Phân hữu cơ dùng để bón lót hay bón thúc?


Phân hữu cơ là loại phân rất tốt cho cây và đất trồng, tuy nhiên cần sử dụng ở giai đoạn phù hợp để phát huy tốt nhất công dụng của nó. Vậy phân hữu cơ dùng để bón lót hay bón thúc?

Bên cạnh phân bón hóa học (phân lân, đạm, kali…) thì phân bón hữu cơ cũng được bà con sử dụng rất nhiều để bón cho đất. Bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu “phân lân dùng để bón lót hay bón thúc”, bài viết sau đây cùng AgriDrone Việt Nam giải đáp thắc mắc phân hữu cơ nên dùng để bón lót hay bón thúc.

Phân hữu cơ là gì?

Phân bón hữu cơ là các loại phân có nguồn gốc từ chất thải vật nuôi, phụ phế phẩm nông nghiệp, chất thải sinh hoạt, thân lá cây, than bùn… Sử dụng phân hữu cơ là việc được khuyến khích vì trong phân bón hữu cơ đều chứa các chất dinh dưỡng đa lượng N,P,K cần thiết cho cây trồng, cùng với nguyên tố trung lượng và vi lượng ở dạng dễ hấp thụ giúp cây trồng phát triển cân đối.

Phân hữu cơ còn giúp đất tơi xốp, tăng lượng vi sinh vật có lợi cho đất, hạn chế đất bạc màu. Phân hữu cơ không gây hại cho đất trồng như phân hóa học, do đó ngày nay người ta khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ để bảo vệ môi trường.

Lợi ích của việc bón phân hữu cơ

Những lợi ích khi sử dụng phân bón hữu cơ có thể kể đến bao gồm:

  • Phân bón hữu cơ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng giúp cây trồng phát triển cân đối.
  • Tăng chất lượng nông sản.
  • Tăng hàm lượng dinh dưỡng, cân bằng vi sinh vật trong đất.
  • Hạn chế sử rửa trôi và xói mòn đất.
  • Cải tạo đất trồng, tăng độ phì nhiêu cho đất.
  • Không gây ô nhiễm môi trường.
  • Tiết kiệm nước tưới. 

Phân hữu cơ dùng để bón lót hay bón thúc?

Trước khi trả lời câu hỏi “phân hữu cơ dùng để bón lót hay bón thúc” thì bà con cần hiểu kỹ thuật bón lót và bón thúc là gì.

Bón lót là gì?

Bón lót là kỹ thuật bón phân vào đất được thực hiện trước gieo trồng. Kỹ thuật bón lót nhằm mục đích cung cấp dinh dưỡng cho cây, từ đó cây hấp thụ ngay khi gieo trồng, giúp cây có thể phát triển khỏe mạnh cân đối.

Đối với những loại cây lâu năm, cây ăn quả thì có thể thực hiện bón lót trước khi trồng và sau khi thu hoạch, giúp cây phục hồi nhanh chóng. Đối với cây trồng cạn, bà con nên bón lót khi cày xới đất và rải đều trên mặt đất hoặc mặt ruộng rồi sau đó phủ đất lên. Việc ngâm hạt giống với phân bón khi gieo cũng được gọi là bón lót.

Người ta hay sử dụng một số loại phân có chất dinh dưỡng ở trạng thái khó tiêu để bón lót như phân lân, phân hữu cơ, vì các loại phân này cần phải có một khoảng thời gian để phân hủy thì cây trồng mới hấp thu được.

Bón thúc là gì?

Bón thúc là kỹ thuật bón phân được thực hiện trong giai đoạn cây đang sinh trưởng và phát triển, khi đó, cây cần nguồn dinh dưỡng dồi dào để phát triển mạnh và tăng năng suất cho cây trồng.

Tương tự như việc bón lót, bón thúc cũng cần tùy thuộc loại đất trồng, cây trồng và mùa vụ trong năm để xác định loại phân, liều lượng, thời gian bón. Phân bón thúc là các loại phân bón ở dạng dễ tiêu, do đó người ta sử dụng phân đạm nhiều hơn phân lân và kali. Ngoài ra có thể dùng phân NPK vì trong phân này cả ba chất dinh dưỡng đạm, lân, kali đều vừa phải.

Bên cạnh bổ sung các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali, cần phải bổ sung thêm các nguyên tố trung lượng (Mg, S, Si, Ca) và vi lượng (Fe, Zn, Mo, Bo, Cu…) để cây trồng phát triển cân đối.

Trả lời câu hỏi phân hữu cơ dùng để bón lót hay bón thúc?

Sử dụng phân hữu cơ để bón lót hay bón thúc là câu hỏi được nhiều bà con quan tâm. Theo các chuyên gia tư vấn và kinh nghiệm thực tế của người nông dân, phân hữu cơ nên dùng để bón lót. Nguyên nhân là vì các chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ ở dạng khó tiêu, cây trồng sẽ không sử dụng được ngay mà phải có thời gian để các chất này phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được.

Ngoài ra phân hữu cơ cũng có thể được dùng để bón thúc với điều kiện là phân hữu cơ đã được ủ hoai mục.

 

Với những thành tựu của khoa học công nghệ trong thời đại ngày nay, nhiều loại máy móc cơ giới được ứng dụng vào nông nghiệp, trong đó có máy rải phân bón – máy bay nông nghiệp không người lái đã hỗ trợ đắc lực cho người nông dân.

Với các dòng máy bay nông nghiệp hiện đại nhất hiện nay như: DJI Agras T20P, DJI Agras T30, DJI Agras T40, AgriDrone Việt Nam mang đến cho bà con giải pháp tốt nhất cho các công việc: bón phân, gieo hạt giống, phun thuốc trừ sâu. Nhờ đó giúp tối ưu hóa công việc, tăng năng suất và giải phóng sức lao động cho con người.

Hi vọng bài viết trên đây mang lại những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con mùa vàng bội thu.

NHẬN TƯ VẤN