Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng nào?


Cây cao su có thể khai thác mủ liên tục trong 25-30 năm, mang lại nguồn thu ổn định và lâu dài cho người trồng. Đến cuối chu kỳ, rừng cao su lại trở thành nguồn gỗ quý giá, tăng thêm giá trị kinh tế cho người dân. Với những lợi ích đó, cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng nào? Bài viết này sẽ làm rõ các khu vực trồng cao su lớn nhất nước ta.

Vì sao cây cao su lại được trồng nhiều ở nước ta?

Cây cao su, bắt nguồn từ Nam Mỹ, được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu năm 1878 nhưng chưa thành công. Đến năm 1892, khi 2.000 hạt giống từ Indonesia được trồng, cây cao su mới thật sự bén rễ và phát triển ở nước ta.

Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng nào
Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng nào?

Cao su là loại cây cao lớn, có thể vươn tới 30 mét, mủ trắng của cây cao su bắt đầu được thu hoạch khi cây được 5-6 năm tuổi. Cây cao su cho năng suất mủ tốt nhất từ 11 đến 25 năm, sau đó gỗ được tận dụng để sản xuất đồ gỗ thân thiện với môi trường.

Mủ cao su có độ đàn hồi tốt, bền bỉ và chịu được ma sát, chủ yếu dùng để làm lốp xe, chiếm khoảng 70% sản lượng, cùng nhiều ứng dụng khác trong đời sống như nệm, giày dép, và găng tay y tế…

Nhờ nhu cầu lớn từ ngành ô tô và các ngành sản xuất, cây cao su đã trở thành cây công nghiệp quan trọng ở Việt Nam, giúp nước ta lọt vào top đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cao su.

Những vùng đất trồng cao su chủ lực ở Việt Nam

Hiện nay, diện tích trồng cao su của Việt Nam đạt hơn 938 nghìn ha, chiếm khoảng 7,2% tổng diện tích cao su toàn cầu. 

Năm 2021, sản lượng mủ cao su đạt 1,26 triệu tấn, chiếm 8,7% sản lượng toàn cầu. Cây cao su được trồng tại nhiều vùng trên cả nước, từ Đông Nam Bộ đến Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, và miền núi phía Bắc, nhưng nổi bật nhất là khu vực Đông Nam Bộ.

Đông Nam Bộ 

Đông Nam Bộ là vùng trồng cao su chủ lực, chiếm gần 60% tổng diện tích cao su cả nước nhờ điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng lý tưởng. 

Các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Đồng Nai là những địa phương có diện tích cao su lớn nhất, trong đó Bình Phước dẫn đầu. 

Vùng này có năng suất cao nhất cả nước, đạt khoảng 1,8 tấn/ha/năm, nhờ nhiệt độ ổn định từ 25-30°C, lượng mưa trên 1.500 mm/năm và địa hình ít dốc, thích hợp cho cây cao su phát triển.

Tây Nguyên

Xếp sau Đông Nam Bộ là vùng Tây Nguyên với diện tích khoảng 249 nghìn ha, chiếm 26% tổng diện tích cao su của cả nước. 

Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên có diện tích trồng cao su khá lớn, tập trung chủ yếu ở Kon Tum với 74.756 ha, Gia Lai 100.356 ha, Đắk Lắk 38.381 ha, Đắk Nông 26.348 ha và Lâm Đồng 9.173 ha (2017). Sản lượng cao su toàn vùng đạt 215 nghìn tấn với năng suất trung bình 1,4 tấn/ha/năm. Khí hậu Tây Nguyên cũng khá thuận lợi, giúp cây cao su phát triển mạnh.

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích cao su khoảng 141 nghìn ha, chiếm 14,6% tổng diện tích cả nước. Năng suất tại đây đạt khoảng 1,2 tấn/ha/năm (2017). 

Cao su được trồng nhiều ở Bình Thuận (42.700 ha), Quảng Trị (19.511 ha), Thanh Hóa (14.889 ha), và Quảng Bình (14.152 ha), trở thành các vùng sản xuất chính tại miền Trung. 

Một số tỉnh khác như Nghệ An (11.698 ha), Hà Tĩnh (9.479 ha), và Thừa Thiên Huế (8.907 ha) cũng góp phần vào sản lượng cao su của khu vực. Các tỉnh trồng ít hơn bao gồm Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, và Ninh Thuận.

Điều kiện khí hậu ở đây cũng phù hợp, với lượng mưa đủ và nhiệt độ tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho cây cao su phát triển.

Miền núi phía Bắc

Miền núi phía Bắc tuy không có diện tích lớn như các khu vực khác, nhưng vẫn đóng góp khoảng 30.347 ha cao su, chiếm 3,1% diện tích toàn quốc vào năm 2017. Năng suất trung bình đạt khoảng 732 kg/ha/năm. 

Cây cao su chủ yếu được trồng ở các tỉnh là Lai Châu với 12.679 ha, Sơn La 6.039 ha, Điện Biên 4.959 ha, tiếp đến là Lào Cai 2.858 ha, Yên Bái 2.280 ha, Hà Giang 1.514 ha và Phú Thọ với quy mô nhỏ nhất là 17 ha. 

Điều kiện địa hình và khí hậu của vùng núi phía Bắc có phần khắc nghiệt hơn, nhưng cao su vẫn là cây trồng quan trọng giúp cải thiện thu nhập cho bà con nông dân.

Điều kiện tự nhiên lý tưởng cho cây cao su

Cây cao su muốn phát triển tốt và cho mủ nhiều thì cần các điều kiện tự nhiên lý tưởng. Trước hết, cây cao su hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ trung bình trên 24°C và mưa đều từ 1.500 – 2.500mm mỗi năm, không có sương muối và ít bão mạnh trên cấp 8. 

Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng nào
Máy bay nông nghiệp DJI Agras T50

Về đất trồng, cây cao su thích hợp nhất với đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, loại đất này giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt, giúp rễ cây ăn sâu và hút được đủ dưỡng chất. Độ pH lý tưởng cho đất là từ 5,5 – 6,5 để cây hấp thụ tốt nhất.

Địa hình trồng cao su nên bằng phẳng hoặc chỉ dốc nhẹ, độ cao dưới 500m để cây không bị ngập nước hay xói mòn khi mưa lớn. Ngoài ra, cây cao su rất cần ánh sáng mặt trời, nên trồng ở nơi đủ sáng sẽ giúp cây quang hợp tốt và tạo nhiều mủ hơn

Nhờ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới (chỉ sau Ấn Độ ) về sản lượng và xuất khẩu cao su, đóng góp lớn cho nền kinh tế và thu nhập người dân ở các vùng trồng cao su.

Ứng dụng của máy bay nông nghiệp trong trồng cao su

Máy bay phun thuốc cây cao su đang hỗ trợ mạnh mẽ trong việc phát triển diện tích trồng tại Việt Nam nhờ vào những tính năng tiên tiến, bao gồm: 

Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng nào
Máy bay nông nghiệp DJI Agras T25
  • Phun thuốc tự động: Máy bay nông nghiệp có thể phun thuốc cho vườn cao su trên diện tích rộng với độ chính xác cao, giảm đến 90% lượng nước sử dụng và tiết kiệm đến 30% thuốc bảo vệ thực vật so với phương pháp truyền thống.
  • Giám sát cây trồng: Với camera và cảm biến tích hợp, máy bay có thể giám sát sức khỏe cây cao su theo thời gian thực, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh hoặc thiếu dinh dưỡng, giúp tăng năng suất khoảng 20%.
  • Tiết kiệm nhân công: Một máy bay có thể thay thế từ 10-15 công nhân, đặc biệt hiệu quả tại các khu vực rộng lớn như Đông Nam Bộ. Điều này giúp giảm chi phí lao động đáng kể và nâng cao hiệu suất.
  • Nâng cao năng suất: Các biện pháp chăm sóc kịp thời và chính xác nhờ máy bay nông nghiệp có thể giúp tăng sản lượng mủ cao su lên tới 15%, góp phần phát triển bền vững và hiệu quả cho ngành cao su Việt Nam.

Trên đây là những thông tin về cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng nào mà AgriDrone đã giải đáp. Còn nếu bà con đang suy nghĩ về việc đầu tư, AgriDrone tự hào là đơn vị tiên phong trong cung cấp các dòng máy bay nông nghiệp chuyên dụng cho cây cao su. 

Với các sản phẩm hiện đại, dễ vận hành và bền bỉ, máy bay phun thuốc của AgriDrone sẽ là giải pháp giúp bà con tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức trong việc chăm sóc vườn cây như máy bay phun thuốc DJI Agras T50, T40 và T25

Liên hệ ngay AgriDrone chúng tôi hôm nay để nhận được tư vấn chi tiết từ đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm cùng các chương trình ưu đãi hấp dẫn khi đầu tư sớm.

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM

Tôi là Thiên Vũ hiện là CEO AgriDrone Việt Nam là một kỹ sư trẻ với mong muốn luôn phát triển, ứng dụng công nghệ mới và mang lại nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm cùng niềm đam mê với DRONEs, UAM, MetaVerse và AI, tôi hy vọng những kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.

NHẬN TƯ VẤN