Sâu bệnh hại nhãn & các loại bệnh thường gặp


Nhãn là một loại cây ăn quả vùng nhiệt đới và ôn đới được trồng nhiều ở nước ta những năm gần đây do hiệu quả kinh tế cao. Việc phòng trừ sâu bệnh hại nhãn là vô cùng quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng quả.

Cùng AgriDrone Việt Nam tìm hiểu một số loại sâu bệnh hại nhãn thường gặp:

Các bệnh hại thường gặp trên cây nhãn

Bệnh cháy lá trên cây nhãn

Tác nhân gây bệnh này là nấm Pestalotia paraguariensis sinh ra. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, nhất là ở các lá già và lá bánh tẻ. Biểu hiện ban đầu của bệnh là những chấm nhỏ, ỏ giữa hoặc đầu lá màu nâu đen, về sau vết bệnh lân lên có hình tròn hoặc góc cạnh, lan rộng trên phiến lá tạo thành những mảng cháy màu nâu, trên đó có những đường vân màu nâu xám, nhạt. Giữa lá và phần xanh của vết bệnh có ranh giới rõ rệt. Đáng chú ý trên vết bệnh lâu ngày có những hạt nhỏ li ti màu đen. Sau đó, lá bị vàng khô và rụng.

Để phòng trừ bà con cần tiến hành cắt tỉa, thu gom, tiêu hủy các lá bệnh sau mỗi đợt thu hoạch. Nên tưới nước, bón phân đầy đủ cho cây, nhất là phân hữu cơ.

Phun thuốc phòng trị bệnh bằng thuốc gốc Mancozeb theo liều lượng hợp lý theo chỉ dẫn.

Bệnh phấn trắng trên cây nhãn

Bệnh khiến cho hoa nhãn bị xoắn vặn, khô cháy, quả non bị nhiễm bệnh sẽ nhỏ và có màu nâu, vỏ quả bị đóng phấn trắng nhất là ở vùng gần cuống. Còn những quả lớn hơn nếu nhiễm bệnh thường bị thối và chuyển sang màu nâu từ cuống quả, sau đó chuyển sang màu nâu đen và lan dần đến cả quả.

may bay phun thuoc cho cay nhan 1

Để phòng trừ, bà con cần làm cho vườn thoáng, ánh sáng xuyên qua được tán lá sẽ hạn chế sự phát triển của bệnh. Phun một số loại thuốc bảo vệ thực vật như Benomyl, Topsin M, Tilt hay Nuetar… với nồng độ hợp lý theo chỉ dẫn, có thể phun thuốc vào giai đoạn trước khi ra hoa.

Đốm mốc xanh, mốc xám trên lá nhãn

Trên lá xuất hiện các đốm mốc màu xanh, xám kích thước từ 1 – 3mm, phát triển dày đặc trên mặt lá bén trong, có thể thấy lấm tấm các ổ nấm đen. Các đốm này có thể là do rêu hay địa y gây ra và thường không gây thiệt hại nhiều cho cây nhưng có thể làm cho cây bị suy yếu dần.

Biện pháp phòng trừ: Dọn vườn, tỉa cánh cho thông thoáng. Sau đó, phun các loại thuốc gốc đồng hay hỗn hợp phèn – vôi thì sẽ hạn chế các bệnh này.

Các bệnh khác: Bệnh thối rễ, Bệnh khố cành (Phoma sp.), Bệnh đỏm bổ hóng, Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeopsoriodes), Bệnh đấm rong, Bệnh chùn ngọn (bệnh chổi rồng)…

Các loại sâu hại thường gặp trên cây nhãn

Bọ xít:

Là một trong những loại sâu hại quan trọng nhất đối với nhãn, vải. Chúng thường đẻ trứng ở mặt dưới lá nhãn thành từng ổ, mỗi ổ có từ 12 – 14 trứng màu xanh lục.

Sau khi đẻ từ 9 – 12 ngày thì trứng nở thành sâu non, sau đó bọ xít non và bọ xít trưởng thành đểu dùng vòi cắm vào để chích hút những chồi non, cuống hoa và những chùm quả non làm cho chồi và chùm hoa bị héo, quả non bị rụng, quá lớn bị thối gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả.

bo

Bọ xít dùng vòi chích hút chỗ tiếp giáp của 2 vỏ trấu để hút chất sữa làm hạt lép hoặc lửng.

Biện pháp phòng trừ: Vào khoảng tháng 11, tháng 1 hàng năm bà con tiến hành bắt bọ xít vào những đêm tối trời, thời tiết lạnh, rung cây cho bọ xít rớt xuống để bắt và ngắt các lá có ố trứng đốt đi. Ngoài ra có thể phun thuốc diệt bọ xít, tốt nhất là vào giai đoạn sâu non chưa bay được.

Xén tóc dục vỏ và thân nhãn:

Theo quan sát xén tóc đẻ trứng vào tháng 5, tháng 6. Sâu thường gây hại từ vụ Xuân đến vụ Thu. Ban đầu, sâu non gặm vỏ quanh thân cây thành một đường hào, sau đó đục vào thân làm cho nhiều cây nhãn to bị chết.

Nếu phát hiện sớm bà con có thể dùng tay bắt, còn khi sâu đã đục vào thân rồi cần dùng gai mây hay sợi thép cho vào trong lỗ ngoáy kéo sâu ra, có thể bơm thuốc vào trong, rồi bịt lỗ lại bằng đất sét, bơm Polytrin 0,2%, Sumicidin 0,2% vào các lỗ đùn trên thân cây hoặc lấy bông thấm thuốc nhét vào các lỗ bị sâu đục làm cho sâu bị chết.

Bên cạnh đó, sau khi thu hoạch quả, bà con nên cắt tỉa, vệ sinh vườn, dùng nước vôi đặc quét lên gốc cây ngăn không cho sâu trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ hở của thân cây.

Rệp sáp giả

Đây là một trong những loài gây hại thường gặp trên cây nhãn, chúng gây hại bằng cách cả con trưởng thành và con rệp non đều chích hút nhựa ở những bộ phận mà chúng đeo bám làm cho đọt non, lá non quắt lại không phát triển được, bông và quả non có thể bị rụng hoặc bị còi cọc chậm lớn. Quả nhãn bị rệp gây hại nếu không rụng thì ăn cũng rất nhạt. Nếu bà con không phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ kịp thời, để chúng tích lũy vối mật số cao, gây nặng sẽ gây thất thu rất nghiêm trọng, nhất là vào mùa khô.

benh cay nhan

Một số loại sâu hại khác: Sâu đục gân lá, Sâu đục nõn, Châu chấu xanh hại nhãn, Sâu đục quả nhãn, Dơi hại nhãn…

Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho nhãn bằng máy bay không người lái

Trên đây là một số loại sâu bệnh hại trên cây nhãn thường gặp. Để phòng trừ sâu bệnh hại cho cây nhãn, hiện nay phương pháp sử dụng máy bay phun thuốc không người lái rất được ưa chuộng nhờ những ưu điểm như: nhanh chóng, tiết kiệm nhân công, tiết kiệm chi phí, an toàn cho sức khỏe, bảo vệ môi trường, tăng năng suất và chất lượng quả khi thu hoạch.

Bà con quan tâm đến giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây nhãn, xin vui lòng liên hệ AgriDrone Việt Nam để được tư vấn cụ thể.

0/5 (0 Reviews)
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM
NHẬN TƯ VẤN