Sâu bệnh hại bầu bí gồm những loại nào & biện pháp phòng ngừa


Các loại cây họ Bầu bí là loại rau hoa màu rất dễ trồng nhưng chúng cũng dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Để trồng bầu bí cho năng suất và chất lượng tốt nhất, bà con cần nắm được các loại sâu bệnh hại bầu bí và các biện pháp phòng trừ.

Các loại sâu hại thường gặp trên bầu bí

Nhện đỏ hại bầu bí

Nhện đỏ thường gặp trên cây rau họ bầu bí từ giai đoạn cây nhỏ cho tới khi cây đang trong thời gian thu hoạch. Chúng phát triển và gây hại mạnh mẽ khi thời tiết khô nóng và rất khó để tiêu diệt.

Ruồi đục lá (Liriomyza sativae) 

sau benh hai bau bi 01

Đây cũng là một trong những đối tượng sâu bệnh hại bầu bí bà con cần lưu ý phòng trừ. Sâu non nằm giữa 2 lớp biểu bì, chúng ăn phần diệp lục để lại đường đục ngoằn nghèo trên lá. Chúng thường có mật độ cao ở thời kỳ cây ra hoa rộ-quả, vào tháng 3-5 và 9-11 trong năm.

Rệp Aphis craccivora Koch: 

Điều kiện thời tiết khô hanh, hạn hán là lúc rệp phát sinh và phát triển mạnh. Mật độ rệp thường tăng rất nhanh do chúng đẻ ra con, rệp thường gây hại nặng vào các tháng 3-5 và 9-11 trong năm.

Sâu ăn lá

Loại sâu hại này thường phát sinh với mật độ cao khi cây sinh trưởng tốt sau trồng 25-30 ngày, chúng tấn công trên búp, lá non. Đối tượng sâu hại này thường gặp vào vụ xuân hè và thu đông sớm.

Bọ trĩ (Thrip spp.) 

Bọ trĩ tấn công trên cây rau họ bầu bí bằng cách chích hút dịch ở lá, ngọn, thân non làm lá bị xoăn, cứng và giòn. Chúng sinh sôi và có mật độ cao vào các tháng 3-5 (vụ xuân hè) và tháng 9-11 (vụ thu đông).

Các bệnh hại thường gặp trên bầu bí

Bệnh giả sương mai: Pseudoperonospora cubensis: 

sau benh hai bau bi

Bệnh giả sương mai trên cây bầu, bí thường phát sinh nặng trong điều kiện nhiệt độ dưới 20 độ C, độ ẩm không khí cao. Bệnh xuất hiện và gây hại trên cả thân, lá và thường gây hại nghiêm trọng trên dưa chuột vào vụ thu đông và xuân hè sớm.

Bệnh phấn trắng ( Erysiphe sp):

Bệnh phấn trắng trên cây họ bầu bí có thể gây hại ở cả hai mặt lá, nhưng thường gây hại mạnh ở mặt trên của lá, nấm bệnh tồn tại trong hạt giống tàn dư của cây bệnh và lan truyền theo gió.

Bệnh héo xanh vi khuẩn Pseudomonas solanacearum Smith: 

Bệnh xuất hiện và gây hại ở tất cả các thời kỳ của cây nhưng nặng nhất là thời kỳ cây ra hoa kết quả. Nhiệt độ từ 25-30 độ C là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Bó mạch thâm nâu khiến cho cây không hút được nước, dẫn đến héo và chết.

Bệnh khảm lá (Cucumber mosais virus): 

Đây là một loại bệnh do virus gây ra. Nếu như cây bị bệnh ngay từ khi còn nhỏ thì sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, khiến cây còi cọc lá xoăn nhỏ và thường không ra quả. Đối tượng trung gian truyền bệnh chủ yếu là rệp, bọ trĩ, lây từ cây bệnh sang cây khỏe. Để phòng trừ, bà con phải trừ môi giới truyền bệnh.

Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại bầu bí

Để phòng trừ sâu bệnh hại bầu bí, bà con cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Trồng luân canh cây họ bầu bí với cây khác họ để giảm khả năng lây nhiễm sâu bệnh từ cây trồng vụ trước.

  • Sử dụng giống sạch bệnh; nếu tự để giống bà con nên chọn quả ở cây/ruộng sạch sâu bệnh.

  • Dọn sạch tàn dư và đem tiêu hủy xa ruộng hoặc đốt sau mỗi vụ thu hoạch để tránh sâu bệnh lây lan sang vụ sau.

  • Cày lật đất, phơi kỹ nhằm diệt bớt mầm bệnh tồn tại trong đất.

  • Cắt tỉa lá già, lá gốc, tạo thông thoáng giàn giúp giảm phát sinh nguồn bệnh.

  • Cần kiểm tra ruộng và phát hiện sớm để xử lý kịp thời, khi cần thiết sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật phun trừ.

  • Một số loại thuốc trừ sâu hại gồm: Elincol 12 ME, Vertimex 1.8EC; Sherpa 25EC, Trebon 30EC (trừ sâu ăn lá), Confidor 100SL, Oshin 20WP, Elsin 10EC (trừ các loại chích hút), …

  • Phòng trừ bệnh héo xanh: Phun hoặc tưới gốc định kỳ bằng thuốc Funguran-OH 50WP, hoặc các thuốc gốc đồng để ngừa bệnh, Exin 4.5 HP (Phytoxin VS), Bactocide,…

  • Các thuốc trừ bệnh sương mai, phấn trắng: 500SC, Đồng oxyclorua (Vidoc) 80 BTN, Aliette 80WP, Juliet 80 WP, Vicarben-S 70 BTN, Daconil Ridomil Gold 68WP, Tilt Super 300EC, Bellkute 40WP. Ensino 40 SC, Binhnomyl 50WP, Manage 5WP,…

Phun thuốc trừ sâu bệnh sử dụng máy bay không người lái

Sử dụng máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu bệnh là giải pháp tốt nhất hiện nay. Với việc phun thuốc bằng máy bay không người lái, người nông dân không phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công, giảm 30% thuốc và 90% nước, điều chỉnh được lưu lượng thuốc khi phun, tránh được tình trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản khi thu hoạch.

AgriDrone – đơn vị uy tín trong lĩnh vực cung cấp giải pháp máy bay không người lái với các sản phẩm máy bay không người lái mới nhất của DJI như: máy bay phun thuốc DJI Agras T40, DJI Agras T20P…

Để được tư vấn, bà con vui lòng liên hệ AgriDrone Việt Nam theo thông tin dưới đây.

0/5 (0 Reviews)
NHẬN TƯ VẤN