Giải mã công nghệ DJI Agras T30: Phân nhánh nhắm mục tiêu


Trong những năm qua, diện tích trồng cây ăn trái ngày càng được mở rộng và thâm canh hơn. Song song với việc đó thì các loại sâu bệnh trên cây ăn trái cũng phát triển nhanh chóng và càng ngày càng phức tạp. Để đạt được mục tiêu an toàn và hiệu quả, máy bay phun thuốc DJI Agras T30 ra đời nhằm giải quyết những vấn đề người nông dân đang đối mặt.

May-bay-nong-nghiep-DJI-Agras-T30
Máy bay nông nghiệp DJI Agras T30

Phun thuốc trừ sâu truyền thống trên cây ăn trái

Hầu như vườn cây ăn trái thường cao quá đầu người nên khi phun, vòi phun phải hướng lên trên. Lượng thuốc phun lên cao dễ rơi xuống đất dễ gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa khi phun thuốc lên trên cành cây cao tia thuốc tạt vào cành lá thường bắn ngược trở lại và rơi vào cơ thể người phun thuốc, nhất là phần đầu, mặt, cổ và tay.

Vườn cây ăn trái thường rậm rạp, nhất là vườn cây đã lớn, trồng dày nên bầu không khí không thông thoáng nên khi phun thuốc trong vườn làm người phun dễ hít phải thuốc phát tán trong không khí.

Phần lớn bà con phun thuốc cho vườn cây ăn trái không có dụng cụ phun phù hợp mà vẫn dùng bình phun thuốc cho lúa hoặc hoa màu. Loại bình phun này không thể phun lên cao được nên bà con thường phải nới béc để tia phun có thể phun lên cao.

Việc này làm cho hạt thuốc phun ra có kích thước quá lớn nên không bám dính được vào lá nhiều mà rơi tuột trở lại xuống dưới. Như vậy rất dễ rơi vào cơ thể người phun thuốc đứng bên dưới. Một số bà con lại trèo lên cây để phun thuốc thì nguy cơ nhiễm thuốc vào người lại càng cao.

Hơn nữa, nếu vườn cây có nhiều cỏ thì lượng thuốc rơi vào cỏ dại phía dưới dễ nhiễm vào chân của người khi lội vào vườn cây. Phần lớn việc phun thuốc cho vườn cây ăn trái không có dụng cụ phun phù hợp mà vẫn dùng bình phun thuốc thông thường, thủ công.

Ở một số nơi bà con còn nối dài vòi phun của bình xịt thông thường và dùng sào để đưa béc phun lên cao, nhưng thực tế các bình phun này được thiết kế cho việc phun dưới thấp nên khi làm như thế thì tia thuốc phun ra vẫn không mịn tạo nguy cơ nhiễm thuốc cho người phun xịt, đồng thời cũng dễ tạo nguy cơ vỡ bình, ống dẫn do người phun cố bơm nén với áp lực cao.

Như vậy, rõ ràng là phun thuốc cho vườn cây ăn trái dễ gây nguy cơ nhiễm độc cao cho người phun thuốc, chi phí nhân công cao, hiệu quả phòng trừ sâu bệnh thấp, ảnh hưởng xấu đến môi trường …

Trong đó, nhiệm vụ khó khăn nhất đối với phòng trừ sâu bệnh hại là hạt thuốc xuyên qua tầng lá dày của cây ăn quả. “Tán dày có xuyên được không”, “Mặt sau của lá đã phun thuốc chưa?”, “Hiệu quả của việc phun thuốc có tốt không”. Đối mặt với ba câu hỏi liên tiếp từ nông dân … đã đến lúc phải sử dụng máy bay không người lái bảo vệ thực vật DJI Agras T30!

Công nghệ phân nhánh đến mục tiêu của DJI Agras T30

DJI-Agras-T30

Một loạt các thử nghiệm để Kiểm tra thực tế việc phun thuốc cho vườn cây ăn quả của máy bay phun thuốc DJI Agras T30, số lượng hạt thuốc trên mặt sau của lá khi sử dụng DJI T30 tăng 100% so với thế hệ máy bay phun thuốc trước đó (Trong quá trình thí nghiệm, 24 điểm được đặt giấy kiểm tra tại phần trên, giữa và dưới cùng của cây ăn quả. Sử dụng DJI T30 và T20 cho cùng một cây).

Trong các hoạt động bảo vệ thực vật cây ăn quả truyền thống thường sử dụng phương pháp “vòi phun hướng lên mục tiêu” hoặc “xuống mục tiêu” và rất khó để thuốc xâm nhập vào tán cây dày đặc trong quá trình phun thuốc.

Tuy nhiên, DJI T30 sử dụng công nghệ phân nhánh đến mục tiêu xuyên qua tán dày của cây ăn có thể giải quyết tốt hơn những vấn đề này.

Phân nhánh mục tiêu là gì?

DJI-Agras-T30

Nói một cách đơn giản, lá được phun thuốc với mục tiêu dọc theo hướng của cành. Lá cây ở đâu, thuốc sẽ được phun tại đó. Công nghệ phân nhánh đến mục tiêu mang tính cách mạng có thể điều chỉnh góc của cánh tay máy bay và phun qua tán dày theo góc xiên để đảm bảo thuốc bám đều từ trên xuống và số lượng giọt thuốc được tăng lên 100%, hiệu quả kiểm soát tăng gấp đô.

Có thể thấy, qua ứng dụng công nghệ phân nhánh đến mục tiêu, không có vấn đề gì với việc phun thuốc mặt sau của lá và lượng hạt thuốc đọng lại ở phần dưới tán nhiều hơn.

Máy bay phun thuốc DJI Agras T30 trên cây ăn quả

Nâng cánh tay số 1 và số 4 của máy bay phun thuốc DJI T30, điều chỉnh góc nâng, thay thế bộ vòi phun cây ăn quả. DJI T30 với công nghệ phân nhánh đến mục tiêu kết hợp với trường gió hướng đến cành, cho phép các giọt thuốc phun dọc theo cành cây ăn quả quả và đâm xuyên qua các khoảng trống giữa cành và lá. Góc xiên gặp ít vật cản hơn, lá xếp cũng có thể xuyên qua, thuốc bám đều từ trên xuống dưới, hiệu quả phun toàn diện.

Dữ liệu thử nghiệm chính thức cho thấy công nghệ mới này làm tăng gấp đôi tỷ lệ bám dính của thuốc trên mặt sau của các lá dưới cùng của cây ăn quả. DJI T30 phun cây ăn quả được nâng cấp với vòi phun chuyên dụng vẫn có thể gấp gọn, không chiếm thêm nhiều diện tích, không ảnh hưởng đến việc vận chuyển như các kịch bản vận hành thông thường.

Vòi phun + trường gió từ cánh quạt: hiệu quả bám dính tốt hơn

Các phi công nông nghiệp chuyên nghiệp biết rằng, tính đến các yếu tố hoạt động thực tế như độ lắng và bay hơi, kích thước của các hạt thuốc có ảnh hưởng lớn hơn đến hiệu quả phun: các hạt quá nhỏ dễ bay hơi, và các hạt quá dày khó để xâm nhập vào tán cây ăn quả. Đối với tình huống này, DJI T30 được kết hợp với vòi phun TX-VK4 hình nón rỗng để đạt hiệu quả phun tốt hơn cho cây ăn trái.

So với đầu phun hình quạt, đầu phun hình nón phân bố hạt thuốc có kích thước hạt hẹp hơn (110-130 micron). Trong cùng một thông số lưu lượng, chúng có thể tạo ra nhiều giọt hơn đáp ứng yêu cầu lắng và phù hợp hơn cho hoạt động của cây ăn quả.

Một vòi phun tốt, kết hợp với công nghệ phân nhánh đến mục tiêu, cho phép các hạt thuốc được vận chuyển xa hơn nhờ trường gió từ cánh quạt đến mục tiêu dọc theo nhánh cây và các hạt thuốc thấm sâu và phân bố đều hơn.

Trường gió hướng xuống tạo lực đẩy những giọt thuốc dạng sương mù, giúp thuốc không bị thất thoát và tỷ lệ sử dụng thuốc trừ sâu cao hơn. Trên cơ sở này, có thể đạt được cách sử dụng thuốc trừ sâu chính xác hơn, tiết kiệm và hiệu quả hơn, giảm chi phí và bảo vệ môi trường.

Mô hình kỹ thuật số vườn cây ăn quảQuản lý 3D

Kể từ khi ra mắt “mô hình cây ăn quả” vào năm 2018, đến thiết kế máy bay phun thuốc cho cây ăn quả DJI T30, DJI Agricultural đã từng bước nắm bắt được hoạt động phun thuốc cho cây ăn quả, đồng thời cải tiến toàn diện hơn các giải pháp nông nghiệp kỹ thuật số.

Bằng cách kết nối với Nền tảng đám mây nông nghiệp thông minh, DJI T30 có thể trực tiếp lập bản đồ đám mây 3D về vườn cây ăn quả, nhận dạng chúng thông qua hệ thống AI và tạo ra các tuyến đường bay vận hành thông minh. Việc phun thuốc bảo vệ thực vật vườn cây ăn quả có thể thực hiện dễ dàng bằng máy bay.

Phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao và dễ vận hành. Cánh cửa phòng trừ sâu bệnh hại trên cây ăn quả đã được mở ra và năm 2021 sẽ là năm phát triển mạnh mẽ của thị trường Máy bay nông nghiệp phun thuốc trên cây ăn trái. Chọn Máy bay không người lái bảo vệ thực vật DJI T30, người nông dân thời gian tới sẽ có rất nhiều việc phải làm!

Quý khách cần tư vấn thêm về giải pháp hoặc trải nghiệm sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với AgriDrone Việt Nam:

0/5 (0 Reviews)
NHẬN TƯ VẤN