Kỹ thuật bón lót không quá phức tạp nhưng cần được thực hiện theo đúng quy trình để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Vậy quy trình bón phân lót được thực hiện như thế nào?
Mục lục
Kỹ thuật bón lót là gì?
Bón lót là kỹ thuật bón phân nhằm cung cấp nguồn thức ăn cho cây trước khi gieo trồng giúp cho những hợp chất khó phân hủy trong phân bón có đủ thời gian để tan rã, mục đích của việc bón lót là tạo điều kiện cho rễ cây có thể dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng tốt nhất tạo nền móng vững chắc cho cây phát triển.
Tần suất bón lót tùy thuộc vào loại cây trồng, cụ thể:
- Cây hàng năm: Chỉ cần bón lót một lần đầu tiên trước thời điểm gieo giống.
- Cây lâu năm: Có thể bón lót thành nhiều thời điểm gồm giai đoạn trước khi gieo trồng, giai đoạn cây đã ngừng sinh trưởng trong năm và vào thời điểm sau khi thu hoạch.
Các loại phân thường được sử dụng để bón lót
Một số loại phân thường được sử dụng để bón lót bao như sau:
Phân hữu cơ: Thường là các loại phân gia súc (phân chuồng) đã ủ hoai mục và phân hữu cơ chế biến. Phân hữu cơ thường được dùng để bón lót vì có thể cung cấp chất dinh dưỡng, làm cho đất tơi xốp, tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có ích trong đất. Bà con cần bón lót sớm hoặc trước khi chuẩn bị gieo trồng để phát huy tác dụng.
Vôi hoặc chất cải tạo, điều hòa pH đất: được sử dụng để bón lót cho các vùng đất bị chua phèn hoặc các loại rau ăn quả lâu năm.
Phân hóa học có chứa hàm lượng đạm thấp, lân cao: Đối với những loại cây màu ngắn ngày, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả thường bón lót bằng cả phân lân và kali. Ngoài ra có thể sử dụng các loại phân hỗn hợp NPK có hàm lượng đạm cao, lân và kali thấp. VD: Supe lân, lân nung chảy; DAP 18-46, NPK 5-10-3; NPK 16-16-8; NPK 12-15-5…
Liều lượng phân bón sử dụng để bón lót
Liều lượng phân bón được sử dụng khi bón lót tùy thuộc vào loại phân bón, tính chất đất đai, mùa vụ trong năm và loại cây trồng.
Có thể sử dụng phân bón lót với hàm lượng lớn hơn đối với loại đất có thành phần cơ giới nặng, giàu mùn. Đối với loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn thì khi sử dụng phân đạm, kali để bón lót phải bón lượng nhỏ; nếu bón lượng lớn thì sẽ xảy ra tình trạng mất dinh dưỡng do quá trình rửa trôi.
Quy trình bón phân lót như thế nào?
Quy trình bón phân lót tùy thuộc vào cách bón và loại cây. Cụ thể, có 3 phương pháp bón phân lót và được thực hiện theo quy trình như sau:
Phương pháp 1:
Bước 1: Đầu tiên bà con rải đều phân bón lót trên khắp khu vực đất chuẩn bị gieo giống.
Bước 2: Tiếp theo bà con cày bừa đất đã được rải phân để phân bón được vùi xuống đất.
Phương pháp 2:
Bước 1: Đầu tiên bà con rải đều phân bón lót trên bề mặt đất cần gieo trồng.
Bước 2: Tiếp theo, bà con dùng một lớp đất mới phủ lên trên toàn bộ khu vực đã rải phân bón trước đó.
Bước 3: Gieo giống cây.
Phương pháp 3:
Bước 1: Đào hố sâu.
Bước 2: Cho phân bón vào hố vừa đào.
Phương pháp 3 áp dụng với những loại cây trồng lâu năm.
Công việc bón phân là công việc tốn rất nhiều thời gian và tương đối vất vả. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc ứng dụng thiết bị máy móc hiện đại vào khâu bón phân cho cây trồng là xu hướng được khuyến khích áp dụng để giải phóng sức lao động cho người nông dân. AgriDrone Việt Nam cung cấp giải pháp bón phân cho cây trồng sử dụng máy bay không người lái. Một chiếc máy bay nông nghiệp rải phân bón như DJI Agras T20P có tải trọng bình rải là 25 kg, T40 có tải trọng thùng rải lên tới 50kg, nhờ đó công suất cao hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống. Sử dụng máy bay rải phân giúp tăng năng suất lao động, lượng phân bón sử dụng ít hơn, giảm chi phí sản xuất, khoảng cách các hạt phân được phủ xuống ruộng đồng đều và chính xác, giúp việc sử dụng phân bón đạt hiệu quả tối ưu.
Trên đây là hướng dẫn quy trình bón phân bót. Kỹ thuật bón lót không quá phức tạp nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Bà con cần nắm vững những kiến thức cơ bản về quy trình bón phân lót và các loại phân bón sử dụng để phù hợp với từng loại đất trồng và từng loại cây trồng khác nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất. Chúc bà con mùa vụ bội thu.