Thời vụ lúa ở miền Nam có cơ cấu khoa học


Bất kể loại cây trồng nào cũng cần có lịch thời vụ khoa học để thu được sản lượng cao và giúp đất được cải tạo nhanh. Đặc biệt với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long cần cho đất được nghỉ ngơi hợp lý. Bài viết dưới đây, AgriDrone Việt Nam đã chọn lọc những thông tin hữu ích cho bà con nông dân nắm bắt thời vụ lúa ở miền Nam chính xác để canh tác khoa học hơn. 

Có nên sản xuất lúa nước liên tiếp 3 vụ/năm

Đứng trước tình hình hạn mặn hay còn được biết đến là xâm nhập mặn đang diễn ra ngày một nghiêm trọng. Với tỉnh Kiên Giang, các chuyên gia nông nghiệp cho rằng không nên sản xuất lúa liên tiếp 3 vụ/năm. Tính đến giữa tháng 5 năm 2020, tình trạng thiếu nước đầu vụ đã diễn ra. Chính vì thế, sau vụ đông xuân nông dân cần phải cày bừa, làm đất và gieo trồng theo đúng lịch thời phụ được sắp xếp từ trước.

su chuyen dich co cau mua vu lua 2

Lịch tại tỉnh Kiên Giang:

Đợt 1: 20/3 – 30/3 gieo một phần đất đối với các huyện như Tân Hiệp, Giồng Riềng, Giang Thành.

Đợt 2: 15/4 – 25/4 gieo phần còn lại của huyện như Tân Hiệp, Giồng Riềng và tiếp một phần của huyện Châu Thành, Hòn Đất.

Đợt 3: 15/5 – 25/5, gieo ở các tỉnh phía Bắc quốc lộ 80 thuộc Tứ giác Long Xuyên, phía Tây sông Hậu và Gò Quao.

Đợt 4: 5/6 – 25/6, tiếp tục gieo các tỉnh phía Nam quốc lộ 80, các vùng ven sông Cái Bé, sông Cái Lớn, và vùng U Minh Thượng.

Những ô nhiễm môi trường tích tụ nhiều năm đã gây nên sự biến đổi khí hậu toàn cầu ít nhiều. Ngày nay, việc sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu đã giải quyết được vấn đề nan giải đó. Nhờ vào hệ thống xác định mục tiêu, phun thuốc chính xác đã giảm thiểu đáng kể dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến môi trường đất và không khí. 

Các vụ lúa chính của đồng bằng sông Cửu Long

Vụ đông xuân, là vụ ngắn ngày, nông dân thường bắt đầu trồng vào tháng 11 – 12 (cuối mùa mưa) và thu hoạch vào đầu tháng 4 (mùa nắng).

co cau mua vu lua nuoc ta thay doi gi 2

Vụ hè thu, cũng là vụ ngắn ngày, bắt đầu trồng từ tháng 4 và thu hoạch vào giữa tháng 8.

Vụ mùa, nông dân bắt đầu gieo từ tháng 5 đến tháng 6 và thu hoạch vào tháng 11. Loại lúa trồng trong thời gian này phải thích nghi được với lượng nước nhiều.

Tại đồng bằng sông Cửu Long vẫn sử dụng hai phương pháp trồng lúa và cấy lúa và sạ lúa. Tùy vào đặc điểm địa hình để có lựa chọn thích hợp.

Giống lúa thích hợp cho đồng bằng sông Cửu Long

Một số giống lúa cho năng suất cao như OM10041, giống lúa D23, giống lúa C56, …. đặc biệt với giống lúa OM10041 có thể chịu được các loại bệnh vàng lùn hay lùn xoắn lá. Loại giống này thích hợp để trồng tại các tỉnh Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần thơ, Bạc Liên, Trà Vinh cho năng suất rất cao. Đây là giống lúa ngắn ngày 90 – 95 ngày với lúa cấy, 85 – 90 ngày với lúa sạ. Cây khỏe, thân cứng, ngon cơm và có khả năng thích ứng cao với môi trường. Tuy nhiên giống OM10041 này hay mắc bệnh rầy nâu và đạo ôn gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

Giờ đây, những vụ lúa ở miền Nam sẽ có thêm người bạn động hành là máy bay phun thuốc. Không chỉ ở miền Nam mà hệ thống AgriDrone đã có mặt dọc khắp Việt Nam để đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhà nông mọi lúc mọi nơi.

0/5 (0 Reviews)
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM
NHẬN TƯ VẤN