Giống lúa BQ: Nguồn gốc giống, đặc điểm, kỹ thuật gieo trồng


Một trong những giống lúa được sản xuất cực kỳ rộng rãi ở nước ta đó là giống lúa BQ. Giống lúa này do đơn vị nào sản xuất, có đặc điểm gì? Kỹ thuật gieo cấy và chăm sóc giống lúa BQ như thế nào để cho năng suất cao?

Trong bài viết dưới đây, AgriDrone sẽ giúp bà con hiểu rõ về nguồn gốc, đặc điểm cũng như kỹ thuật gieo trồng lúa BQ hiệu quả.

Nguồn gốc của giống lúa BQ

Giống lúa BQ là một loại giống lúa thuần chất lượng cao, ngắn ngày, năng suất cao. Giống lúa này được nghiên cứu và chọn tạo bởi GS – TS KH Trần Duy Quý và cộng sự, sau đó giống đã được chuyển giao bản quyền cho Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Thái Bình từ tháng 6 năm 2016. 

Giống lúa BQ có đặc điểm gì?

Giống lúa BQ thuộc nhóm giống lúa ngắn ngày, giống cảm ôn gieo cấy được cả hai vụ trong năm. Thời gian sinh trưởng của lúa BQ khi được gieo cấy ở khu vực Bắc Bộ vụ xuân là 120 – 125 ngày.

giong lua BQ 1

Cây lúa có chiều cao trung bình từ 105 – 110cm, đẻ nhánh khá, gọn bộ lá đứng, màu xanh trung bình, hạt thon dài, màu vàng sáng, trọng lượng 1000 hạt 21-22g. 

Gạo BQ được đánh giá là chất lượng, gạo trong, không bị bạc bụng, cơm trắng, dẻo, thơm, vị đậm, ngay cả khi để nguội vẫn dẻo.

Về khả năng chống chịu, giống lúa BQ chống chịu sâu bệnh khá, chịu thâm canh, cây cứng cáp nên có khả năng chống đổ tốt, chịu rét, độ thuần đồng ruộng cao.

Về năng suất, lúa BQ cho năng suất khá cao, trung bình đạt 7-7,5 tấn/ha, nếu bà con thâm canh tốt thì năng suất có thể đạt 7,7-8 tấn/ha.

Thời vụ canh tác giống lúa BQ

Cũng tương tự như kỹ thuật canh tác lúa với các giống khác nói chung, khi gieo cấy lúa BQ, bà con cần tuân thủ lịch thời vụ theo hướng dẫn của địa phương để hạn chế sâu bệnh, không cấy quá sớm, cũng không cấy quá muộn.

Tham khảo lịch thời vụ như sau:

  • Vụ xuân: Thời gian gieo mạ từ ngày 01 – 05/2 và cấy trong tháng 2.
  • Vụ Mùa: Thời gian gieo mạ từ ngày 01 – 05/7 và cấy trong tháng 7. Bà con có thể làm mùa sớm gieo mạ từ ngày 05 – 25/6 cấy khi mạ được 10 – 15 ngày.

Hướng dẫn kỹ thuật gieo cấy lúa BQ

Với mỗi hecta diện tích sản xuất, bà con sử dụng khoảng 40 – 45kg hạt giống.

Cách ngâm ủ giống trước khi gieo như sau:

  • Đối với giống chuyển vụ (thóc mới thu hoạch): Bà con ngâm hạt giống trong khoảng 60-72 tiếng, cứ 24 tiếng thay nước 1 lần sau đó đãi sạch để loại bỏ các hạt lép lửng và tạp chất, ủ kỹ (như ở vụ xuân), khi nứt nanh (trắng mép đều) thì ngâm ủ bình thường. 
  • Đối với giống không chuyển vụ: Bà con cho lúa giống vào ngâm trong nước sạch 48 tiếng ở vụ xuân, 36 tiếng ở vụ mùa. Trong quá trình ngâm, cứ 12 tiếng phải đãi và thay nước 1 lần, khi hạt thóc đã hút no nước thì bà con tiến hành đãi sạch, để ráo nước rồi đem ủ. 

Trong quá trình ủ, bà con cần thường xuyên kiểm tra, khi mộng đạt yêu cầu thì đem gieo. Khi làm mạ cần chú ý che phủ nilon cho luống mạ trong vụ Xuân.

Tuổi mạ cấy như sau:

  • Vụ xuân: Cấy khi mạ được 2-3 lá (mạ nền), 4-4,5 lá (mạ dược).
  • Vụ Mùa: Cấy khi mạ được 10-12 ngày (mạ nền), 15-18 ngày (mạ dược).

Mật độ cấy: 30 – 35 khóm/m2, mỗi khóm chỉ cần cấy 2-3 dảnh.

Hướng dẫn chăm sóc và bón phân cho giống lúa BQ sau khi cấy

Sau khi cấy lúa BQ, bà con cần đảm bảo giữ đủ nước cho ruộng, bón phân sớm cho lúa đẻ sớm, đẻ tập trung, phát triển cân đối và cho nhiều bông hữu hiệu.

giong lua BQ 2

Vì giống lúa BQ là giống lúa chịu thâm canh, vì vậy để đạt năng suất cao thì bà con cần bón phân cân đối, tập trung. Lượng phân bón sẽ điều chỉnh tùy theo loại đất canh tác.

Bà con có thể tham khảo lượng phân bón cho 1ha trên chân đất trung bình như sau:

  • Phân hữu cơ (đã ủ hoai mục): 10.000kg
  • Super lân: 500kg
  • Đạm ure: 200kg
  • Kali clorua: 80kg

Phân bón được chia ra các đợt bón lót và bón thúc, cách bón như sau:

  • Bón lót: Khi bừa cấy, bà con sử dụng 100% phân hữu cơ + phân super lân.
  • Bón thúc lần 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh, sử dụng 2/3 lượng Đạm urê + 1/3 lượng Kali clorua, đồng thời kết hợp làm cỏ, sục bùn.
  • Bón thúc lần 2: Khi lúa có khối sơ khởi, sử dụng 2/3 lượng Kali clorua và 1/3 lượng Đạm urê (đối với Đạm urê, việc quyết định bón hay không bón cần căn cứ vào màu sắc lá)

Bà con nên sử dụng phân bón NPK chuyên dụng cho lúa và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì sản phẩm. Khi sử dụng phân NPK hoặc các loại phân bón khác, cần đảm bảo lượng dinh dưỡng nguyên chất tương đương với định mức phân đơn.

Cách phòng trừ sâu bệnh hại cho lúa BQ

Để kiểm soát sâu bệnh hại lúa hiệu quả, bà con cần chú ý thăm đồng thường xuyên, kiểm tra và phát hiện sớm sâu bệnh hại, thực hiện các biện pháp phòng trừ theo hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật địa phương.

huong dan su dung may bay phun thuoc dji t50 1

 

Khi cần thiết, bà con sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật tương ứng với từng loại sâu bệnh.

Để phun thuốc cho lúa nhanh chóng, hiệu quả và an toàn, bà con nên sử dụng giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu cho lúa. Sử dụng máy bay phun thuốc lúa giúp phun đồng đều, chính xác, dập dịch nhanh chóng, tiết kiệm chi phí nhân công, tiết kiệm nước và thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt an toàn cho sức khỏe do không phải tiếp xúc gần với thuốc bảo vệ thực vật.

Hiện nay, AgriDrone là đơn vị uy tín số một Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu cho lúa, với các thiết bị chính hãng, đời mới nhất như: Máy bay phun thuốc DJI Agras T25, DJI Agras T50. Chúng tôi mang đến cho bà con giải pháp phòng trừ sâu bệnh tiện lợi, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí, giải phóng được sức lao động cũng như nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

Hệ thống của AgriDrone hiện nay đã phủ sóng toàn quốc, đồng hành cùng bà con nông dân khắp mọi miền.

Trên đây là thông tin tìm hiểu về giống lúa BQ cũng như kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc giống lúa này. Chúc bà con thành công.

0/5 (0 Reviews)

Tôi là Thiên Vũ hiện là CEO AgriDrone Việt Nam là một kỹ sư trẻ với mong muốn luôn phát triển, ứng dụng công nghệ mới và mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm cùng niềm đam mê với DRONEs, UAM, MetaVerse và AI, tôi hy vọng những kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.

NHẬN TƯ VẤN