy giống lúa DV108

Khi canh tác giống lúa DV108, bà con cần nắm được những yêu cầu kỹ thuật nhất định để đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi, hạn chế sâu bệnh và cho năng suất cao. Dưới đây là một số yêu cầu kỹ thuật khi canh tác giống lúa này.

Chân đất

Giống lúa DV108 thích hợp canh tác trên loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, chân vàn cao hoặc chân vàn trong trà Xuân muộn và Mùa sớm tại các tỉnh miền Bắc, vụ Đông Xuân và Hè Thu ở các tỉnh miền Trung.

Cách ngâm ủ hạt giống

Cũng tương tự như những giống lúa khác, bà con ngâm giống lúa DV108 trong nước sạch, thời gian ngâm ủ khoảng 30 – 36 tiếng nếu là vụ Đông Xuân, khoảng 20 – 30 tiếng nếu là vụ Hè Thu. Cứ 6 tiếng thay nước và rửa chua một lần, loại bỏ các hạt lép lửng và tạp chất. Khi hạt đã hút đủ nước thì bà con rửa sạch và tiến hành ủ.

Trong vụ Hè Thu, bà con cần ủ giống ở nơi thoáng mát, không đọng nước. Sau khi ủ được 8 – 10 tiếng thì bà con kiểm tra, nếu thấy hạt bị khô thì cần tưới thêm nước, nếu nhiệt độ quá cao thì phải rải mỏng hạt ra để hạ nhiệt, sau đó ủ tiếp đến khi hạt thóc ra mộng và rễ đều thì mang đi gieo.

Thời gian gieo cấy

Thời gian gieo cấy sẽ tùy theo lịch thời vụ của từng địa phương. Bà con có thể tham khảo lịch thời vụ như sau:

giong lua DV108 2

+ Các tỉnh miền Bắc: Vụ Xuân muộn gieo từ 25/1-10/2, gieo mạ dày xúc hoặc mạ sân cấy tuổi mạ 3-3,5 lá; nếu gieo mạ dược thì cấy khi mạ được 4,0-4,5 lá ; vụ Mùa gieo ngay từ trong tháng 6, cấy khi mạ được 15-18 ngày.

+ Các tỉnh miền Nam Trung bộ tùy theo khuyến cáo của các địa phương, có thể tham khảo lịch thời vụ sau: vụ Đông xuân gieo sạ từ 10-20/01; vụ Hè thu gieo sạ từ 10-20/06.

Mật độ cấy khoảng 50 – 55 khóm/m2, mỗi khóm 2 – 3 dảnh (đối với các tỉnh miền Bắc), chú ý cấy nông tay.

Bón phân

Bón phân cho lúa DV108 cần đảm bảo nguyên tắc bón phân cân đối, tập trung, bón sớm cho lúa đẻ nhánh sớm và phát triển cân đối. Nên sử dụng phân bón NPK chuyên dụng cho lúa để bón lót và bón thúc. Lượng phân bón cho lúa sẽ tùy thuộc vào từng loại chân đất.

agras Dji T25

Bà con có thể tham khảo lượng phân bón trên chân đất trung bình như sau:

+ Đối với phân NPK

Lượng phân bón chia cho các đợt bón như sau:

  • Trước khi bừa cấy, tiến hành bón lót với lượng phân gồm 560-700 kg/ha phân NPK (5:10:3) cho vụ Xuân; bón 420-560 kg/ha cho vụ Mùa.
  • Khi lúa bén rễ hồi xanh, tiến hành bón thúc lần 1 với lượng phân bón gồm 360-380 kg/ha phân NPK (12:5:10) + 25-30 kg/ha đạm urê, đồng thời tiến hành làm cỏ sục bùn.
  • Khi lúa đứng cái, bà con bắt đầu bón thúc lần 2 với khối lượng 60-80 kg/ha phân Kaliclorua.

+ Đối với phân đơn:

Lượng phân bón áp dụng cho 1 hecta như sau: 8 tấn phân hữu cơ hoặc 2 tấn phân vi sinh, 160-180 kg đạm Urê, 350- 400 kg Supe lân, 100-120 kg Kali clorua. Đối với vụ Mùa, vụ Hè thu, bà con giảm 10% lượng đạm, tăng 15% lượng phân kali so với vụ Xuân.

Chia ra thành các đợt bón như sau:

  • Bón lót (trước khi bừa cấy) toàn bộ phân hữu cơ (hoặc phân vi sinh), phân lân + 40% phân đạm + 20% phân kali;
  • Bón thúc lần 1 (khi lúa bén rễ hồi xanh): 50% phân đạm + 30% phân Kali;
  • Bón thúc lần 2 (khi lúa đứng cái) bón lượng phân còn lại.

Khi bón phân cần lưu ý, tuyệt đối không được bón đạm lai rai để tránh phát sinh sâu bệnh, nên sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

Phòng trừ sâu bệnh

Bà con cần chú ý theo dõi các loại sâu bệnh hại lúa, kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sớm và thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của cơ quan Bảo vệ thực vật địa phương.

Để phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, bà con có thể áp dụng giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu bệnh cho lúa bằng máy bay không người lái.

AgriDrone là đơn vị cung cấp giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái hàng đầu Việt Nam với các thiết bị chính hãng, tiên tiến nhất hiện nay như DJI Agras T25, DJI Agras T50, DJI Agras T40… Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến, chúng tôi mang đến cho bà con giải pháp canh tác tiết kiệm chi phí, hiệu quả, an toàn cho sức khỏe, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

Hiện nay, hệ thống của AgriDrone đã có mặt ở khắp các tỉnh thành, phục vụ nhu cầu của bà con nông dân cả nước.

Trên đây là thông tin tìm hiểu về giống lúa DV108 và hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bà con những kiến thức bổ ích khi canh tác giống lúa này. Chúc bà con thành công.

0/5 (0 Reviews)

Tôi là Thiên Vũ hiện là CEO AgriDrone Việt Nam là một kỹ sư trẻ với mong muốn luôn phát triển, ứng dụng công nghệ mới và mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm cùng niềm đam mê với DRONEs, UAM, MetaVerse và AI, tôi hy vọng những kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.

NHẬN TƯ VẤN