Nho là cây trồng có giá trị kinh tế cao nhưng lại rất nhạy cảm với sâu bệnh và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Chính vì vậy, lựa chọn phương pháp phun thuốc trừ sâu cho cây nho hiệu quả vừa giúp phòng trừ sâu bệnh triệt để, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm và môi trường.
Bài viết này sẽ chia sẻ những kỹ thuật và giải pháp phun thuốc tiên tiến từ thực tiễn ứng dụng tại các vùng trồng nho lớn.
Mục lục
Các phương pháp phun thuốc trừ sâu cho cây nho phổ biến
Tùy theo quy mô canh tác, điều kiện địa hình và nhu cầu đầu tư, bà con có thể lựa chọn nhiều phương pháp phun thuốc trừ sâu cho cây nho. AgriDrone chia sẻ 4 nhóm kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay nhằm giúp chủ vườn lựa chọn giải pháp phù hợp để đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí.
Phun thuốc bằng bình tay hoặc máy xịt lưng
Đây là phương pháp lâu đời, vẫn được nhiều nông hộ nhỏ áp dụng nhờ chi phí thấp và thao tác đơn giản. Thiết bị sử dụng là bình xịt tay dung tích 16–25 lít, bơm đạp hoặc máy xách lưng.
Ưu điểm
- Chi phí đầu tư ban đầu thấp
- Dễ thao tác, phù hợp diện tích dưới 0,5 ha.
Nhược điểm:
- Tốn nhiều thời gian và công sức.
- Hiệu quả bao phủ kém, dễ bỏ sót mặt dưới lá và các tán thấp.
- Nguy cơ phơi nhiễm cao do người phun tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu.
Máy phun động cơ hoặc gắn trục kéo
Máy phun động cơ hoặc máy gắn trục kéo là lựa chọn lý tưởng cho các vườn nho thương phẩm từ 1–5 ha.
Đặc điểm kỹ thuật:
- Tia phun mạnh, có thể điều chỉnh được áp suất và lưu lượng.
- Nhiều mẫu máy có hệ thống phun xoay, cho phép tiếp cận được mặt dưới lá và thân cây.
Kỹ thuật phun: Giữ tốc độ di chuyển ổn định ~4–6 km/h. Chọn vòi phun hạt nhỏ hoặc phun mù để đạt hiệu quả bao phủ tốt hơn.
Lưu ý: nên kết hợp giấy kiểm giọt để đánh giá chất lượng giọt phun trên lá.
Phun thuốc bằng máy bay nông nghiệp
Đây là phương pháp hiện đại, đang được AgriDrone triển khai mạnh mẽ trên toàn quốc. Với khả năng phun thuốc chính xác, tiết kiệm nước, thuốc và nhân công, drone đang thay đổi hoàn toàn cách bảo vệ cây nho khỏi sâu bệnh.
Công nghệ chính: phun hạt siêu nhỏ, kết hợp áp suất gió từ cánh quạt giúp giọt thuốc xuyên qua tán lá.
Ưu điểm vượt trội:
- Phun nhanh 5–10 ha/ngày.
- Giảm đến 90% lượng nước so với phương pháp truyền thống.
- Không cần người đi vào vườn, tránh dẫm gãy thân nho.
- Phun đồng đều mặt trên/dưới lá, tán trong và ngoài.
Tối ưu kỹ thuật phun:
- Tốc độ bay: 3–5 m/s.
- Độ cao: 2,5–4 m tùy mật độ tán.
- Cỡ giọt: 50–80 micron để bám tốt vào bề mặt lá và quả.
Phun bằng hệ thống tưới tích hợp
Một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã lắp đặt hệ thống phun thuốc cố định, kết hợp với tưới tiết kiệm (nhỏ giọt hoặc phun mưa) để tự động đưa thuốc vào hệ thống tưới.
Ưu điểm:
- Không cần nhân lực phun.
- Dễ kiểm soát lượng thuốc trên toàn vườn.
Nhược điểm:
- Chỉ hiệu quả với một số nhóm thuốc (thường là dạng hòa tan cao).
- Không kiểm soát tốt mặt dưới lá và tán trên.
Kỹ thuật phun thuốc trừ sâu cho cây nho đúng chuẩn
Phun thuốc cho cây nho nếu không thực hiện đúng kỹ thuật, bà con dễ gặp tình trạng cháy lá, tồn dư thuốc, tốn chi phí mà hiệu quả lại thấp. AgriDrone khuyến nghị thực hiện kỹ thuật phun theo 3 bước then chốt:
- Kiểm tra tình trạng sâu bệnh trước khi phun: Cần giám sát mật độ sâu bệnh trên vườn trước khi phun. Nếu sâu non xuất hiện ở tuổi 1–2, đây là thời điểm vàng để xử lý. Có thể sử dụng bẫy màu, bẫy pheromone hoặc đơn giản là quan sát mẫu lá.
- Chuẩn bị thuốc và thiết bị đúng cách: Pha đúng liều lượng, khuấy đều, sử dụng nước sạch. Với drone hoặc máy phun động cơ, cần hiệu chỉnh áp suất, vòi phun và độ cao phù hợp.
- Phun phủ đều và đúng kỹ thuật: Thuốc cần bao phủ mặt dưới lá, thân và quả. Không phun ngược gió. Có thể kiểm tra độ phủ bằng giấy kiểm giọt. Dùng chất bám dính nếu cần thiết để tăng hiệu quả.
Lịch phun thuốc theo các giai đoạn sinh trưởng của cây nho
Phun thuốc trừ sâu cho cây nho hiệu quả không chỉ nằm ở việc chọn đúng loại thuốc, mà còn phải thực hiện theo lịch phun phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng.
Giai đoạn 1: Nghỉ đông, cắt tỉa sau thu hoạch
Ở giai đoạn này, cây nho bước vào trạng thái ngủ nghỉ. Đây là lúc cần tiêu diệt các ổ trứng sâu, bào tử nấm, và mầm bệnh tiềm ẩn trên cành lá. Bà con nên sử dụng thuốc hóa học gốc đồng, dầu khoáng và phun với tần suất 1–2 lần, cách nhau 10–14 ngày.
Giai đoạn 2: Nảy chồi, ra lá non
Lá non rất mẫn cảm với các đối tượng gây hại như bọ trĩ, nhện đỏ, rầy mềm và một số loại nấm (Phomopsis, đốm lá vi khuẩn). Việc phun thuốc trừ sâu cho cây nho đúng giai đoạn này sẽ giúp khống chế sớm, tránh lan rộng.
Tần suất phun là 1 lần trước khi nở hoa và 1 lần sau nở 5–7 ngày. Dùng thuốc trừ sâu sinh học, ví dụ như Bt – Bacillus thuringiensis, neem oil, hoặc kết hợp chế phẩm sinh học cho nho.
Giai đoạn 3: Ra hoa, đậu quả
Giai đoạn này ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ đậu quả và chất lượng trái. Sâu bệnh chính gồm bọ trĩ, nhện lông nhung, ruồi đục quả, cùng các bệnh như nấm Botrytis.
Không dùng thuốc gây rụng hoa hoặc ảnh hưởng đến phấn. Ưu tiên các thuốc bảo vệ thực vật sinh học, ít độc tính với ong và thiên địch.
Giai đoạn 4: Quả phát triển và chín
Từ sau khi đậu quả đến lúc thu hoạch, cây nho dễ bị tấn công bởi ruồi đục quả, sâu ăn lá, bệnh đốm nâu, sương mai, botrytis,… Giai đoạn này cần đặc biệt lưu ý về dư lượng thuốc trừ sâu trên nho thương phẩm.
- Tần suất phun: mỗi 10–14 ngày/lần tùy thời tiết và mật độ sâu bệnh.
- Cần ngưng phun thuốc hóa học trước thu hoạch ít nhất 14 ngày để đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP hoặc xuất khẩu.
- Thuốc ưu tiên: thuốc sinh học, dầu khoáng, phối hợp cơ học (dán bẫy ruồi) và biện pháp sinh thái (trồng xen cây đuổi côn trùng).
Giai đoạn 5: Sau thu hoạch, trước nghỉ đông
Đây là thời điểm để dọn vườn, vệ sinh toàn bộ hệ sinh thái vườn nho, diệt trứng sâu và bào tử tồn dư, hạn chế sâu bệnh bùng phát đầu vụ sau.
Lưu ý khi phun thuốc cho cây nho an toàn
An toàn là yếu tố bắt buộc trong quá trình phun thuốc trừ sâu, đặc biệt với cây trồng nhạy cảm như nho.
- Chọn thời điểm phun phù hợp: Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát khi gió nhẹ. Tránh phun lúc trời mưa hoặc nắng gắt để hạn chế trôi giọt và giảm độc tính cho cây.
- Trang bị bảo hộ và xử lý đúng cách: Dù dùng thiết bị gì, người thao tác cũng nên đeo khẩu trang, mặc đồ dài tay, tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Sau khi phun xong, cần rửa bình ở khu riêng và gom bao bì về điểm thu gom.
- Kiểm soát dư lượng và bảo vệ môi trường: Ưu tiên dùng thuốc sinh học hoặc thuốc có nguồn gốc hữu cơ. Ngưng phun thuốc hóa học ít nhất 14 ngày trước khi thu hoạch. Không xả thuốc thừa ra mương, sông hoặc khu vực dân cư.
Phun thuốc cho cây nho không còn là thao tác thủ công vất vả mà đã được thay thế bằng những phương pháp hiện đại như phun bằng drone, phun có kiểm soát.
AgriDrone khuyến nghị bà con nên áp dụng lịch phun khoa học, chọn loại thuốc phù hợp với từng thời điểm và đầu tư thiết bị hợp lý, để vừa bảo vệ mùa màng, vừa bảo vệ chính mình và người tiêu dùng.
Nếu bà con đang phân vân lựa chọn máy phun nào phù hợp cho vườn nho, hoặc chưa rõ cách thiết lập thông số phun, đội ngũ kỹ thuật viên AgriDrone luôn sẵn sàng đồng hành.
Hãy để lại số điện thoại hoặc nhắn tin trực tiếp cho AgriDrone Việt Nam để nhận tư vấn về máy bay phun thuốc và hỗ trợ kỹ thuật tận nơi hoàn toàn miễn phí.