Các khuyến cáo đưa ra khuyên xịt thuốc thường phải dùng nhiều nước, nhưng mà phun bằng máy bay xịt thuốc ở Việt Nam thì lại sử dụng ít nước, như vậy nó có làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hay không? Đó là điều mà bà con đang lo sợ khi sử dụng dịch vụ máy bay xịt thuốc.
“Liệu có hiệu quả với ít nước như vậy không?” Mỗi nông dân đều có cùng thắc mắc khi lần đầu sử dụng máy bay để phun thuốc trên cây trồng. Cùng AgriDrone tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Lý giải tại sao có sự nghi ngại này?
Suốt một thời gian dài nông dân sử dụng các phương pháp phun xịt truyền thống như bình đeo, máy xịt dây hay dàn xịt…với áp suất cao và mức tiêu thụ lượng nước thuốc rất lớn từ 200 – 300 lít/ha.
Lý do rất thực tế và đơn giản là bà con mình sử dụng sức người lội trực tiếp trên mặt ruộng, tốc độ và khả năng vung cần phun qua lại giữa các làn lội phụ thuộc vào sức khỏe của bà con, vào độ lún của mặt ruộng, độ cao dày của lúa và với tốc độ sức người thì phải cần một lượng nước đủ nhiều như trên để có thể lội đủ cho 1 hecta đất lúa.
Còn với phương pháp phun bằng máy bay – khối lượng nước/mức tiêu thụ phun rải chỉ nằm trong khoảng 20 lít/ha, và đây chính là điểm đầu tiên làm người dân nghi ngại tính hiệu quả của phương pháp phun này.
Thực tế đã chứng minh hiệu quả
Lí do mà AgriDrone khẳng định 100% hiệu quả là từ dẫn chứng thực tế.
Hơn 70 Trạm phun dịch vụ hoạt động để phục vụ hơn 300.000 hecta Nông Nghiệp năm vừa qua là bằng chứng thuyết phục nhất.
Anh Lâm Thanh Tú, trưởng Trạm phun Mê Kông cho biết: “Trước đây, nông dân nghi ngờ về việc phun thuốc bằng máy bay nông nghiệp, “bởi vì họ không thể cảm nhận được sự hiện diện của nước, họ cảm thấy rằng toàn bộ cây trồng phải được phun ướt mới có hiệu quả.” Máy bay nông nghiệp phun thuốc trừ sâu dưới dạng sương mù. Tuy nhiên, sau vài vụ bà con phun thử, người nông dân cảm nhận được hiệu quả thực tế, và họ chấp nhận điều này. “Trên thực tế, máy bay phun thuốc sử dụng ít nước hơn, đồng nghĩa với việc nồng độ của lọ thuốc được tăng lên, và hiệu quả đương nhiên sẽ tốt hơn.”
Phân tích chi tiết từ góc độ kỹ thuật
Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết từ góc độ kỹ thuật cơ chế vận hành của máy bay cho tới cách thức tác động của bản thân các loại thuốc được sử dụng đưa đến tính hiệu quả diệt trừ sâu bệnh trên thực tế.
Thuốc trừ sâu được pha loãng với nước khi phun thủ công. Điều này là vì lý do an toàn cũng như thực tế là người nông dân có xu hướng phun thuốc đều cho cả cánh đồng.
Phun ít nước mà hiệu quả ngang nhau đỡ mất công pha nhiều lần mà mang lại nặng. Còn nồng độ thuốc đậm đặc hay pha loãng tính trên 1 đơn vị diện tích thì thể tích thuốc trên một đơn vị diện tích vẫn không thay đổi, khác nhau là ở lượng nước pha thêm thôi.
Mấu chốt là: Bao nhiêu thuốc trên 1 mật độ diện tích.
“ĐÚNG LƯỢNG THUỐC”: Máy bay không người lái không cần quá nhiều nước. Nhờ vào việc bay bằng định vị vệ tinh, bay theo hàng và lối sẽ không bỏ sót bất kỳ một diện tích nhỏ nào trong mãnh ruộng của bà con. Và lượng thuốc được chia đều lên bề mặt diện tích cây trồng được tính toán chính xác.
“Thuốc bảo vệ thực vật áp dụng trên một đơn vị diện tích, mấu chốt nhất là lượng thuốc đảm bảo trên một đơn vị diện tích phải đủ. Còn cách mà mình trải thế nào cái lượng cho nó đủ thì tùy. Ví dụ như bình đeo vai mình phải cần 200 – 300 lít nước, mới trải đều cái đó được. Còn máy bay phun thuốc chỉ cần 10 – 12 lít thôi, thậm chí ở Mỹ người ta xài bằng máy bay lớn, người ta bơm áp suất mạnh để xịt ra thôi, chứ không cần pha nước gì hết. Cho nên vấn đề là ở chỗ là lượng thuốc nó trải đều trên một diện tích nó đủ là được rồi.”
https://www.facebook.com/106283490740159/videos/261234124950613/?__cft__[0]=AZVQCpgc21TJwBz6zcrfyBI4ogMJsWHj5PYrBCYC-1cRSrN-N_hIgb0YhGXbnvUwdCDwGu3S7zeIseQDyRAQDYQim7KVPRtuZnwqQPSo5Nv8VwW9Stuz0RujqCZAKtfAQCI-hK4hV08IDjI7EyUiTARO
GIẢI THÍCH CỦA PGS. TS DƯƠNG VĂN CHÍN, VỀ VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC TRONG PHUN XỊT THUỐC BẰNG MÁY BAY
Vậy làm thế nào đảm bảo tỉ lệ thuốc trên một đơn vị diện tích? Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết từ góc độ kỹ thuật cơ chế vận hành của máy bay.
Máy bay xịt thuốc ở Việt Nam với công nghệ phun sương
Máy bay xịt thuốc ở Việt Nam được tích hợp công nghệ phun sương nên cho phép phun ít nước mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
Trong cách phun thủ công, nông dân chỉ phun được mặt trước của lá, cần nhiều nước để tắm đều lên cây trồng. Nếu như phun thủ công tưới 200 lít nước/ha thì phun sương chỉ cần 10- 20 lít/ha.
Bởi vì nếu phải pha 10 gói thuốc cho 200 lít nước để phun tưới thì đối với máy bay, cũng pha 10 gói thuốc cho 20 lít nước và được máy bay tính toán rãi đều trên 1 ha, đảm bảo được độ hiệu quả. Thậm chí, công nghệ phun sương còn giúp tiết kiệm 30% thuốc, theo đó chỉ cần dùng 7 gói thuốc mà vẫn đảm bảo hiệu quả như 10 gói thuốc khi phun tưới.
Công nghệ phun sương
Phân tích sâu hơn về cơ chế hoạt động, thuốc được phun ra ở dạng cực mịn, hiệu ứng phun sương, cắt nhỏ hạt thuốc thành kích thước siêu nhỏ dạng sương mù và được luồng gió từ cánh quạt đẩy xuống bám đều lên cây trồng, hạt thuốc cực nhỏ nên không chỉ rơi tự do mà còn có thể phát tán lơ lửng, ngoài tác động rơi theo trọng lực và lực cánh quạt, hạt thuốc còn chịu tác động của lực quán tính bay theo phương ngang, tác động bay theo phương ngang và tính lơ lửng có thể làm cho hạt thuốc bám đều vào mặt dưới lá và các ngóc ngách, khả năng phủ tương đối cao, và tác dụng cả đối với vùng môi trường ngoài tán cây, xử lý triệt để nấm bệnh và sâu rầy côn trùng.
Bên cạnh đó, một trong những chức năng rất quan trọng khác của trường gió này, là làm cho cây trồng đung đưa và lá lật. Luồng gió tạo ra bởi cánh quạt có lợi cho thuốc bám được mặt sau của lá. Không cần nhiều nước để tắm đều lên cây trồng.
Điều này sẽ giúp nông dân giảm lượng nước thực tế cần dùng mà vẫn đảm bảo độ trải đều bề mặt và mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, đảm bảo lượng thuốc này tiếp xúc được với cây trồng ở tất cả mọi hướng.
Thiết lập thông số trước khi cất cánh
Với máy bay nông nghiệp, trước khi cất cánh. Phi công lái máy bay lập bản đồ bay bằng cách dùng thiết bị định vị đi đo xung quanh ruộng lúa cần phun, xác định diện tích và ranh giới cụ thể. Sau đó, nhận thuốc từ chủ ruộng pha thêm 10 hay 15 lít nước (việc xác định 10 hay 15 lít nước/hecta để đảm bảo việc phun dày hay thưa hơn tùy theo yêu cầu của chủ ruộng, tùy vào các giai đoạn phát triển và các loại cây trồng khác nhau.
Thông thường, bay phun diệt mầm, diệt cỏ thì lượng phun trong khoảng 12 – 15 lít/hecta. Còn bay phun diệt trừ sâu, bệnh sẽ khoảng 8-10 lít/hecta. Từ việc xác định lượng nước bay phun 10 hay 15 lít/hecta để thiết lập độ cao từ 1,8m; 2m, 2,5m hay 3m và khoảng cách làn phun từ 3m; 4m hay 5m. Tùy thuộc vào điều kiện gió, mật độ phun mong muốn (dày hay thưa).
Máy bay tự động tính toán
Từ các thông số thiết lập này, máy bay sẽ tự động tính toán tốc độ cần bay, áp lực bơm ra sao cho đủ để phủ lượng thuốc xác định từ 8,10 hay 15 lít trên hecta. Với tốc độ thông thường khi bay phun từ 25 – 30km/h, thông thường 1 hecta bay phun hoàn thành trong vòng 8 – 10 phút với máy bay phun thuốc trừ sâu DJI Agras MG-1P.
Với thời gian này máy bay sẽ bơm và rải đủ lượng nước đã xác định cho một hecta bay qua mặt bằng diện tích đã xác định, đảm bảo lượng phun chính xác, không chồng lấn hay bỏ sót đường bay (vì máy bay bay theo đường bay phân làn của bản đổ thửa ruộng dựa trên tọa độ vệ tinh chính xác với sai số tính trên cm).