Sâu bệnh hại lúa vụ Hè Thu gồm những loại nào?


Thời tiết vụ Hè Thu là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh hại lúa phát sinh và gây hại. Bà con cần nắm được các loại sâu bệnh hại lúa vụ Hè Thu và các biện pháp phòng trừ sau đây.

Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa vụ Hè Thu

Sâu cuốn lá nhỏ là một trong những loại sâu bệnh hại lúa vụ Hè Thu thường gặp.

Đặc điểm nhận biết: Ngài thân dài: 8-10mm, màu vàng nâu. Trên cánh có hai vệt ngang hình lượn sóng, màu tro, ở rìa ngoài của cánh có viền màu nâu sẫm hoặc xám. Trứng hình bầu dục, có màu vàng nhạt, dài khoảng 0.5mm. Sâu non có 5 tuổi, khi đẫy sức sâu dài trên 15mm màu xanh lá mạ. Nhộng dài 7-10mm, màu nâu nhạt.

sau benh hai lua vu he thu 01

Đặc điểm gây hại: Ngài thường vũ hoá và đẻ trứng vào ban đêm, ban ngày chúng ẩn náu trong khóm lúa. Mỗi con cái có thể đẻ trên 50 trứng. Sâu ăn mô lá màu xanh có diệp lục tố, chỉ chừa lại lớp biểu bì màu trắng, ruộng lúa bị hại trông xơ xác nhìn từ xa thấy bạc trắng. Mỗi một con sâu non có thể phá hại 5-9 lá. Khi đẫy sức chúng cắn đứt 2 mép lá, nhả tơ làm thành bao kín và hóa nhộng trong đó. Sâu phá hại mạnh nhất vào giai đoạn lúa đẻ nhánh và làm đòng đến trỗ bông. Lá lúa bị sâu ăn mất diệp lục nên khả năng quang hợp bị giảm, lúa sinh trưởng kém, hạt bị lép, làm năng suất thất thu nghiêm trọng.Vết sâu cắn tạo điều kiện cho vi khuẩn bệnh cháy bìa lá xâm nhập và gây hại.

Để phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, bà con nên gieo trồng với mật độ hợp lý (không quá dày và không quá thưa), sử dụng phân bón hợp lý. Khi sâu hại nặng với mật số cao (15-20 lá bị hại/m2) ở giai đoạn lúa trổ (65 – 70 NSKS) thì sử dụng thuốc đặc trị như : Akka, Apamex, Aremex, Regent 800WG, Padan 95, Vitako, Amate…

Khi bà con quan sát thấy bướm sâu cuốn lá nở rộ, thì 07 ngày sau đó phun các loại thuốc trên là tốt nhất.

Sâu đục thân hại lúa vụ Hè Thu

Sâu đục thân là một trong những sâu bệnh hại lúa vụ Hè Thu bà con cần chú ý.

Bà con nên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sâu sớm và xử lý, đưa nước vào ruộng mức 10 – 15 cm để hạn chế sâu đục xuống gốc. Đối với những khu vực có tỷ lệ sâu hại cao thì bà con có thể sử dụng các loại thuốc hóa học để phun phòng trừ như: Padan 95SP, Vithadan 95WP, Reagt 800WG, Patox 95SP, Marshal 200SC, Regent 800WG…

Ốc bươu vàng hại lúa vụ Hè Thu

sau benh hai lua vu he thu 02

Ốc bươu vàng cũng là một trong những đối tượng gây hại lúa nghiêm trọng vào vụ Hè Thu. Do thời tiết nắng nóng, ốc vùi vào trong đất nên chúng ta không tiêu diệt được ngay từ đầu vụ. Khi cho nước vào bón phân lần 1, lúc này ốc bươu vàng sẽ bò lên cắn lúa, khi đó bà con kết hợp sử dụng thuốc bả mồi (Toxbai 5kg/ha, Tomahawk 20kg/ha) rồi trộn với phân rải đều trên ruộng.

Bù lạch ( bọ trĩ) hại lúa vụ Hè Thu

Đối tượng hại lúa vụ Hè Thu này xuất hiện sớm ở giai đoạn lúa 5 – 10 ngày sau khi sạ ở những ruộng lúa phát triển kém, thiếu nước, thường gặp ở vụ Hè Thu.

Triệu chứng: Bà con có thể quan sát thấy lúa bị vàng, đọt bị cuốn từ mép vào, khi nhúng ướt tay vuốt nhẹ ngang đọt lúa thì trên tay sẽ thấy những con bọ trĩ nhỏ li ti có màu từ vàng nâu đến nâu sậm bám vào.

Để phòng trị bọ trĩ hại lúa, bà con có thể phòng ngừa bằng cách xử lý giống khi ngâm ủ. Trị bọ trĩ bằng cách cung cấp nước và dinh dưỡng (phun phân bón lá có hàm lượng lân (P2O5) cao) cho cây lúa phát triển rễ, sau đó bà con tiến hành bón phân thúc đợt 1 sớm ( 7 – 10 NSKS) giúp cây lúa nở lá, nở đọt. Bọ trĩ không còn nơi ẩn náu và sẽ bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời.

Có thể sử dụng loại thuốc hóa học: Regen xanh 1gói/bình máy.

Bệnh khô vằn hại lúa vụ Hè Thu

Bệnh khô vằn là bệnh hại lúa vụ Hè Thu bà con cần lưu ý. Vào vụ Hè Thu, bệnh sẽ tiếp tục gây hại trên diện rộng, nhất là ở những chân ruộng gieo sạ dày, thấp trũng, bón thừa đạm.

benh kho van hai lua

Để phòng trừ bệnh khô vằn, bà con cần kiểm tra ruộng và phun trừ kịp thời khi bệnh mới xuất hiện bằng các loại thuốc hóa học như Validacin 5L, Valivithaco 5SC, Vivadamy 5WP, Nevo 330EC…, đồng thời kết hợp với vệ sinh cỏ bờ ruộng sạch sẽ, hạn chế nấm bệnh lây lan.

Bệnh lem lép hạt hại lúa vụ Hè Thu

Vào vụ Hè Thu, bệnh lem lép hạt sẽ phát sinh và gây hại nặng ở giai đoạn lúa trổ- chín. Để phòng trừ, bà con cần theo dõi và phun phòng trừ nấm bệnh vào lúc lúa bắt đầu trổ 3- 5%. Sau đó phun lại lần 2 khi lúa trổ xong bằng các loại thuốc hóa học như Titlsuper 300EC, Anvil 5SC, Sagograin 300EC, Nevo 330EC, Nativo 750WG,…

Ngoài ra, bà con cần phòng trừ tốt nhện gié, rầy nâu, bệnh khô vằn,… để hạn chế gây lép hạt.

Phun thuốc trừ sâu bệnh cho lúa bằng máy bay không người lái

Để việc phun thuốc trừ sâu bệnh cho lúa vụ Hè Thu đạt hiệu quả cao và tiết kiệm, AgriDrone giới thiệu giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu với các dòng máy bay không người lái mới nhất hiện nay là: máy bay phun thuốc DJI Agras T40, máy bay phun thuốc DJI Agras T20P.

Máy bay được trang bị công nghệ hiện đại, thời gian phun nhanh chóng (khoảng 10 phút/ha), công suất gấp hơn 20 lần lao động thủ công, tiết kiệm chi phí, an toàn cho sức khỏe, không gây thất thoát lúa, phun đồng đều và chính xác, giúp tăng năng suất lúa khi thu hoạch.

Bà con quan tâm xin vui lòng liên hệ AgriDrone Việt Nam để được tư vấn cụ thể.

0/5 (0 Reviews)
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BAY AGRIDRONE VIỆT NAM
NHẬN TƯ VẤN