Trong những năm gần đây, cây sầu riêng đã nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp do năng suất cao và mang lại lợi ích kinh tế lớn. Điều này làm cho quy trình chăm sóc cây sầu riêng con trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Bài viết này của AgriDrone sẽ cung cấp đầy đủ hướng dẫn, hỗ trợ người nông dân trong việc nuôi dưỡng cây sầu riêng từ giai đoạn đầu, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của cây.
Mục lục
Điều kiện để trồng sầu riêng
Nhiệt độ và thời vụ
Sầu riêng cần một môi trường ấm áp và ẩm ướt, nó phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ tốt nhất cho cây sầu riêng là từ 24 đến 30 độ C. Nếu nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng, cây sẽ không lớn nhanh.
Độ ẩm không khí lý tưởng cho cây là khoảng 65% đến 80%. Ngoài ra, cây sầu riêng cũng cần mưa nhiều, với lượng mưa khoảng 1800-2000 mm mỗi năm để phát triển tốt.
Thời gian lý tưởng nhất để bắt đầu trồng sầu riêng là từ tháng 6 đến tháng 8, đúng vào đầu mùa mưa. Việc này tận dụng tối đa lượng nước tự nhiên, giúp cây phát triển mạnh mẽ.
Chú ý tránh trồng trong mùa mưa lớn kéo dài vì điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của rễ.
Giống cây
Khi chọn giống, ưu tiên những cây sầu riêng được nhân giống vô tính thông qua phương pháp ghép mắt hoặc ghép cành, với nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo chất lượng. Việc sử dụng hạt để trồng sầu riêng thường được khuyên là không nên.
Cây giống tốt nên có chiều cao từ 35-40 cm, thân cây thẳng và vững chắc, với ít nhất 3 cành cấp 1.
Vết ghép cần liền mạch và tiếp hợp tốt, đường kính thân ở phía trên vết ghép 2 cm phải đạt trên 0,8 cm.
Lá trên thân chính phải mọc đủ số lượng từ 1/3 chiều cao của cành ghép đến đỉnh chồi, và lá ngọn cần đã trưởng thành, có màu xanh tốt.
Cây giống cũng nên được hấp thụ ánh sáng đầy đủ từ 10-15 ngày và có tuổi từ 5-7 tháng sau khi ghép.
Đất đai
Sầu riêng thích hợp với đất có tầng canh tác dày, giàu chất hữu cơ và thoát nước tốt, nhất là trong mùa mưa. Đồng thời, đất cần có khả năng giữ nước trong mùa khô.
Cây sầu riêng không sống được ở đất nhiễm mặn, phèn, đất sét hay đất có độ phì nhiêu kém. Để đảm bảo sự phát triển tốt nhất, độ pH của đất nên được duy trì trong khoảng 5,5-6,5.
Bón vôi định kỳ hàng năm là để duy trì độ pH của đất giúp cây phát triển khỏe mạnh và hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora palmivora có thể gây hại cho cây.
Kỹ thuật chăm sóc cho sầu riêng con
Cách trồng
Khi trồng sầu riêng con, điều quan trọng nhất là thao tác nhẹ nhàng khi loại bỏ bọc nilon bao quanh bầu đất, tránh làm vỡ bầu. Trước đó nên dùng dao hoặc kéo cắt đi rễ thừa, rễ cong.
Tiếp đến đặt cây nhẹ nhàng xuống hố đã chuẩn bị sẵn và lấp đất sao cho mặt bầu đất hơi nhô lên. Khi đặt bầu nên đặt cho cây đứng thẳng, không nên đặt bầu ươm quá nông. Lưu ý không nén đất quá chặt xung quanh gốc để không gây hại cho rễ.
Chăm sóc cây con
Giai đoạn cây con cần được chăm sóc kỹ càng để cây có thể sống sót và tăng trưởng và phát triển sau này. Điều này bao gồm việc che bóng cho cây để tránh ánh nắng trực tiếp gây hại, đồng thời đảm bảo cây vẫn nhận được đủ ánh sáng. Tưới nước đều đặn, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng, để giúp cây phát triển khỏe mạnh.
Dùng rơm hoặc cỏ khô để phủ kín gốc cho cây non một lớp dày chừng 10-20 cm và cách gốc 10-15 cm, đây là cách tốt để giữ ấm và hạn chế cuốn trôi đất khi tưới nước.
Tưới nước
Tưới nước đúng cách giúp cây duy trì đủ độ ẩm, quan trọng để tránh tình trạng héo úa hoặc ngập úng.
Mùa mưa, nên tạo rãnh thoát nương vào mùa mưa để hạn chế tình trạng thối rễ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển phá hoại cây non, đặc biệt là giai đoạn ra đọt non.
Ngược lại, vào mùa hanh khô cây thiếu nước có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây con, vào mùa này cần lưu ý tưới nước thường xuyên và tấp ủ quang gốc giữ ẩm cho cây.
Độ ẩm đất nên được duy trì ở mức 65-80%, đặc biệt trong giai đoạn cây con mới trồng.
Những tháng đầu nên đảm bảo tưới đủ 1 lần/ngày, chu kỳ tưới nên trong khoảng 3 lần/tuần (lượng nước tưới 100-150 lít/cây/lần).
Bón phân
Ở giai đoạn đầu, khi cây còn non, việc bón từ 5 đến 10 kg phân hữu cơ mỗi năm là cần thiết, điều này cần phải được kết hợp một cách cân đối với phân vô cơ có hàm lượng đạm cao như loại 16-16-8 hoặc 20-20-15.
Điều này rất cần trong những năm đầu cây bắt đầu cho trái. Liều lượng và tần suất bón phân được điều chỉnh theo tuổi của cây, cụ thể:
- Trong năm đầu tiên, mỗi cây cần được bón khoảng 0,3 kg phân, chia làm 4 lần trong năm.
- Sang năm thứ hai, liều lượng tăng lên thành 0,6 kg cho mỗi cây, vẫn duy trì 4 lần bón mỗi năm.
Khi cây bắt đầu cho trái một cách ổn định, chế độ bón phân cần được điều chỉnh như sau:
- Lần thứ nhất: Ngay sau khi thu hoạch và tỉa cành, bón 10-20 kg phân hữu cơ, kết hợp với 5-6 kg phân vô cơ cho mỗi cây.
- Lần thứ hai: Trước khoảng 30-40 ngày khi cây ra hoa, bón 2-3 kg phân NPK có hàm lượng lân cao, như loại NPK 10-50-17, đồng thời tưới nước định kỳ.
- Lần thứ ba: Khi trái phát triển đến kích thước bằng trái chôm chôm, bón 2-3 kg phân NPK có hàm lượng kali cao, như NPK 12-12-17, kết hợp với việc tưới nước.
Việc sử dụng phân bón qua lá cũng là một phương pháp hiệu quả để góp phần nâng cao năng suất của cây. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh sử dụng phân KCl, bởi loại phân này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của trái.
Trồng xen canh
Trồng xen canh với các loại cây khác không chỉ giúp cải thiện đất mà còn giảm sự phát triển của sâu bệnh. Việc này giúp cây sầu riêng phát triển trong một môi trường đa dạng, cân bằng hơn.
Hơn nữa, trồng xen canh các cây chắn gió với độ cao phù hợp có tác dụng bảo vệ cây non và hạn chế việc cây bị ngã đổ. Điều này đặc biệt cần thiết do bộ rễ của cây con mới trồng, chưa ăn sâu vào đất và cành cũng khá giòn, mỏng manh.
Tỉa cành
Tỉa cành đúng cách là bước quan trọng để tạo hình dáng và kích thích sự phát triển của cây.
Loại bỏ những cành không đúng vị trí, đồng thời giữ lại những cành khỏe mạnh để tạo khung cho cây.
Tỉa hoa
Ở giai đoạn đầu, quá trình làm bông rất quan trọng, cần tỉa sạch bông ở đầu cành. Trong quá trình tỉa thưa chùm bông trên cành, nên giữ khoảng cách giữa các chùm bông vào khoảng 15-20 cm, ưu tiên giữ lại chùm bông ở phần dưới cành. Các chùm bông ở phía hông cần được tỉa bỏ.
Đối với từng chùm bông, loại bỏ những bông yếu, nhỏ, xấu hoặc bị sâu bệnh, mỗi chùm chỉ nên giữ lại từ 10 đến 20 bông khỏe mạnh.
Tỉa trái
Trong chăm sóc sầu riêng, việc tỉa trái là bước không thể bỏ qua để đảm bảo chất lượng trái.
Khoảng 3-4 tuần sau khi hoa nở, bắt đầu tỉa trái, loại bỏ những trái mọc quá dày, chỉ giữ lại 2 trái trên mỗi chùm và ưu tiên loại bỏ trái bị sâu bệnh hoặc dị dạng.
Vào tuần thứ 8, loại bỏ trái phát triển kém, sau đó đến tuần thứ 10, loại trái hư hỏng, đảm bảo mỗi trái còn lại trên cây đều có cơ hội phát triển tốt nhất.
Phòng trừ sâu bệnh hại cho sầu riêng con
Trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng non, phòng trừ bệnh là yếu tố then chốt đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây. Sầu riêng non dễ mắc bệnh, và nếu không được xử lý kịp thời, cây có thể bị chết.
Sau khoảng nửa tháng từ khi cây bung đọt, việc phun thuốc diệt rệp là cần thiết.
Đến giai đoạn cây đủ 1.5 đến 2 tháng sau khi bón phân hữu cơ, bạn chỉ cần tưới nước đủ để đảm bảo độ ẩm, không cần bón thêm phân. Tốc độ phát triển của cây cần được theo dõi sát sao, đặc biệt là các dấu hiệu của bệnh hại sầu riêng.
Trong trường hợp bạn áp dụng phương pháp xen canh với các loại cây như cà phê, bắp, chuối,… trong vườn sầu riêng, cần lưu ý đến việc thu hút tuyến trùng và các loại nấm gây bệnh.
Sau khi xử lý tuyến trùng và nấm bệnh, việc bổ sung các loại nấm có lợi cho cây sẽ hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của cây.
Để quản lý hiệu quả hơn các bệnh hại và tối ưu hóa công việc chăm sóc, việc sử dụng máy bay xịt thuốc cho sầu riêng là một giải pháp hiện đại và tiên tiến.
Máy bay xịt thuốc không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo phân bố thuốc trừ sâu một cách đều đặn và hiệu quả, giúp bảo vệ sức khỏe của cây.
Hãy cân nhắc đầu tư vào máy bay nông nghiệp tại AgriDrone để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản trong vườn sầu riêng của bạn!