Bón phân thúc là gì? & Loại phân nào dùng bón thúc là chính?


Bón phân thúc là kỹ thuật bón phân quan trọng trong việc thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vậy kỹ thuật bón phân thúc là gì, sử dụng loại phân nào để bón thúc và cách bón phân thúc ra sao?

Hãy cùng AgriDrone Việt Nam tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật bón phân này trong bài viết sau đây.

Bón phân thúc là gì?

Bón phân thúc là kỹ thuật bón phân nhằm mục đích bổ sung thêm chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, kỹ thuật bón phân này được áp dụng vào một số giai đoạn nhất định, khi nhu cầu dinh dưỡng của cây gia tăng chứ không phải sử dụng trong toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Nếu như bỏ lỡ bón thúc vào những giai đoạn quan trọng thì cây sẽ phát triển kém, dễ bị nhiễm bệnh, năng suất và chất lượng giảm.

bon phan thuc la gi 01

Các loại phân thường được sử dụng để bón thúc

Bón thúc có vai trò rất quan trọng đối với việc tăng năng suất cây trồng, việc sử dụng loại phân nào để bón thúc còn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển.

Bón thúc thời kỳ sinh trưởng, sinh dưỡng

Giai đoạn này cây trồng bắt đầu lớn nhanh, phân cành ra lá, vươn lóng, bón phân thúc vào lúc này sẽ làm tăng tốc độ phát triển, giúp cây trồng mau lớn và khỏe mạnh.

Bón thúc ở giai đoạn này nên sử dụng phân đạm, lân, kali hoặc sử dụng hỗn hợp phân bón NPK với hàm lượng lân và kali vừa phải, hàm lượng đạm cao. Có thể sử dụng một số loại phân bón như: Đạm SA, Đạm Urê, NPK 30-10-10, NPK 25-10-10, NPK 19-9-19,….

Bón thúc nụ, thúc hoa

Nên bón vào trước thời điểm cây nở hoa khoảng 25 – 30 ngày, tùy thuộc loại cây trồng. Bón thúc ở giai đoạn này có vai trò cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng, tác động đến quá trình phân hóa mầm hoa, tạo điều kiện thuận lợi cho cây ra hoa nhiều, ra hoa đồng loạt.

Sau khi đậu quả:

Sau khi cây đậu quả, bà con nên bón thúc thêm một lần nữa để bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng quan trọng để nuôi quả, gia tăng năng suất và chất lượng quả.

Tùy thuộc vào loại cây trồng mà thời gian bón phân khác nhau. Với các loại cây rau lấy quả (như mướp, cà chua, su hào, bí, dưa chuột,…) nên bón thúc vào khoảng 45 ngày từ thời điểm trồng cây. Đối với các loại cây thân gỗ ăn quả, thời gian bón thúc vào khoảng 30 – 45 ngày sau khi đậu quả.

Trong giai đoạn nuôi củ, cây cần tích lũy đường, do đó bà con nên bón thúc bằng các loại phân bón có hàm lượng kali và đạm cao như Kali Sunphat, NPK 15.5.25, NPK 15.5.30,…

Ngoài ra, nên kết hợp bón bổ sung bón phân trung lượng, vi lượng tùy theo đặc điểm của từng loại cây để đảm bảo sự phát triển hài hòa, đầy đủ cho cây trồng.

Cách bón thúc cho từng loại cây trồng

Đối với mỗi loại cây trồng, chúng ta sẽ có quy trình bón thúc khác nhau.

Cách bón thúc cho các loại rau: 

bon phan thuc la gi 02

Chẳng hạn như cải xanh, cà chua, cải bắp,… đa phần là các loại cây ngắn ngày. Thông thường bà con nên tiến hành bón thúc 3 lần vào các thời điểm sau:

  • Lần 1: sau khi cây bắt đầu hình thành 2-3 cặp lá thật, sau khi trồng từ 8 – 10 ngày, bà con bón thúc để tăng tốc độ phát triển của cây, giúp cây khỏe mạnh;
  • Lần 2: vào thời điểm sau khi trồng từ 22 – 25 ngày tiến hành bón lúc cây ra hoa;
  • Lần 3: vào thời điểm sau khi trồng từ 40 – 45 ngày, bà con bón lúc cây đang nuôi quả.

Cách bón thúc cho các loại cây ăn quả:

Đối với các loại cây ăn quả, bà con sẽ bón thúc 2-3 lần mỗi năm, tùy theo chu kỳ ra hoa – kết quả. Thời gian bón thúc nên được chia ra các lần như sau:

  • Trước khi cây ra hoa: Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cây hấp thụ để tăng thêm số lượng hoa, đảm bảo hoa ra nhiều, ra hoa đồng loạt.
  • Sau khi đậu quả: Cung cấp cho cây các chất dinh dưỡng phù hợp cho giai đoạn nuôi quả.
  • Sau khi thu hoạch quả: Sau khi thu hoạch quả, cây thường rơi vào trạng thái yếu do một thời gian phải nuôi trái, việc bón thúc nhằm mục đích bổ sung dinh dưỡng, kích thích cây phát triển thêm các bộ phận rễ, mọc thêm cành mới nhằm thay thế cho những bộ phận cũ, yếu, không còn khả năng phát triển.

Cách bón thúc cho các loại cây công nghiệp

Các loại cây công nghiệp lâu năm (cà phê, ca cao, hồ tiêu…) có thể bón thúc 2 lần/năm vào các thời điểm như đầu mùa mưa, cuối mùa mưa hoặc chia 3 lần bón vào các thời điểm đầu, giữa và cuối mùa mưa.

Ứng dụng công nghệ cao rải phân bón cho cây trồng

Bón phân là một trong những khâu quan trọng trong quá trình canh tác nông nghiệp. Công việc bón phân thường tốn rất nhiều thời gian và nhân công nếu như thực hiện bằng phương pháp thủ công.

Công việc bón phân thủ công năng suất không cao và còn ảnh hưởng tới sức khỏe của người nông dân, khi bón phân trên diện tích ruộng lớn thì sẽ tốn nhiều chi phí thuê thêm nhân công hoặc có thể bỏ sót khiến năng suất giảm.

gia cam quyt 3

Để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nhân công thì việc đem máy móc vào sản xuất gieo trồng là giải pháp cần được áp dụng.

Ứng dụng máy bay không người lái rải phân bón cho cây trồng là một giải pháp mang tính cách mạng trong canh tác nông nghiệp, giảm chi phí tối đa nhân lực, nâng cao năng suất gieo trồng, bảo vệ sức khỏe người nông dân.

Máy bay nông nghiệp AgriDrone Việt Nam cung cấp giải pháp máy bay nông nghiệp không người lái có chức năng rải phân bón cho cây trồng như: máy bay DJI Agras T20, DJI Agras T30, DJI Agras T20P, DJI Agras T40… với công suất lớn, hỗ trợ đắc lực cho nhà nông.

Trong xu th cơ giới hóa nông nghiệp, việc ứng dụng máy bay không người lái rải phân bón, phun thuốc sâu, gieo hạt giống là xu hướng tất yếu, giúp tăng năng suất, tiết kiệm thời gian, chi phí, an toàn cho sức khỏe con người và tăng hiệu quả kinh tế cho nhà nông.

Bón phân thúc là bón vào thời điểm nào?

48
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM
NHẬN TƯ VẤN