Sử dụng máy bay phun thuốc cho cây tiêu là giải pháp hỗ trợ đắc lực cho bà con các vùng chuyên canh trồng hồ tiêu, giúp giảm chi phí nhân công, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và chất lượng hồ tiêu.
Hồ tiêu là một loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, được trồng nhiều ở những vùng như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ… Đây là loài cây yêu cầu kỹ thuật trồng và chăm sóc khắt khe mới có được hiệu quả cao như mong muốn. Cùng AgriDrone Việt Nam tìm hiểu các các loại sâu bệnh hại trên cây hồ tiêu và biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây tiêu.
Mục lục
Các loại sâu bệnh hại trên cây hồ tiêu
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây hồ tiêu, một số loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây hồ tiêu như sau.
Các loại bệnh hại trên cây tiêu gồm có:
-
Bệnh vàng lá (bệnh chết chậm)
Cây bị bệnh có biểu hiện ban đầu cây sinh trưởng và phát triển chậm, các lá già thường bị vàng, sau đó héo và rụng, sau đó các đốt bị rụng, cây ra hoa và đậu quả kém khiến cho năng suất và chất lượng hồ tiêu giảm. Hiện tượng cây sinh trưởng kém, vàng lá thường xuất hiện cục bộ sau đó lan rộng ra nhiều trụ tiêu và nhiều vùng, cây có triệu chứng vàng và rụng lá, rụng đốt thường phát triển chậm và kéo dài, rễ của cây phát triển kém, rễ nốt sần, đầu rễ bị thối, khi bị nặng thì các rễ chính và phụ đều bị thối.
-
Bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora
Bệnh chết nhanh trên cây tiêu xuất hiện trên tất cả các bộ phận và ở các giai đoạn sinh trưởng của cây, tuy nhiên thường gặp nhất là ở phần thân nằm trong đất và nơi tiếp giáp với mặt đất, khi nấm bệnh tấn công vào phần thân ngầm sẽ làm cây tiêu chết đột ngột và gọi là bệnh chết nhanh. Dây tiêu bị bệnh sẽ có biểu hiện đó là lá bị héo nhưng vẫn còn xanh. Thân ngầm cây tiêu bị thối do bệnh chết nhanh Phytopthora. Tiếp đó lá úa vàng, héo rũ, chết khô cùng với dây trên cây. Thời gian từ khi lá bắt đầu héo đến khi dây tiêu bị chết rất nhanh, thường chỉ trong vòng 5-15 ngày.
-
Bệnh khảm lá và xoăn lá
Bệnh có thể xuất phát từ nguyên nhân do virus gây hại hoặc do sự chích hút của côn trùng (rầy, rệp, bọ xít), nhện đỏ lây lan. Bệnh xảy ra khiến cho năng suất thấp.
-
Bệnh nấm hồng
Cây bị bệnh lúc mới đầu có biểu hiện thân và cành tiêu có một lớp nấm màu hồng, sau đó chuyển sang màu hồng nhạt, rồi chuyển sang màu sáng trắng. Nấm hồng làm khô nứt lớp vỏ của dây tiêu, làm cho các mạch dẫn nhựa của dây bị hủy hoại, dẫn đến hậu quả dây tiêu khô dần và chết.
Các loại sâu hại trên cây tiêu gồm có:
-
Rệp sáp (Pseudococcus citri)
Loài côn trùng này xuất hiện và phát triển mạnh trong thời tiết khô hạn. Chúng gây hại trên cây tiêu bằng cách chích hút nhựa đọt non, cuống lá, chuỗi hạt khiến cho các phần của cây tiêu bị bị hại sinh trưởng kém, dây tiêu cằn cỗi, lá vàng, chùm quả héo và rụng sớm. Chất bài tiết do rệp thải ra chính là môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển làm giảm khả năng quang hợp của lá và làm giảm phẩm chất hạt.
-
Rệp muội đen (Toxoptera aurantil)
Loài này sống tập trung ở các chồi lá non, chích hút nhựa lá và khiến cho lá non bị xoăn lại, cây chậm phát triển, lá cong queo dị hình. Rệp tiết ra chất thải tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển và dẫn dụ kiến. Rệp muội chích hút làm lan truyền bệnh virus từ cây tiêu bệnh sang cây tiêu khỏe gây ra biểu hiện tiêu điên.
-
Tuyến trùng
Tuyến trùng gây hại trên cây tiêu khiến cho lá phía dưới chuyển màu vàng, dần dần tới các lá phía trên. Cây xuất hiện triệu chứng vàng lá giống như thiếu phân bón, cây tiêu sinh trưởng kém, còi cọc, lá bị vàng khô, xơ xác.
Giải pháp sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây tiêu
Nhằm hỗ trợ bà con vùng trồng tiêu chăm sóc và phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây đạt hiệu quả tốt nhất, công ty AgriDrone Việt Nam đã liên hệ với bà con để triển khai công nghệ máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái. Đây là thiết bị bay không người lái được trang bị nhiều tính năng, hỗ trợ đắc lực cho các vùng chuyên canh trồng tiêu.
Đại diện Công ty AgriDrone Việt Nam cho biết, ưu điểm của máy bay phun thuốc cho cây tiêu là tiết kiệm 90% lượng nước để pha thuốc, tiết kiệm 30% thuốc, giảm số lượng nhân công lao động, thời gian phun xịt nhanh chóng chỉ từ 10-15 phút/ha. Hiệu quả phòng trừ sâu bệnh đạt trên 90%, dập dịch nhanh, giảm nguy cơ ngộ độc do bà con không phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
Ngoài ra, việc sử dụng máy bay phun thuốc còn góp phần giảm ô nhiễm không khí, đất, nguồn nước do thuốc bám trên mặt lá cây không bị rửa trôi trên đất, giảm thiểu ảnh hưởng đến vi sinh vật đất, giữ được kết cấu đất, giảm tình trạng chai và phong hóa đất.
Ứng dụng máy bay phun thuốc cho cây tiêu: tiếp cận nông nghiệp 4.0
Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, bà con có thể dễ dàng quản lý vườn cây của mình bằng công nghệ thông minh. Các thiết bị chuyên dụng sẽ tự chụp ảnh cánh đồng và trí tuệ nhân tạo tự đọc bức ảnh đó, phát hiện những vị trí có sâu, loại sâu đó cần điều trị bằng thuốc gì, liều lượng thuốc là bao nhiêu, hệ thống sẽ báo cho nông dân biết nên lượng thuốc bảo vệ thực vật có thể giảm đi hàng trăm lần. Bà con có thể dễ dàng nắm bắt được tình trạng phát triển của vườn cây, đồng thời phát hiện sâu bệnh sớm để kịp thời xử lý, ngăn chặn sâu bệnh hại lây lan.
Đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ phun thuốc trừ sâu bằng máy bay cho cây hồ tiêu, Công ty AgriDrone Việt Nam đã hợp tác với các địa phương lập trạm phun tại nhiều tỉnh thành, đội bay hoạt động 24/7 với chi phí tiết kiệm. Bà con quan tâm về máy bay nông nghiệp xin vui lòng liên hệ Công ty AgriDrone Việt Nam để được tư vấn cụ thể.