Để cây cà phê phát triển ổn định và bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân thì việc phòng trừ sâu bệnh hại cà phê rất quan trọng. Cùng AgriDrone tìm hiểu các loại sâu bệnh hại cà phê và cách phòng trừ.
Trong những năm qua, tình hình sâu bệnh gây hại trên cây cà phê diễn biến rất phức tạp. Theo Cục bảo vệ thực vật, có 18 loại sâu bệnh hại chính trên cây cà phê. Trong đó xuất hiện phổ biến nhất là các loại sâu bệnh sau: rệp sáp, ve sầu hại rễ, sâu đục thân, đục cành, đục quả; bệnh gỉ sắt và các loại bệnh nấm…
Mục lục
Sâu đục thân, đục cành
Sâu đục thân là loại sâu thường đục một lỗ nhỏ trên thân cành cây, chúng chui sâu vào bên trong và làm thành một lỗ rỗng lớn khiến thân cây không tiếp xúc được với chất dinh dưỡng dẫn đến chết hàng loạt. Sâu đục thân thường phát triển mạnh vào các tháng mùa khô và bắt đầu phá hại từ tháng 9 – 10 và cao điểm là tháng 12 và tháng 1 năm sau.
Rệp sáp hại cà phê
Rệp sáp là một trong những loại sâu bệnh hại cà phê thường gặp nhất. Chúng gây hại trên diện rộng, không chỉ gây mất năng suất mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê thành phẩm.
Rệp sáp gây hại trên cây cà phê từ giai đoạn kiến thiết cơ bản đến thời kỳ kinh doanh. Rệp sáp xuất hiện và gây hại quanh năm, hại thân, lá, cành, quả…tập trung gây hại ở các phần non của cây như lá non, chồi non, chùm hoa, quả non. Chúng hút chất dinh dưỡng của hoa, quả non làm giảm khả năng đậu quả.
Thời điểm rệp sáp xuất hiện nhiều nhất là vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 4, đây là giai đoạn mùa khô từ khi cây ra hoa và hình thành quả, mùa mưa đến thì mật độ rệp sẽ giảm dần.
Bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê
Bệnh xuất hiện và gây hại trên các bộ phận quả, cành, lá. Bệnh này gây hại nặng trên quả Cà phê chè, trên Cà phê vối thường xuất hiện dưới triệu chứng thối đen đầu quả làm rụng non.
Biểu hiện đầu tiên của bệnh bà con có thể nhận thấy đó là những vết nhỏ màu vàng nâu hay nâu trên quả, cành lá. Vết bệnh sau đó sẽ lan rộng ra và có màu nâu sẫm, vết bệnh lõm sâu xuống so với các vùng lân cận. Vết bệnh lan dần khắp vỏ quả, cành lá làm các bộ phận này đen, khô và rụng.
Tại Tây Nguyên, bệnh này phát triển từ đầu mùa mưa, gây hại nặng nhất vào khoảng tháng 10.
Sử dụng các loại thuốc phòng trừ:
-
Abenix 10FL (Albendazole 10%) sử dụng với nồng độ 0,25 – 0,3% (pha khoảng 25- 30ml thuốc vào bình 10 lít phun ướt đều toàn cây, phun làm 2 lần cách nhau 7 ngày).
-
Chevin 5SC (Hexaconazole 5%): Sử dụng 1 – 2lít thuốc/ha, pha 40 – 60ml thuốc/bình 16lít nước, phun ướt đẫm tán lá cà phê. Nếu bệnh nặng phun lần 2 cách lần đầu 7 ngày.
Bệnh gỉ sắt trên cây cà phê
Triệu chứng: Ở mặt dưới lá xuất hiện những chấm nhỏ có màu vàng nhạt trông như những giọt dầu. Giữa những vết bệnh sau đó xuất hiện lớp bột màu vàng cam, đó chính là bào tử của nấm gỉ sắt. Sau đó vết bệnh dần chuyển sang màu trắng, từ trung tâm ra ngoài và cuối cùng là những vết cháy màu nâu đen trên lá. Các vết cháy có thể liên kết với nhau dẫn đến việc cháy toàn bộ lá. Bệnh nặng khiến cho cây bị hết lá, khô cành, năng suất kém rồi chết.
Sử dụng các loại thuốc phòng trừ:
-
Abenix 10FL (Albendazole 10%) sử dụng với nồng độ 0,25 – 0,3% (pha 25 – 30ml thuốc vào bình 10 lít phun ướt đều toàn cây, phun làm 2 lần, giữa các lần cách nhau 7 ngày).
-
Chevin 5SC (Hexaconazole 5%): Lượng dùng 1 – 2lít thuốc/ha, pha 40 – 60ml thuốc/bình 16lít nước, phun ướt đẫm tán lá cà phê. Nếu bệnh nặng bà con có thể phun lần 2 cách lần đầu 7 ngày.
Bệnh nấm trên cây cà phê
Triệu chứng: trên quả hay cành cà phê xuất hiện những chấm rất nhỏ, màu trắng giống như bụi phấn. Lớp phấn này chuyển dần sang màu hồng. Bệnh thường xuất hiện ở mặt dưới cành và cuốn quả làm cành bị chết khô, quả héo và rụng non.
Bệnh phát triển trong điều kiện độ ẩm cao, có nhiều ánh sáng, do đó trên cây cà phê bệnh thường xuất hiện ở tầng giữa và tầng trên, ít thấy ở tầng dưới. Bệnh phát triển rất nhanh trên cây.
Bệnh lở cổ rễ cà phê
Bệnh gây hại cho cây con trong vườn ươm và cây 1, 2 tuổi, phần thân tiếp giáp với mặt đất (cổ rễ) bị thối đen và teo lại. Nếu bệnh xuất hiện trên cây cà phê trong thời kỳ kiến thiết thì cây vàng lá, sinh trưởng chậm, một phần cổ rễ bị khuyết dần.
Bệnh thường phát sinh ở vườn ươm có độ ẩm cao, ít thoáng, đất trong bầu dí chặt. Trên đồng ruộng, bệnh thường phát sinh trong mùa mưa, ở những nơi ẩm, đất ít được xới xáo. Bệnh phát triển từ từ và lây lan qua việc làm cỏ, cuốc xới. Nguồn bệnh có thể lây lan từ cây con đã bị bệnh trong vườn ươm.
Để phòng trừ, khi chọn giống, bà con nên chọn cây con khỏe mạnh, tránh để xảy ra vết thương ở phần gốc, nhổ bỏ và đốt các cây bị bệnh, không nên tưới quá ẩm, không che quá dày. Sử dụng các loại thuốc phun phòng trừ theo hướng dẫn.
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cà phê
Để phòng trừ sâu bệnh hại cà phê, khi trồng bà con nên chọn giống cây con khỏe mạnh, chống sâu bệnh tốt, chăm sóc cây sinh trưởng tốt để tăng sức đề kháng cho cây. Nên tạo tán, tỉa cành thông thoáng để hạn chế sâu trưởng thành đẻ trứng. Cung cấp đầy đủ nước và dinh dưỡng cho cây. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để xử lý tùy từng loại sâu bệnh.
Để phun thuốc trừ sâu bệnh hại cà phê một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí, bà con nên sử dụng giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái. AgriDrone Việt Nam là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp drone nông nghiệp tại Việt Nam. Chúng tôi mang đến cho bà con các giải pháp máy bay phun thuốc hiệu quả, an toàn, tiết kiệm chi phí với các dòng máy bay phun thuốc mới nhất như: máy bay phun thuốc DJI Agras T40, DJI Agras T20P, DJI Agras T30…
Bà con quan tâm xin vui lòng liên hệ AgriDrone Việt Nam để được tư vấn cụ thể.