Trong chu kỳ sinh trưởng, cây lúa đối mặt với rất nhiều tác nhân gây hại từ thực vật, sâu, bệnh hại. Do đó, việc nắm bắt các giai đoạn phun thuốc cho lúa để phòng ngừa sâu bệnh quyết định rất lớn đến năng suất vụ mùa.
Bà con nông dân cần tự trang bị cho mình kiến thức về các giai đoạn phun thuốc cho cây lúa. Để đảm bảo sử dụng thuốc hiệu quả nhưng vẫn tiết kiệm chi phí, mang lại lợi ích kinh tế cao.
Mục lục
Vì sao cần nắm bắt các giai đoạn phun thuốc cho lúa?
Mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây lúa, nguy cơ từ các tác nhân gây hại là khác nhau: ví dụ như ở giai đoạn gieo sạ, lúa nảy mầm sẽ kèm theo việc cỏ dại nảy mầm nhưng khi lúa đã phát triển khỏe mạnh, chuẩn bị đẻ nhánh, làm đòng thì nguy cơ chủ yếu đến từ các bệnh hại như đạo ôn, vàng lá… Do đó, việc nắm bắt các giai đoạn phun thuốc cho lúa. Về cơ bản sẽ giúp chúng ta có kế hoạch chuẩn bị, phun đúng loại thuốc. Mang lại hiệu quả cao nhất.
Nếu không nắm vững các giai đoạn này, việc phun thuốc tràn lan sẽ dẫn đến tiêu tốn chi phí, hiệu quả thấp. Ảnh hưởng đến năng suất và thậm chí là đến sự an toàn, sức khỏe của người nông dân.
Làm gì trong các giai đoạn này?
Trước khi gieo sạ 1 ngày nên phun thuốc diệt ốc bưu vàng. Ốc bưu vàng là loài có sức sống mạnh, sinh trưởng và phát triển nhanh, độ nguy hại cao. Nên cần ngăn ngừa ngay từ khi cây lúa chưa phát triển.
Sau khi gieo sạ từ 1 đến 3 ngày, cần phun thuốc xử lí cỏ tiền nảy mầm. Sau đó nên phun tiếp thuốc xử lí cỏ hậu nảy mầm trong khoảng 8 – 12 ngày. Trong giai đoạn này, việc phun thuốc tập trung vào ngăn ngừa các loại động vật, thực vật có hại. Đảm bảo cho lúa nảy mầm, bén rễ và phát triển tốt nhất.
Xem thêm: Hiệu quả của thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm Butapro 550EC khi kết hợp với Drone
Khi lúa đạt khoảng 20 ngày tuổi (18 – 25 ngày sau gieo sạ). Cần phun thuốc phòng đạo ôn đợt 1. Sau đó phun tiếp thuốc phòng đạo ôn đợt 2 khi lúa đạt 35 – 40 ngày tuổi.
Trong các giai đoạn phun thuốc cho cây lúa. Khoảng thời gian từ 35 – 40 ngày tuổi là mấu chốt nhất do lúa bắt đầu bắt đầu làm đòng. Quyết định trực tiếp đến năng suất lúa. Do đó cần chú trọng phun đúng liều lượng, loại thuốc để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Tiếp theo, khi lúa đạt 55 – 60 ngày tuổi là thời điểm phun thuốc phòng đạo ôn, lem lép hạt, vàng lá, khô vằn đợt 1. Đợt 2 phòng các bệnh này là khi lúa đạt 65 – 70 ngày tuổi. Cuối cùng, trước khi thu hoạch khoảng 15 – 20 ngày. Nên phun thêm một đợt thuốc ngừa bệnh lem lép hạt, vàng lá.
Sử dụng máy bay nông nghiệp: Giải pháp nhanh chóng và hiệu quả
Trong nhiều năm, nông dân dựa vào các phương pháp truyền thống như phun thuốc thủ công tốn nhiều công sức.
- Chủ động thời gian phun thuốc với khả năng phun ban đêm.
- Thời gian phun thuốc nhanh 10 – 15 phút/ha.
- Tiết kiệm chi phí: giảm nhân công, giảm 90% nước, giảm 30% thuốc.
- Dễ dàng ứng dụng cho nhiều loại cây trồng và địa hình khác nhau.
- Đường bay được thiết lập sẵn, phun đồng đều, chính xác.
Trên đây là lí do cần nắm vững và lịch trình các giai đoạn phun thuốc cho lúa cơ bản được AgriDrone.vn tóm tắt, hi vọng sẽ giúp bà con nông dân lên kế hoạch phun thuốc hợp lí, hiệu quả, tăng năng suất trong những vụ mùa sắp tới.
Hiệu quả của thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm Butapro 550EC khi kết hợp với Drone