Bệnh đỏ lá lúa nguyên nhân & cách xữ lý hiệu quả nhất


Hiện nay có nhiều diện tích lúa bị bệnh đỏ lá lúa khiến bà con hoang mang. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì và cách xử lý như thế nào?

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây lúa thường xuyên phải đối mặt với các loại sâu bệnh hại lúa. Sâu bệnh hại không chỉ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, dẫn đến giảm sản lượng lúa khi thu hoạch, mà còn làm cho bà con nông dân tốn kém chi phí để phòng trừ. Một trong số những bệnh hại lúa hiện nay bà con cần lưu ý đó là bệnh đỏ lá lúa.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đỏ lá lúa

benh do la lua 01

Cây lúa bị bệnh đỏ lá sẽ có những dấu hiệu như sau: Các lá thứ 3 từ nõn hay lá đòng, đều bị vàng đỏ phần nửa chóp, sau đó lan đến tận phần tai, thời kỳ cây lúa đang bước vào phân hóa đòng đến thập thò trổ bông. Ban đầu bệnh xảy ra ở từng khóm, chòm sau đó lây lan cả ruộng; số ruộng còn đang phân hóa đòng thì tốc độ chậm hơn.

Nếu bà con quan sát ở các thời điểm sáng sớm, đang trưa và chiều tối của hai ngày liên tục thì sẽ thấy các mô tế bào ở phần lá bị vàng đỏ không có biểu hiện trương sũng đẫy nước mà đều khô xác như nhau. 

Các chuyên gia cho biết, bệnh đỏ lá lúa thường xảy ra tập trung ở những ruộng không chủ động được nước tưới, bị mất nấm, bón thừa đạm hoặc bón lai rai. Một số giống lúa bị nặng là Bắc thơm 7, T10, RVT, KM18….

Nguyên nhân gây bệnh đỏ lá lúa

Nắm bắt được nguyên nhân gây bệnh đỏ lá lúa sẽ giúp bà con tìm ra hướng xử lý phù hợp và hiệu quả.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, nguyên nhân gây ra bệnh đỏ lá trên cây lúa đó là do công tác chăm bón và tưới dưỡng chưa đảm bảo và kịp thời.

Khi thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao, độ ẩm không khí thấp, khả năng chống chịu của từng giống có hạn, nếu cây lúa không được chăm sóc khỏe mạnh thì rất dễ bị nhiễm bệnh.

Bà con cần quan sát, kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và tiến hành các biện pháp khắc phục kịp thời, giảm thiểu tối đa những tác hại do bệnh gây ra, cũng như giảm thiểu chi phí để khắc phục bệnh, đảm bảo năng suất mùa vụ khi thu hoạch.

Xử lý bệnh đỏ lá lúa như thế nào?

benh do la lua 02

Để phòng bệnh đỏ lá lúa, bà con cần chú ý kết hợp các biện pháp canh tác cùng với chăm sóc, bón phân cho cây lúa đầy đủ để cây lúa khỏe mạnh, có sức chống chịu với sâu bệnh.

Để xử lý bệnh đỏ lá lúa, bà con nông dân cần kịp thời bơm dẫn nước vào ruộng, duy trì ở mức từ 2 – 3cm nhằm điều hòa thân nhiệt, tăng cường sức khỏe, đồng thời tăng cường quá trình trao đổi chất cho cây lúa. 

Ngoài ra, bà con cần tiếp tục điều tra phát hiện các đối tượng hại lúa như sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, các bệnh do vi khuẩn, bệnh đen lép hạt, đạo ôn cổ bông và phun trừ sâu bệnh khi đến ngưỡng theo quy định của cơ quan bảo vệ thực vật ở từng địa phương.

Hiện nay để phun xịt thuốc trừ sâu bệnh hại, Máy bay nông nghiệp AgriDrone Việt Nam mang đến cho bà con giải pháp máy bay xịt thuốc trừ sâu của DJI được ứng dụng rất rộng rãi với những dòng máy bay hiện đại, nhiều tính năng thông minh, công suất lớn, hoạt động hiệu quả như DJI Agras T10, DJI Agras T20, DJI Agras T30, DJI Agras T40, DJI Agras T20P.

Các thiết bị máy bay nông nghiệp của DJI được tích hợp nhiều chức năng trong một thiết bị: từ sạ lúa, rải phân, đến phun thuốc… Sử dụng máy bay nông nghiệp phun xịt thuốc trừ sâu bệnh cho cây lúa giúp bà con tiết kiệm chi phí. Bao gồm chi phí nhân công, tiết kiệm nguyên liệu, thời gian và công sức. Với khả năng điều chỉnh lưu lượng trong quá trình phun, việc phun xịt bằng máy bay phun thuốc trừ sâu giúp tiết kiệm thuốc trừ sâu, đảm bảo không xảy ra tình trạng tồn dư lượng thuốc thừa trên lúa. Lúa được phun đồng đều, chính xác, không bỏ sót, tăng hiệu quả trừ sâu bệnh, an toàn cho con người do không phải tiếp xúc với hóa chất độc hại.

Trên đây là những thông tin về bệnh đỏ lá lúa và các biện pháp khắc phục. Chúc bà con mùa màng bội thu.

Bệnh thối thân lúa nguyên nhân & cách phòng trừ

0/5 (0 Reviews)
NHẬN TƯ VẤN